Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 120

a. Tìm hiểu đề:

 Từ những cảm nhận, hiểu biết của mình, nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật ông Hai.

b. Tìm ý:

- Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với tình yêu nước (một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp).

- Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên:

+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.

+ Các chi tiết nghệ thuật (tâm trạng cử chỉ, lời nói, hành động.)

+ Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 120, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 9
TUẦN 24 (17/2/2020-22/02/2020)
Tiết 111 	LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
(Luyện tập)
1. Chỉ ra các phép liên kết...
a. Liên kết câu:
- Phép lặp: trường học
- Phép thế: như thế thay cho câu cuối đọan 1 (liên kết đoạn).
b. - Phép lặp: văn nghệ (liên kết câu).
- Phép lặp: văn nghệ - nghệ, sự sống - sự sống (liên kết đoạn).
c. Phép liên kết câu:
- Phép lặp: Thời gian - thời gian - thời gian, con người – con người – con người.
d. Phép liên kết câu:
 Trái nghĩa: yếu đuối - mạnh,, hiền lành - ác
2. Tìm những cặp từ trái nghĩa...
Thời gian vật lý Thời gian tâm lý
- vô hình	 - hữu hình
- giá lạnh - nóng bỏng
- thẳng tắp - hình tròn
- đều đặn - lúc nhanh lúc chậm
3. Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết...
a. - Nội dung các câu không cùng chung một chủ đề.
- Cách chữa:
+ Thêm “của anh” vào sau từ “đại đội 2”
+ Thêm “anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc” trước từ “hai bố con” và “anh” vào sau từ “hai bố con”
+ Thêm “bây giờ thì” vào trước “mùa thu hoạch lạc”
b. Trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý.
- Cách chữa:
+ Thêm “suốt thời gian anh ốm” vào trước “chị làm quần quật... cho con”.
4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết...
a. Dùng từ thay thế không thống nhất -> thay “nó” bằng “chúng”.
b. Dùng từ không cùng nghĩa.
-> thay “văn phòng” = “hội trường”
Tiết 112 	 SANG THU
	(Hữu Thỉnh)
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Tác giả
- Hữu Thỉnh sinh nắm 1942, quê huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1977 
b. Thể thơ: năm chữ
c. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1:
Bỗng .... hương ổi
Phả vào.. gió se
Sương chùng chình
Hình như thu
-> Sử dụng từ ngữ chọn lọc, gợi cảm, nghệ thuật nhân hóa; sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
=> Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống làng quê.
2. Khổ thơ 2:
Sông .... dềnh dàng
Chim vội vã
Đám mây ... 
Vắt nửa mình sang thu
-> Sử dụng từ láy, nghệ thuật nhân hóa, đối, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. 
=> Sự cảm nhận tinh tế của tác giả và vẻ đẹp của sự chuyển mùa từ hạ sang thu. 
3. Khổ thơ 3:
Vẫn còn. nắng
Đã vơi cơn mưa
-> Thu đến nhưng vẫn còn dư âm của mùa hạ.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Tả thực: hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm.
- Ân dụ: con người từng trải thì càng bĩnh tĩnh, vững vàng trước những biến động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
=> Suy ngẫm của người đã từng trải.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/71
V. Luyện tập
SGK/72
Tiết 113: 
MÙA XUÂN NHO NHỎ 
(Thanh Hải)
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Tác giả
- Thanh Hải ( 1930- 1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế
2. Tác phẩm
- bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh.
a. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 11/1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh.
b. Thể thơ: năm chữ
c. Bố cục: ba phần.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước:
a. Mùa xuân của thiên nhiên:
- dòng sông xanh gợi màu sắc,
- bông hoa tím âm thanh, ko 
- tiếng chim hót	 gian cao rộng
-> Bức tranh tươi thắm, đầy sức sống.
- từng giọt.
- tôi .. tôi hứng
-> Cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
b. Mùa xuân của đất nước:
- người cầm súng: chiến đấu
- người ra đồng: lao động sản xuất
- lộc giắt.., lộc trải: sự sống
Đất nước như
Cứ đi lên..
-> Nghệ thuật điệp ngữ, so sánh, sử dụng từ láy 
=> Mùa xuân đất nước với sức sống bền bĩ, vững vàng.
2. Tâm niệm của nhà thơ:
- làm con chim 
- làm cành hoa 
- làm nốt trầm	 
-> Cấu tứ lặp, ước nguyện giản dị, chân thành. 
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng..
-> Hình ảnh đẹp, bình dị .
=> Khát vọng sống có ích, cống hiến. Nói lên tâm niệm chân thành của nhiều người.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/58.
Tiết 114, 115 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Vd: các đề sgk/51,52
- Nêu ra một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Yêu cầu phải vận dụng giải thích, chứng minh để bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí. 
II. Cách làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Tính chất: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
b. Tìm ý:
- Tìm nghĩa của câu tục ngữ (giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng).
- Liên hệ thực tế (đặt câu tục ngữ trong một số hoàn cảnh cụ thể...).
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài
3. Viết bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý
- Trích dẫn câu tục ngữ
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ.
c. Kết bài:
- Khẳng định câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ: SGK/54
III. Luyện tập:
 Lập dàn bài cho đề Tinh thần tự học.
ÔN TẬP TUẦN 24 (17/2/2020-22/02/2020)
I. Mục tiêu
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn; nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết.
- Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” và “ Sang thu”. Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ và giọng điệu của bài thơ.
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý
II. Luyện tập
1. Cho đoạn trích: “ Con chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh”. Đoạn trích trên sử dụng phương tiện liên kết nào?
A. Phép thế và phép đồng nghĩa
B. Phép nối và phép lặp
C. Phép lặp và phép đồng nghĩa
2. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-> 10 dòng) diễn tả cảm nhận của tác giả: ngỡ ngàng, bâng khuâng; sau đó là cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời và cuối cùng là ngẫm nghĩ.
3. Kể tên hoặc đọc một số câu thơ khác viết về mùa thu mà em biết?
4. Trong các đề sau, đề nào không phải là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Lòng biết ơn thầy cô giáo cũ.
Bàn về yếu tố tưởng tượng trong truyện cổ tích.
5. Nêu yêu cầu của đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
TUẦN 25 (24/2/2020-29/02/2020)
Tiết 116: 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Đề 1: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Em hãy bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
I. Các bước làm bài văn nghị luận
1. Tìm hiểu đề & tìm ý
- Kiểu bài: nghị luận
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc và sửa lỗi
II. Nhận xét
Ưu điểm
Khuyết điểm
III. Sửa lỗi
Chính tả
Dùng từ
Diễn đạt
IV. Phát bài
Tiết 117
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
I. Đọc – hiểu chú thích
 1. Tác giả
- Viễn Phương (1928- 2005), tên thật Phan Thanh Viễn quê ở An Giang
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1976 trong tập thơ Như mây mùa mưa (1978)
b. Bố cục: gồm ba phần
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh lăng Bác qua cảm xúc của tác giả:
Con ở...... lăng Bác
-> Cách xưng hô gần gũi, thể hiện lòng thành kính và cảm giác vui sướng khi được ra thăm lăng Bác.
Đã thấy ..... hàng tre..
Ôi! Hàng tre.. Việt Nam
-> Nghệ thuật ẩn dụ, tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
2. Hình ảnh Bác Hồ qua cảm xúc của tác giả:
 Ngày ngày mặt trời... trên lăng 
Thấy một mặt trời... rất đỏ
-> Hình ảnh ẩn dụ -> sự vĩ đại và niềm tôn kính đối với Bác.
Ngày ngày dòng người...
Kết tràng hoa... bảy mươi chín
-> Nghệ thuật ẩn dụ, lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
Vẫn biết trời xanh...
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
-> Nghệ thuật ẩn dụ, sự xúc động, đau đớn xót xa trước sự ra đi của Bác.
3. Tâm trạng của tác giả khi rời lăng:
Muốn làm con chim...
Muốn làm đóa hoa...
Muốn làm cây tre...
- Nhịp thơ dồn dập, nghệ thuật điệp ngữ 
-> Tâm trạng lưu luyến, lòng thành kính của tác giả đối với Bác.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/60
IV. Luyện tập
 1,2 sgk/60
Tiết 118 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
1. Đọc văn bản: 
 (SGK/61,62)
2. Nhận xét:
a. Vấn đề nghị luận của bài văn: Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyến Thành Long.
b. Các luận điểm:
- Nêu vấn đề nghị luận: Dù được miêu tả khó phai mờ”
- Phân tích các luận điểm:
+ Anh thanh niên đẹp bởi tấm lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao.
+ Lòng hiếu khách, quan tâm đến mọi người rất chu đáo.
+ Rất khiêm tốn.
- Cô đúc vấn đề nghị luận: Cuộc sống của chúng ta thật đáng tin yêu.
-> Lý lẽ rõ ràng, đúng đắn, luận cứ và lập luận thuyết phục.
* Ghi nhớ: SGK/ 63.
II. Luyện tập
1. Nhận diện về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Đoạn văn nghị luận về : Tình thế lựa chọn sống - chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
- Ý chính đoạn văn: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.
-> Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc.
=> Bài viết làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quý.
2. Lập dàn ý khái quát cho bài “ Lão Hạc”.
Tiết 119,120
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Vd: Các đề sgk/64,65
 Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truỵện hoặc nghệ thuật của truyện.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
 Từ những cảm nhận, hiểu biết của mình, nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật ông Hai...
b. Tìm ý:
- Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó, hòa quyện với tình yêu nước (một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp).
- Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên:
+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+ Các chi tiết nghệ thuật (tâm trạng cử chỉ, lời nói, hành động...)
+ Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai, đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong trong việc xây dựng nhân vật này.
b. Thân bài:
- Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước
- Nghệ thụât xây dựng nhân vật:
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật ông Hai
+ Các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai
c. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện và xây dựng nhân vật.
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ: SGK/68
III. Luyện tập: sgk/68
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
ÔN TẬP TUẦN 25 (24/2/2020-29/02/2020)
I. Mục tiêu
- Cảm nhận được niềm xúc đông thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài tơ vể giọng điệu, hình ảnh và ngôn ngữ.
- Hiểu rõ yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), biết cách làm đúng với yêu cầu ấy.
II. Luyện tập
1. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-> 10 dòng) cảm nhận của em khát vọng cống hiến của nhà thơ qua khổ 4 của bài thơ “ Viếng lăng Bác”.
2. Một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đọan trích cần có những yêu cầu gì?
A. Phải nêu được nhận xét, ý kiến ( luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (đoạn trích) phải có luận cứ tiêu biểu, xác thực làm cơ sở cho luận điểm.
B. Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kì thực làm cơ sở cho luận điểm.
C. Nên có những suy nghĩ, những cách trình bày mang sắc thái riêng.
D. Phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng gợi cảm.
3. Trong các đề văn sau, đề văn nào nêu vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện?
A. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng ( Kim Lân).
B. Suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
C. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_111_den_120.docx
Bài giảng liên quan