Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

A. Tìm hiểu chung

I. Thể loại

 Đặc trưng thể loại

- Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng.

- Không chú trọng đến tính chân thực

- Xây dựng những hình tượng độc đáo

- Tác phẩm trong mối quan hệ với môi trường lịch sử văn hóa.

II. Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy

- Xuất xứ: Trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”- ra đời vào thế kỷ XV.

- Có 3 bản kể:

+ Rùa vàng,

+Thục kỉ An Dương Vương (Thiên nam ngữ lục),

+ Ngọc trai - giếng nước (Cổ Loa).

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 4
Tiết 11-12
Ngày soạn: 30/08/09
Ngày dạy: 01/09/09
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ
MỊ CHÂU-TRỌNG THUỶ
(Truyền thuyết)
Mục tiêu bài học: 
Giúp HS
Kiến thức: Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc
Kĩ năng: Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
Thái độ: Nhaän thöùc ñöôïc baøi hoïc kinh nghieäm giöõ nöôùc, tinh thaàn caûnh giaùc vôùi keû thuø xaâm löôïc, caùch xöû lyù ñuùng ñaén moái quan heä giöõa caù nhaân vaø coäng ñoàng
Chuẩn bị
Học sinh: đọc văn bản và soạn bài theo sách giáo khoa
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, thiết kế bài giảng,..
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp, kiểm diện học sinh.
Kiểm tra bài cũ: 
Caâu hoûi: Định nghĩa về thể loại truyền thuyết?
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Em hãy cho biết đặc trưng của thể loại truyền thuyết?
GV khái quát về khu di tích Cổ Loa.
GV: Xuất xứ của truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy?
GV yêu cầu : HS đọc văn bản
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
? GV yêu cầu học sinh tìm bố cục của văn bản. 
?GV: Trong đoạn đầu em thấy nhà vua đã làm những gì? Nguyên nhân An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ?
? Nguyên nhân dẫn đến mất nước Âu Lạc?
?GV: Hành động An Dương Vương chém Mị Châu? Ý nghĩa?
? GV yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi 2 sgk và cử đại diện trình bày.
HS suy ra bài học đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Troïng Thuûy laø nhaân vaät như thế nào? Khi ñaõ coù taát caû nhöng Trọng Thủy laïi tìm ñeán caùi cheát vì leõ gì?
? Chi tiết “Ngọc trai - giếng nước” được hiểu và đánh giá như thế nào. Vì sao?
Cho học sinh đọc ghi nhớ và chép vào vở. 
Tìm hiểu chung
Thể loại
Đặc trưng thể loại
Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng.
Không chú trọng đến tính chân thực
Xây dựng những hình tượng độc đáo
Tác phẩm trong mối quan hệ với môi trường lịch sử văn hóa.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy
Xuất xứ: Trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”- ra đời vào thế kỷ XV.
Có 3 bản kể: 
+ Rùa vàng, 
+Thục kỉ An Dương Vương (Thiên nam ngữ lục),
+ Ngọc trai - giếng nước (Cổ Loa).
Đọc - Hiểu văn bản: 
Đọc
Bố cục: gồm 3 phần
Ñoïan 1: Töø ñaàu ñeán “beøn xin hoøa”: An Dương Vương xaây thaønh, cheá noû thaàn baûo veä ñaát nöôùc.
Ñoïan 2: Tieáp ñeán “daãn vua xuoáng bieån”: Caûnh nöôùc maát, nhaø tan.
Ñoïan 3: Coøn laïi :Muôïn hình aûnh ngoïc trai- gieáng nöôùcñeå theå hieän thaùi ñoä cuûa tác giaû daân gian ñoái vôùi Mị Châu.
Tìm hiểu văn bản
Nhân vật An Dương Vương
An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước
- An Dương Vương có ý thức cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến.
=> Tưởng tượng ra thần linh giúp đỡ chính là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc. 
Bi kịch nước mất nhà tan
Nguyên nhân:
Nhận lời cầu hòa, nhận lời cầu hôn-> không nhận ra dã tâm của kẻ thù.
Cho Trọng Thủy ở rể trong thành-> tạo điều kiện cho kẻ thù thăm dò nội tình và tiếp cận bí mật quốc gia.
Đà cất binh sang xâm lược, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ ->Chủ quan, khinh địch và ỷ lại vào vũ khí
-> An Dương Vương đã tự đánh mất mình, tự mãn, thiếu sáng suốt, thiếu cảnh giác cao độ, tự mình chuốc lấy thất bại => bi kịch nước mất nhà tan.
Hành động An Dương Vương chém Mị Châu
Hành động trừng phạt nghiêm khắc, đích đáng
Vô cùng đau đớn
-> An Dương Vương đã đặt nghĩa nước trên tình nhà.
“Vua cầm sừng tê bảy tấcđi xuống biển”-> an dương vương không chết mà đi vào thế giới vĩnh cửu của thần kinh->Sự kính trọng đối với vị vua có công lao lớn đối với dân tộc.
Nhân vật Mị Châu
Mị châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần: ngây thơ, cả tin, tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng-> nặng về tình cảm vợ chồng mà vô tình bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm với đất nước.
Dùng áo lông ngỗng để đánh dấu đường -> chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân-> đáng trách.
Hậu quả: bị kết tội là giặc -> đúng, đích đáng.
Lời khấn: “nếu có lòng phản nghịch cát bụibị người lừa dốibiến thành châu ngọc”-> đáng thương, là nạn nhân của mưu đồ đen tối.
Hình ảnh: 
Máu nàng-> ngọc trai
Xác nàng -> ngọc thạch
->Thể hiện niềm bao dung, thông cảm với sự trong sáng, ngây thơ của Mị Châu khi phạm tội.
Nhắn gửi đến thế hệ trẻ: tình cảm riêng cần đặt trong mối quan hệ thống nhất với tình cảm chung.
Nhân vật Trọng Thủy
Trong thời kỳ đầu: là tên gián điệp: dò la bí mật, đánh cắp nỏ thần.
Trong quá trình chung sống với Mị Châu: 
đã tìm mọi cách để lừa mị châu, thực hiện nhiệm vụ của mình
có tình cảm với Mị Châu: “ta nay trở về thăm chata lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”->lo lắng về sự tan vỡ hạnh phúc.
Cái chết của Trọng Thủy: sự bế tắc, ân hận muộn màng
Trọng thủy vừa là kẻ thù của nhân dân âu lạc cũng vừa là nạn nhân trong tham vọng bá quyền của Triệu Đà.
Chi tiết “ ngọc trai- giếng nước”
Không ca ngợi mối tình chung thủy Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Không ca ngợi những kẻ đưa họ đến bi kịch mất nước.
Thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân hậu của nhân dân Âu Lạc.
Tổng kết
(Ghi nhớ sgk)
Củng cố: Thông qua bài học hôm nay, giúp ta hiểu hơn về bài học dựng nước và giữ nước của An Dương Vương. Từ đó nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù và xử lí đúng đắn giữa mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
 Dặn dò:
Học bài cũ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy
Chuẩn bị Làm văn “Lập dàn ý bài văn tự sự” theo SGK.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet11-12.doc