Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết học: Trả bài làm văn số 2

4- Củng cố

- Sai sót cần khắc phục.

- Phương hướng cần phát huy, rèn luyện

5- Dặn dị

- Về nhà viết bài viết số 3

Đề : Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba.

-Soạn bài mới: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế ký XIX

 

doc9 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết học: Trả bài làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần: 13
Tiết PPCT: Tiết 34
NS: 27/10/2009
ND:3/11/2009
Lớp dạy: 10a4
Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
Chuẩn bị
GV:Bài làm của HS, nhận xét của GV,
HS:đđđọc lại bài làm.
Tiến trình dạy học
Oån định lớp, kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS nhắc lại đề.
 ?GV: Xác định yêu cầu của đề bài.
Gv đọc cho học sinh nghe một số bài viết tốt.
Gv đọc cho học sinh nghe một số bài viết chưa đạt.
GV đưa ra những lỗi sai trong bài làm, gọi các em lên sửa.
I- Phân tích đề:
Đề bài: sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại mị châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Thể loại: kể chuyện
Nội dung: âoản tiãúp theo cuía truyện An Dương Vương vaì Mị Châu –Trọng Thủy.
Phạm vi kiến thức: 
II- Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Một số bài hiểu đề, xác định được yêu cầu đề bài, bài viết cĩ cảm xúc, biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Hình thức trình bày: Một số bài trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc.
2. Nhược điểm:
- Bố cục một số bài chưa rõ ba phần.
- Thiếu ý tưởng, thiếu từ ngữ, mắc nhiều lỗi chính tả, chưa biết đặt câu, dựng đoạn.
kĨ lan man, kh«ng biÕt lùa chän c¸c chi tiÕt tiªu biĨu.
Mét sè bµi lµm qua loa, chiÕu lƯ.
III- Sửa lỗi:
1. Hình thức
- Bài văn chia làm ba phần rõ ràng, bố cục ngắn gọn.
- Khơng gạch đầu dịng khi trình bày.
- Mỗi ý trình bày một đoạn.
2. Nội dung: chọn các chi tiết tiêu biểu làm rõ cuộc gặp gỡ giữa Trọng Thủy và Mị Châu dưới thủy cung.
4- Củng cố
Sai sót cần khắc phục.
Phương hướng cần phát huy, rèn luyện
5- Dặn dị
- Về nhà viết bài viết số 3
Đề : Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba.
-Soạn bài mới: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế ký XIX
Rút kinh nghiệm
Tuần 13: 
Tiết PPCT: 35-36
Ns: 1/ 11/2009
Nd:7/11/2009
Lớp dạy: 10a4
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm văn học sử một cách hệ thống, kĩ năng sử dụng SGK.
Tư tưởng: Giáo dục HS có ý thức yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy di sản văn học dân tộc.
CHUẨN BỊ:
GV: sgk, sgv, thiết kế bài giảng, bài soạn,
HS: soạn bài theo SGK
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Oån định lớp, kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Cho biết các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
Hs: dựa vào SGK và trả lời
Thµnh phÇn VH ch÷ H¸n ®­ỵc biĨu hiƯn cơ thĨ nh­ thÕ nµo?
? V¨n häc ch÷ N«m xuÊt hiƯn khi nµo? Các thể loại của văn học chữ Nôm?
Em hãy cho biết văn học việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX có mấy giai đoạn ?
GV cho học sinh làm việc nhóm:
Nhóm 1: Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học ở giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
HS: trao đổi và trình bày vào bảng phụ.
Gv: nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhóm 2: Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học ở giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
HS: trao đổi và trình bày vào bảng phụ. 
Gv: nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhóm 3: Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học ở giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
HS: trao đổi và trình bày vào bảng phụ.
Gv: nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhóm 4: Hãy cho biết hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
HS: trao đổi và trình bày vào bảng phụ.
Gv: nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV:Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
Nªu ®Ỉc ®iĨm chÝnh vỊ néi dung của văn học thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX?
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng nào?( Em hiểu thế nào về tư tưởng “trung quân ái quốc”?)
Trong các giai đoạn khác nhau, biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước khác nhau như thế nào? Tìm và phân tích một vài tác phẩm minh họa?
HS: trao đổi và trả lời
GV:Chủ nghĩa nhân đạo cũng là cảm hứng lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam
-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam vừa bắt nguồn từ đâu? Chịu ảnh hưởng tư tưởng gì?
HS: dựa vào SGK trả lời
Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo? Lấy một số dẫn chứng minh họa?
HS: suy nghĩ và trả lời
Cảm hứng thế sự thể hiện ở 
nội dung? Cảm hứng này nổi bật trong sáng tác của ai?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. 
Tính quy phạm là gì? Được thể hiện như thế nào? 
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Em hiểu thế nào là phá vỡ tính quy phạm? Điều này thấy rõ ở các tác giả nào? Ví dụ?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Tính trang nhã thể hiện như thế nào? 
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Xu hướng bình dị thể hiện như thế nào ? Cho một vài ví dụ?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV: TiÕp thu vµ d©n téc ho¸ v¨n häc n­¬c thĨ hiƯn nh­ thÕ nµo?
Ng«n ng÷:
ThĨ lo¹i:
T hi liƯu:
GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ
CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ THỨ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX:
Gồm hai thành phần: 
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Văn học chữ Hán
Gåm c¸c s¸ng t¸c ch÷ H¸n cđa ng­êi ViƯt.
XuÊt hiƯn rÊt sím vµ tån t¹i trong suèt qu¸ tr×nh h×nh thµnh ph¸t triĨn cđa v¨n häc trung ®¹i.
ThĨ lo¹i: tiếp thu từ các thể loại của văn học trung đại Trung Quốc: chiÕu, biĨu, hÞch, c¸o, truyƯn truyỊn k×, kÝ sù, tiĨu thuyÕt ch­¬ng håi, phĩ, th¬ cỉ phong, th¬ §­êng luËt
Văn học chữ Nôm 
Bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời cuối thế kỉ xiii, phát triển mạnh vào thế kỉ xviii, xix.
Thể loại: chủ yếu là thơ, ít tác phẩm văn xuôi.
Thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như phú, văn tế (Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc), thơ Đường luật (Thu vịnh) 
Dân tộc hóa: thơ Nôm đường luật, đường luật thất ngôn xen lục ngôn,
Thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc -song thất lục bát “Chinh phụ ngâm”, truyện thơ -lục bát “Truyện Kiều”, hát nói “Chí làm trai”
văn học trung đại có hiện tượng song ngữ, không đối lập mà bổ sung cho nhau.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX.
Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV 
Hoàn cảnh lịch sử :
-Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
- Lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống Tống thế kỉ XI, chống quân Mông - Nguyên thế kỉ XIII). 
- XD đất nước hòa bình, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì phát triển .
Tình hình văn học :
Văn học viết chữ Hán chính thức ra đời từ thế kỉ thứ X .
Văn học chữ Nôm ra đời vào cuối thế kỉ XIII. 
Văn học dân gian tiếp tục tồn tại
Về phương diện nội dung : 
- Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng 
- Tác phẩm : Thiên đô chiếu (Lí Thái Tổ), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt),Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu),
Về phương diện nghệ thuật
- Văn học chữ Hán với các thể loại :
+Văn chính luận (Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn) 
+Văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu )
+ Thơ phú (thơ Đỗ Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu) 
-Hiện tượng văn-sử-triết bất phân.
-Văn học chữ Nôm ra đời với một số bài thơ, bài phú Nôm.
Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
Hoàn cảnh lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Minh đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV.
Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng ->nội chiến (Lê-Mạc; Trịnh –Nguyễn), đất nước bị chia cắt, song nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định.
Tình hình văn học: Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Về phương diện nội dung
Tiếp tục phát triển nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng trong sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,
Xuất hiện nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ .
Về phương diện nghệ thuật
Văn học chữ Hán với nhiều thể loại phong phú:
+Văn chính luận (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) 
+Văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ). 
Văn học chữ Nôm:
+ Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc .
+ Sáng tạo những thể loại văn học dân tộc: thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn , khúc ngâm viết theo thể song thất lục bát .
Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Hoàn cảnh lịch sử
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa đặc biệt là phong trào Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến , đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía Nam, quân Thanh ở phía Bắc. 
Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế và đất nước nằm trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.
Tình hình văn học : Phát triển vượt bậc có nhiều đỉnh cao nghệ thuật-> giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam.
Về phương diện nội dung 
Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, 
Tác phẩm tiêu biểu :
Chinh phụ ngâm khúc ( Đặng Trần Côn -Đoàn Thị Điểm)
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều
Thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
Nguyễn Du với tập thơ chữ Hán và đặc biệt kiệt tác Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam. 
Về phương diện nghệ thuật: 
phát triển mạnh cả về văn xuôi lẫn văn vần, cả chữ Hán và chữ Nôm. 
Đặc biệt văn học Nôm được khẳng định và đạt đến đỉnh cao: Đường luật, ngâm khúc, truyện thơ . 
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
Hoàn cảnh lịch sử
- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. 
- Nhân dân cả nước kiên cường bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm. 
- Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. 
- Văn hóa phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội.
Tình hình văn học
Về phương diện nội dung
Chủ đề yêu nước chống ngoại xâm mang âm điệu bi tráng. 
Các tác giả tiêu biểu
Nguyễn Đình Chiểu (tác gia lớn nhất )với những tác phẩm có giá trị cao như Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, .
Ngoài ra còn có thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích 
Thơ ca trữ tình-trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương – hai tác gia lớn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam.
Về phương diện nghệ thuật
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm : Thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương 
 -Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống.
-Chữ quốc ngữ xuất hiện: tác phẩm văn xuôi của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của,.. .
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X – CUỐI THẾ KỈ XIX
Chủ nghĩa yêu nước:
-Gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc”, không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
-Biểu hiện: phong phú, đa dạng: Aâm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, bi tráng lúc nước mất nhà tan, ù thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị.
+Phương diện : 
Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo) 
Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng ( Hịch tướng sĩ văn) 
Tự hào trước chiến công thời đại (Tụng giá hoàn kinh sư) .
Tự hào trước truyền thống lịch sử (Bạch Đằng giang phú) 
Biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) ;
Tình yêu thiên nhiên đất nước trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến 
Chủ nghĩa nhân đạo:
-Bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam “thương người như thể thương thân, đạo lí, ứng xử tốt đẹp giữa người với người, chịu ảnh hưởng tư tưởng: từ bi, bác ái của Phật giáo, nhân nghĩa của Nho giáo , thuận theo tự nhiên của Đạo giáo. 
- Biểu hiện cụ thể ở :
+ Lòng thương người : Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người Truyện Kiều, thơ HXH 
+Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa ; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp như Bình Ngô đại cáo,Truyện Kiều,thơ HXH, Lục Vân Tiên 
Cảm hứng thế sự:
Nội dung: phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân.
+Cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về thói đời.
+Bức tranh về đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, một xã hội thành thị trong thơ Tú Xương 
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X - CUỐI THẾ KỈ XIX
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: 
Tính quy phạm :
-Là sự quy định chặt chẽ, nhiều khi đến thành khuôn mẫu . 
- Tính quy phạm thể hiện :
+ Quan điểm văn học : coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí), “văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo) . 
+ Tư duy nghệ thuật : nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức .
+ Thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu .
+ Cách sử dụng thi liệu dẫn nhiều điển tích, điển cố, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu đã thành những môtíp quen thuộc. 
+ Thiên về ước lệ, tượng trưng. 
Phá vỡ tính quy phạm: Các tác giả tài năng
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương), một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, mặt khác vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện.
Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: 
Tính trang nhã: 
- Tính trang nhã thể hiện :
+Đề tài, chủ đề : hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường bình dị .
+Hình tượng nghệ thuật : hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc . 
+ Ngôn ngữ nghệ thuật : sử dụng chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên, gần với đời sống.
Xu hướng bình dị: gắn bó với hiện thực tự nhiên và bình dị củaViệt Nam. 
Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài: 
Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc :
Ngôn ngữ : dùng chữ Hán để sáng tác .
Thể loại : tiếp thu thể cổ phong, Đường luật , thể hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện kí, tiểu thuyết chương hồi 
Thi liệu : sử dụng những điển cố, thi liệu Hán học.
Dân tộc hoá hình thức văn học :
Sáng tạo và dùng chữ Nôm trong sáng tác .
Việt hoá thể thơ Đường luật 
Sáng tạo các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói 
Thi liệu Việt Nam.
Củng cố: GV đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
Học bài cũ: Khái quát văn học việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Chuẩn bị bài mới: 
Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
Cảnh ngày hè(Nguyễn Trãi)
Đọc thêm “Vận nước” (Đỗ Pháp Thuận)
Rút kinh nghiệm
Tuần 14: 
Tiết PPCT: 37-38-39
NS: 5/11/2009
ND:10/11/2009
Lớp dạy: 10a4
Tiết 37 Đọc văn: 	TỎ LÒNG
	(Thuật hoài)
Phạm Ngũ Lão
Mục tiêu bài học: 
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả.
Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành cơng nghệ thuật của bài thơ. 
Thái độ:Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
Chuẩn bị:
GV: sgk, sgv, thiết kế bài giảng, bài soạn,
HS: soạn bài theo SGK
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp, kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

File đính kèm:

  • doctiet34.doc