Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 1 đến tiết 17
A. Mục đích,yêu cầu:
*.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được một cách khái quát về văn nghị luận.
*.Trọng tâm: Những yêu cầu và những thao tác chính của văn nghị luận.
*.Kỷ năng:Rèn luyện những thao tác chính của văn nghị luận.
*.Giáo dục:Ý thức rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định :
2.Lời vào bài mới:Bài học sẽ giúp các em hiểu được một cách khái quát về văn nghị luận và năm được những thao tác chính của văn nghị luận.
ăn học giai đoạn này dã có những bước phát triển nhanh chóng:Văn xuôi tiếng việt hình thành,báo chí,sách vở tiếng việt xuất hiện ngày càng nhiều,nhiều thể loại mới được hình thành 3.Tiếng việt từ CMT8 1945 đến nay. -Tiếng việt giành lại được vị trí xứng đáng của mình,thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trên các lĩnh vực. -Tiếng Việt được dùng cho mọi cấp học,mọi lĩnh vực nghiên cứu và đóng vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. 4.Củng cố: -Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng việt? -Từ khi hình thành đến nay,tiếng việt đã sử dụng những chữ viết nào? 5.Dặn dò:-Học bài cũ. -Chuẩn bị:Đại cương về văn học dân gian. Phân môn :VHS Bài:ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Ngày soạn:12/9/04 Tiết:5,6 Ngày giảng:14/9/04 A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :.Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết có hệ thống về đặc điểm cơ bản của VHDG. *.Trọng tâm: Đặc điểm của văn học dân gian. *.Kỷ năng:Khái quát,tổng hợp,hiểu và phân tích đúng hướng một tác phẩm VHDG. *.Giáo dục:Thái độ yêu mến và quý trọng giá trị văn hoá của dân tộc. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra bài cũ: Văn học viết VN tính đến nay được chia làm mấy thời kỳ lớn?Đặc điểm từng thời kỳ? 3.Bài mới: Phương Pháp Nội dung Thời điểm ra đời của VHDG? GV cụ thể cho học sinh hiểu thêm về thời kỳ công xã nguyên thuỷ:cách cảm,cách nghĩ,trình độ nhận thức Giải thích vì sao dù đã có chữ viết nhưng VHDG vẫn tồn tại? -Vì sao nói VHDG là những sáng tác vô danh,truyền miệng? Đặc điểm của VHDG? -GV kể cho học sinh nghe một số mẫu chuyện có sự lặp lại cốt truyện,tình tiết->KĐ tính truyền thống. -Kể cho học sinh nghe một số dị bản của một tác phẩm.(chú thỏ thông minh) -Từ những đặc điểm của VHDG,hãy cho biết cách thức tiếp cận,tìm hiểu một tác phẩm VHDG? -Đặc điểm về ngôn ngữ củaVHDG? Phương thức phản ánh hiện thực của VHDG? -VHDG thường được kể,diễn xướng trong những dịp nào? Tìm hiểu sgk,cho biết những thể loại chính của VHDG?Cho vd mỗi thể loại một tác phẩm? I.VHDG là những sáng tác văn học của quần chúng nhân dân. 1.Sự phát sinh,phát triển: -Ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ. -Khi xã hội có giai cấp ra đời,chữ viết được tạo ra,văn học viết ra đời nhưng VHDG vẫn tồn tại và phát triển ở các tầng lớp dưới của xã hội-tầng lớp bình dân. 2.Nội dung và nghệ thuật: -Nội dung:phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới,phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân. -Nghệ thuật:Tượng trưng,ẩn dụ,so sánh. II. VHDG là những sáng tác vô danh và truyền miệng. 1.VHDG là những sáng tác vô danh:Không có tên người sáng tác. 2.Hình thức lưu truyền: Truyền miệng. 3.Đặc điểm: a.VHDG là tiếng nói chung của cả cộng đồng. -Không thể hiện cá tính người sáng tác. -Trong quá trình lưu truyền,những nét cá tính tham gia vào quá trình sáng tác mờ dần,tác phẩm chỉ giữ lại những nét chung cho cả cộng đồng. b.VHDG có tính truyền thống:Nhiều cốt truyện,nhân vật,tình tiết,hình ảnh được lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau. c. Tính dị bản:Cùng một tác phẩm có nội dung và hình thức cơ bản giống nhau được lưu truyền ở nhiều nơi. 4.Cách thức tiếp cận,tìm hiểu một tác phẩm VHDG: Phải đặt tác phẩm đó trong nhóm tác phẩm giống nhau,so sánh đối chiếu để phát hiên ra cái chung của các dân tộc và cái riêng của mỗi dân tộc. III.Những đặc điểm về ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật củaVHDG. -Dùng ngôn ngữ làm phương tiện sáng tác,do vậy tác phẩm VHDG là những tác phẩm nhỏ,ngắn,ngôn ngữ giản dị,mang đặc điểm của ngôn ngữ nói. -Cách cảm,cách nghĩ thơ ngây,cách phản ánh rất hoang đường kỳ ảo.(Thần thoại,cổ tích)và cách phản ánh hiện thực một cách chân thực (ca dao). IV.Vị trí của VHDG trong đời sống văn hoá và trong lịch sử vh dân tộc 1.Đối với đời sống văn hoá:VHDG thường được kể,hát,trình diễn trong các dịp lễ hội,lao động,hát ru 2.Đối với lịch sử văn học dân tộc:VHDG có giá trị giáo dục đạo đức truyền thống,lý tưởng xã hội của các tầng lớp xã hội qua các thời kỳ lịch sử. V.Những thể loại chính của VHDG: Sgk Thần thoại,sử thi,truyền thuyết, truyện cười,truyện ngụ ngôn,tục ngữ,câu đố,ca dao dân ca 4.Củng cố: Những đặc điểm cơ bản của VHDG? 5.Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn nghị luận”. Phân môn: LV Bài: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Ngày soạn:15/9/04 Tiết:7,8 Ngày dạy:17/9/04 A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :.Giúp học sinh nắm được cách tổ chức và thực hiện bài văn. *.Trọng tâm.Cách lập dàn bài và xây dựng đoạn *.Kỷ năng: Rèn kỹ năng xác định yêu cầu của đề,lập dàn bài. *.Giáo dục:Ý thức tự rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra bài cũ: Văn nghị luận gồm những thao tác nào?Mối quan hệ giữa các thao tác? 3.Bài mới: Phương Pháp Nội dung -Xét ví dụ sgk,từ cho biết 3 yêu cầu của đề cần xác định khi tìm hiểu đề? -GV đưa ra 2 ví dụ,một ví dụ về một bài thơ,một ví dụ về một đoạn văn. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu luận đề->Rút ra phương pháp chung. VD1ï:Tục ngữ có câu “uống nước nhớ nguồn” Hãy giải thích ý nghĩa câu trên xét trong quan hệ gia đình và xã hội? GV gợi ý cho HS xác định:Luận đề?có bao nhiêu đơn vị ngữ pháp?quan hệ giữa chúng? VD2:Hình tượng con cò từ lâu đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ trong văn học.Từ hình tượng này em hãy viết về một nét đẹp trong phẩm cách của người phụ nữ?->Lâp dàn bài? Xét các VD sgk. GV chuẩn bị bảng ghi sẳn các đoạn: -Đoạn chứng minh với câu chủ đề: “Tuổi trẻ VN là tuổi gánh vác việc nước”. -Đoạn giải thích “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ hình tượng”. -Đoạn bình luận “Trường học là mái nhà thứ hai của người học sinh” ø Hướng dẫn cho học sinh cách viết. A.Lý thuyết: I.Tìm hiểu đề: Yêu cầu thể loại. 1.Ba yêu cầu của đề: Yêu cầu nội dung. Yêu cầu tài liệu. 2.Xác định yêu cầu nội dung-yêu cầu luận đề. -Nếu đề trích dẫn một đoạn văn hay một bài thơ thì tìm câu diễn đạt ý chính rồi dựa vàođó xác định yêu cầu luận đề. -Nếu không tìm thấy câu chủ đề thì tìm những từ ngữ quan trọng,then chốt rồi tổng hợp nghĩa các từ đó lại để xác định yêu cầu luận đề. II.Lập dàn bài: 1.Lập dàn bài cho đề có sẳn luận điểm,luận cứ: Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm,luận cứ đã cho và sắp xếp theo cách sau: -Nếu hai đơn vị ngữ pháp đồng nhất về ý nghĩa -> 1 ý. -Nếu hai đơn vị ngữ pháp đẳng lập về ý nghĩa->2 ý cùng bậc. -Nếu hai đơn vị ngữ pháp chính phụ về ý nghĩa->2 ý khác bậc. 2.Lập dàn bài cho đề không có sẳn luận điểm,luận cứ: -Xác định yêu cầu luận đề. -Căn cứ vào luận đề đã xác định để tìm ý. -Sắp xếp ý theo một trật tự thích hợp. III.Xây dựng đoạn: 1.Kết cấu của đoạn nghị luận. -Câu chủ đề ở đầu đoạn->đoạn diễn dịch. -Câu chủ đề ở cuối đoạn->đoạn qui nạp. -Câu chủ đề ở giữa đoạn->đoạn vừa diễn dịch vừa qui nạp. -Câu chủ đề hiểu ngầm->các ý được xếp song song. 2.Cách viết đoạn nghị luận: a.Đoạn chứng minh:Dùng dẩn chứng trong lịch sử,cuộc sống,thơ văn để chứng minh. b.Đoạn giải thích: Dùng lí lẽ để giải thích. c.Đoạn bình luận:Dùng lí lẽ +giải thích +chứng minh. d.Đoạn liên kết: Sgk B.Luyện tập: 4.Củng cố:Trong ba yêu cầu của đề,yêu cầu nào quan trọng nhất?vì sao? Cách xác định yêu cầu luận đề? 5.Dặn dò:Học lý thuyết,xem lại các bài tập và rèn luyện cách viết các đoạn nghị luận. Chuẩn bị tiết sau viết bài số 1 tại lớp(thời gian 2 tiết) Nội dung HKII lớp 9.nghị luận xã hội. Phân môn:VHS Bài: KHÁI QUÁT VỀ SỬ THI Ngày soạn:19/9/04 Tiết:11 Ngày dạy:21/9/04 A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :.Giúp học sinh hiểu được những đặc trưng cơ bản của sử thi,những nét chính của nghệ thuật sử thi. *.Trọng tâm.Nội dung và nghệ thuật của sử thi. *.Kỷ năng:Cảm thụ và phân tích tác phẩm thuộc thể loại sử thi. *.Giáo dục:Biết quí trọng văn hoá dân tộc. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của văn học dân gian? 3.Bài mới: Phương Pháp Nội dung -Em đã biết những tác phẩm nào thuộc thể loại sử thi? Nhắc lại khái niệm sử thi? -Có bao nhiêu loại sử thi? Nội dung của từng loại? Xem tiểu dẫn “Đẻ đất đẻ nước” trang 33. Tìm hiểu sử thi Đam San Tác phẩm tiêu biểu cho sử thi anh hùng. -Từ phân loại sử thi,hãy khái quát nội dung của sử thi? -Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của sử thi? 1.Định nghĩa: Sử thi dân gian là những sáng tác tự sự dài bằng văn vần,hoặc kết hợp giữa văn vần với văn xuôi.Nội dung kể lại những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với toàn thể cộng đồng. Tác phẩm tiêu biểu:-Trên thế giới:Iliat,ođixê của HyLạp, Mahabharata,Ramazana của Aán Độ -Ở VN:Đam San,Đẻ đất đẻ nước,Xinh nhã 2.Phân loại: a.Sử thi thần thoại:Kể về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ,con người và xã hội.VD “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường. b.Sử thi anh hùng:Kể về những chiến công của những người anh hùng,đại biểu cho sức mạnh và trí tuệ cộng đồng. VD:Sử thi “Đam San” của người ÊĐê. 3.Nội dung: -Là pho sử lớn về sự hình thành vũ trụ,con người và xã hội thời viễn cổ. -Ca ngợi những người anh hùng có sức mạnh,tài năng và vẻ đẹp phi thường lậâp nên những chiến công kỳ diệu. -Đề cao sức mạnh của cộng đồng trong buồi đầu xây dựng địa bàn cư trú. 4.Một số nét nghệ thuật: -Dung lượng đồ sộ,kết cấu trùng điệp,chia thành chương,khúc,văn xuôi văn vần xen kẽ. -Ngôn ngữ trang trọng,giàu h/ả so sánh,phóng đại,tương phản -Giọng điệu vừa hùng tráng vừa sôi nổi hào hứng. 4.Củng cố: Nội dung và nghệ thuật của sử thi? 5.Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị “Đi bắt nữ thần mặt trời”(trích sử thi Đam San) Phân môn:GV Bài: ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI Ngày soạn:19/9/04 Tiết: 12,13 (Trích sử thi Đam San) Ngày dạy:21/9/04 A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :Giúp hs nắm khái quát về nội dung và nghệ thuật của sử thi Đam San.Ý nghĩa tượng trưng của hìng tượng Đam San và Nữ Thần Mặt Trời. *.Trọng tâm.Hình tượng Đam San và Nữ Thần Mặt trời,ý nghĩa. *.Kỷ năng: Cảm nhận và phân tích một tác phẩm sử thi. *.Giáo dục:Biết ước mơ cao đẹp và biết biến ước mơ thành sự thật.. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra bài cũ: Nội dung và nghệ thuật của sử thi? 3.Bài mới: Phương Pháp Nội dung -GV đọc tiểu dẫn Sgk,kết hợp tóm lược giúp hs nắm được cơ bản cốt truyện. -Qua cốt truyện,hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? -Cho hs phân vai đọc đoạn trích.Qua đó xác định đại ý của đoạn trích? -Qua đoạn trích em thấy Đam San là người thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả sức mạnh và thân hình diện mạo của ĐS và hãy nêu cảm nhận của mình? -Chi tiết nào cho thấy ĐS là người có lòng dũng cảm? -Theo dõi đoạn đối thoại giữa ĐS và ĐamPắc Quay và nhận xét về khát vọng chinh phục thiên nhiên của ĐS? -Vì sao ĐS chết? Cái chết của ĐS có ý nghĩa như thế nào đối với lợi ích của cộng đồng? Nữ Thần Mặt Trời được miêu tả như thế nào trong đoạn trích?Nàng tượng trưng cho điều gì? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? I.Giới thiệu. 1.Tác phẩmĐam San: a.Thời điểm ra đời:Công xã nguyên thuỷ trên đường giải thể để chuyển sang xã hội có giai cấp đang còn ở dạng mẫu hệ. b.Cốt truyện: Sgk c.Giá trị của tác phẩm: *.Giá trị nội dung:Phản ánh những khát vọng lớn của người Ê Đê trong buối đầu của lịch sử bộ tộc.Thông qua số phận nhân vật Đam San,tác phẩm dựng lên một bức tranh về cuộc sống,về con người, về thiên nhiên hùng vĩ kỳ diệu của Tây Nguyên. *.Giá trị nghệ thuật: -Ngôn ngữ trang trọng,giàu h/ả,cách so sánh độc đáo. -Thường sử dụng thủ pháp phóng đại để miêu tả. -Nhiều đoạn trùng điệp,sôi nổi lôi cuốn người đọc. 2.Đoạn trích “Đi bắt Nữ Thần Mặt Trời”. a.Vị trí: Hồi 7 của sử thi Đam San. b.Đại ý:Kể về cuộc hành trình đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam San. II.Phân tích: 1.Hình tượng anh hùng Đam San: a.Sức mạnh thể lực: -Chặt một sườn núi ném xuống bùn Sức mạnh phi -Dọc đường đi đã giết Tê Giác,Hùm,Ma quỉ thường kỳ diệu. b.Thân hình diện mạo: -Trông dẻo dai như con rắn trong hang,con hùm bên bờ suối -Đầu đội khăn kép,vai mang túi da,lông chân mượt như chuôi dao. -Giọng nói như ve sầu,tiếng cười nghe như sấm sét,phụ nữ đứng xem,trẻ em đứng ngắm,nhìn ĐS như một thần linh =>Vẻ đẹp kỳ diệu của thân hình,diện mạo. c.Lòng dũng cảm: Đam San không hề sợ một thế lực nào:Chặt núi,phát rẩy,giết mãnh thú,hạ kẻ thùtất cả đều đòi hỏi lòng dũng cảm. d.Khát vọng: -Băng qua sự tàn khốc của thiên nhiên để đến với Nữ Thần Mặt Trời: +Đường đi đầy cọp,đầy rắn độcdưới nước thì đĩa,trên cây thì sên,chổ ấy đã chết bao tù trưởng khoẻ mạnh và cương quyết +Đất trong rừng là đất đen nhão như nước.Nhiều tù trưởng đã chết lún trong đất lỏng ấy -Vượt qua những ràng buộc của tập tục nối dây quyết đi tìm Nữ Thần Mặt Trời. =>Khát vọng vô biên,vượt tầm thời đại,là hình tượng điển hình của nhân vật sử thi. Đam San chết vì không thể vượt qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng đó là một cái chết vinh quang,phi thường,cái hùng xen lẫn cái bi cao thượng. 2.Hình tượng Nữ Thần Mặt Trời: -Váy như ánh sét,loáng như chớp Vẻ đẹp kì -Nàng đi như diều bay,ó lượn,như nước lững lờ trôi diệu,có tính chất huyền thoại. -“Nếu tôi đi ở trên đất lợn gà sẽ chết hếtcây cối sẽ không còn ra trái”->Nàng đại diện cho sức mạnh thiên nhiên mà con người chưa thể vượt qua. III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: -Ngôn ngữ giàu h/ả ,trùng điệp: + “Rừng tràn đầy nồi đồng của anh.Đồng nước đấy tràn” + “Tù trưởng vào chết tù trưởng,người giàu sang vào chết” -Đam San mang đậm đặc điểm của nhân vật sử thi. 2.Nội dung:Diễn tả khát vọng vô biên của người anh hùng thời đại,lý tưởng cao đẹp và khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa. 4.Củng cố: Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng Đam San và hình tượng NTMT ? 5.Dặn dò:-Học bài cũ,nắm vững cốt truyện của tác phẩm. -Chuẩn bị: “Yêu cầu của việc sử dụng tiếng việt có tính nghệ thuật” Phân môn:TV Bài: YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Ngày soạn:21/9/04 Tiết:14 CÓ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT Ngày dạy:24/9/04 Tiết1:YÊU CẦU VỀ HÀNH VĂN CỦA CÁC VĂN BẢN A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :Giúp hs nắm được những yêu cầu chung về hành văn của văn bản. *.Trọng tâm.Yêu cầu về từ ngữ,ngữ pháp.Thực hành nhận diện lỗi. *.Kỷ năng: Rèn kỹ năng nói và viết đúng chuẩn. *.Giáo dục: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu khái niệm,nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng việt? 3.Bài mới: Phương Pháp Nội dung -Trong lời nói hằng ngày ta thường gặp những lỗi phát âm nào?Vì sao? -Khi viết em thường mắc phải những lỗi chính tả nào? Vì sao? Xét vd Sgk. Hãy rút ra yêu cầu về từ ngữ khi hành văn?Em hiểu như thế nào là từ sáo rỗng? -Gọi hs đọc đoạn bài tập và xác định lỗi.Gv sữa chữa. Từ “hoang dã” thường dùng trong trường hợp nào? Dùng trong trường hợp này có phù hợp không?Vì sao? Gv giảng cho hs hiểu vì sao những từ đó thừa. -Gọi học sinh xác định từ dùng sai,giải thích và đề xuất hướng sữa. Xác định từ dùng chưa chính xác,giải thích và đề xuất hướng sữa. PGiải thích vì sao “Tâm đầu ý hợp” dùng trong trường hợp này không hợp lý? Từ “ lao xao” dùng trong trường hợp này có phù hợp không?Vì sao? I.Lý thuyết: 1.Yêu cầu về mặt ngữ âm,chữ viết: -Ngữ âm:Khi nói phải phát âm theo chuẩn phổ thông. -Chữ viết:Khi viết phải đúng chính tả. 2.Yêu cầu về từ ngữ: -Dùng từ phải chính xác,phải hiểu đúng ýnghĩa của từ được dùng. -Tránh lỗi thừa từ,lặp ý. -Tránh dùng từ sáo rỗng. 3.Yêu cầu về mặt ngữ pháp: -Viết câu phải đúng qui tắc ngữ pháp,liên kết câu phải chặt chẽ,rõ ràng. -Bố cục hơp lý,lập luận mạch lạc,tiết tấu cân đối. II.Bài tập thực hành: 1.Bài7 trang 16: a.Lỗi chính tả:Viết tắt KT,0 Do thói quen hoặc ghi không kịp. b.Từ “hoang dã” dùng không phù hợp vì từ này thường dùng để chỉ một nơi hoang vu hẻo lánh.Nói về cảnh vườn thuý sau khi gia đình gặp nạn thì nên dùng từ “hoang tàn” sẽ thích hợp hơn. c.Lỗi thừa từ,lặp từ: -Thừa từ: “ở đây”, “cái”, “đó là giữa”, “Được chăm sóc cẩn thận”, “không có sự sống này”. -Lặp từ: “không”, “bằng”. -Lặp nhóm: “không có”, “không có sự sống”. 2.Bài 8 trang 17: Lỗi dùng từ chưa chính xác. -Quẫn bách(sai)->Bức bách. -Quảng đại(sai)->Vĩ đại. -Chót lọt(sai)->Chót (hoặc trót lọt) 3.Bài 9 trang 17: -Sủa lép bép (sai)->Sủa dai dẵng,dấm dẵng. -Mạch chạy đôm đốp (sai)->Mạch chạy dồn dập. -Rơi lộp độp (sai)->Rơi lã chã 4.Bài 10 trang 17: -“Tâm đầu ý hợp”:Không có khả năng miêu tả cụ thể hoạt độâng trò chuyện ,hơn nữa họ mới gặp nhau chưa thể tâm đầu ý hợp được.Có thể sữa lại “Rất là thân mật,sôi nổi” -“Lao xao” là từ gợi âm thanh về tiếng người nói hay tiếng ồn ào do hoạt động của nhiều vật phát ra nên dùng trong trường hợp này không phù hợp.Nên thay bằng “khắp nơi”. 4.Củng cố:Các lỗi em thường gặp trong quá trình hành văn?Hướng khắc phục? 5.Dặn dò:-Nắm vững lý thuyết và làm tiếp những bài tập còn lại. -Chuẩn bị “Yêu cầu của việc sử dụng tiếng việt có tính chất nghệ thuật” Phân môn:TV Bài: YÊU CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Ngày soạn:21/9/04 Tiết:15 CÓ TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT Ngày dạy:24/9/04 A. Mục đích,yêu cầu: *.Kiến thức :Giúp hs nắm được những yêu cầu của việc sử dụng TV có tính nghệ thuật về tính chính xác và tính hình tượng,tính cá thể,tính hàm súc và tính hợp phong cách. *.Trọng tâm: Yêu cầu của tính chính xác,tính hình tượng và tính truyền cảm. *.Kỷ năng: Rèn kỹ năng nói và viết có nghệ thuật. *.Giáo dục: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.. B.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định :10A 10D 2.Kiểm tra ba
File đính kèm:
- Phaân moân.doc