Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bài: Ôn tập về tục ngữ tìm hiểu về văn nghị luận - Năm học 2019-2020
1. Văn nghị luận .
- Trong giao tiếp có những lúc con người cần phải bộc lộ , phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mìnhtrước một vấn đề nào đó của cuộc sống -> Văn bản NL đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và con người.
- Văn nghị luận (sgk)
- Văn bản nghị hay sử dụng :
Văn giải thích, văn chứng minh, văn phân tích, văn bình luận VD văn bản Tinh thân yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) là văn bản nghị luận chứng minh.
2. Bài tập
a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn .
b/ Giới thiệu về người bạn của mình.
c/ Trình bày quan điểm về tình bạn .
Trường hợp (c) vì người viết phải dùng lí lẽ
Giáo án dạy trực tuyến Ngày soạn 10/3/2020 ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ TÌM HIỂU VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp Hs: Củng cố, hệ thống các nội dung đã học ở bài 18 : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ; chương trình địa phương ; Tìm hiểu chung về văn nghị luận . Các em có ý thức học tập tốt bộ môn ngay từ đầu học kì 2. B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống , máy tính cìa phần mềm -H/s đọc kĩ các bài tục ngữ, chuẩn bị máy tính cài phần mềm. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là tục ngữ ? ? Em biết tục ngữ có những chủ đề nào ? ? Những câu tục ngữ nào thuộc chủ đề này ? ?Tìm 5 câu tục ngữ về đời sống xã hội ? ? Tìm 5 câu tục ngữ về chủ đề này ? ? Những tình huống nào phải dùng văn nghị luận? ? Thế nào là văn nghị luận? ? Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn bản nghị luận để biểu đạt? Vì sao? ? Để chuẩn bị tham dự cuộc thi Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên do nhà trường tổ chức, Tý được cô giáo phân công phần hùng biện . Tý dự định thực hiện một trong hai cách là : cách 1 : dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên ; cách 2: dùng kiểu vb bc làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người . Cô giáo bảo Tý cả 2 cách ấy đều không đạt. Em hãy giúp Tý xác định ý và kiểu văn bản ? I. Tục ngữ. - Là những câu nói của dân gian ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống , được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng ban đầu nhằm phản ánh kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội. - Những câu TN thể hiện k/n về con người , xã hội thường không sử dụng chủ ngữ nên rất hàm súc, cô đọng, có nghĩa bóng và có khả năng ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau . VD. Học ăn, học nói ,học gói, học mở - Tục ngữ có nhiều chủ đề : + Quan niệm về giới tự nhiên : Các câu đã học. + Đời sống vật chất : Người sống về gạo, cá bạo về nước; Có thực mới vực được đạo ; Miếng khi đói bằng gói khi no ; ăn một miếng, tiếng một đời ; lợn giò, bò bắp, vịt già, gà tơ ; mùa hè cá sông, mùa đông cá bể ; + Đời sống xã hội : Nhà nào giống ấy. cây có cội, sông có nguồn ; Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy ; giấy rách giữ lề; Một giọt máu đào hơn ao nước lã. + Đời sống tinh thần và những quan niệm vè nhân sinh : Người là hoa đất ; Người như hoa ở đâu thơm đấy ; Trông mặt mà bắt hình dong ; Lớn vú bụ con ; Cái răng cái tóc là góc con người ; Môi dày ăn vụng đã xong- môi mỏng hay hớt môi cong hay hờn ; tẩm ngẩm mà đấm chết voi Có thể nhầm lẫn tục ngữ với ca dao : + Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm + Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên . (Hình thức thơ lục bát nhưng nội dung nêu kinh nghiệm ) GV; Tục ngữ thiên về biểu hiện trí truệ của nhdân trong việc nhận thức thế giới và con người . Gorki nói “ Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhdân laọ động” . Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng . Cái cụ thể cá biệt tạo nên nghĩa đen, cái trừu tượng , phổ biến tạo nên nghĩa bóng . Môi hở răng lạnh , chó cắn áo rách , đục nước béo cò, năng nhặt chặt bị. Văn nghị luận . - Trong giao tiếp có những lúc con người cần phải bộc lộ , phát biểu thành lời những nhận định, suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng của mìnhtrước một vấn đề nào đó của cuộc sống -> Văn bản NL đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và con người. - Văn nghị luận (sgk) - Văn bản nghị hay sử dụng : Văn giải thích, văn chứng minh, văn phân tích, văn bình luận VD văn bản Tinh thân yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) là văn bản nghị luận chứng minh. 2. Bài tập a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn . b/ Giới thiệu về người bạn của mình. c/ Trình bày quan điểm về tình bạn . Trường hợp (c) vì người viết phải dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc về quan điểm tình bạn . d/ Gợi ý giúp bạn Tý : - Kiểu văn bản : văn nghị luận . - Ý chính : + Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người . + Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá.( nguyên nhân, dự báo, hậu quả) + Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên . Hs có thể tìm thêm các ý khác. Đề bài: Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình về vấn đề trên? Mở bài Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận. Thân bài Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,... 1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta - Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khímột nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,... - Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... - Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn.... - Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Nguyên nhân - Hậu quả a. Nguyên nhân *Khách quan: - Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp... - Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân... - Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... * Chủ quan: - Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. - Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,... - Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... b. Hậu quả - Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện... - Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. - Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường hô hấp.... 3. Giải pháp - Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng) - Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh - sạch - đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm. - Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. - Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Kết bài - Việt Nam - một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách... - Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra mt sống trong lành cho con người,... - Bài học cho mỗi người dân Việt Nam. 4. Củng cố, hướng dẫn . Tập viết một đoạn văn nghị luận có đề tài nói về ý thức bảo vệ của công.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_bai_on_tap_ve_tuc_ngu_tim_hieu_ve_van.docx