Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Địa lí 9 - Ngô Thị Lúa

Hoạt động 3 : cá nhân (15p)

*Dựa vào bảng 31.2 và nội dung sách giáo khoa, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?-

- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức về vị trí địa lí, các đặc điểm về sự phát triển kinh tế năng động của vùng để tìm ra nguyên nhân.

? Dân số ? (10,9 triệu người - 2002). Mật độ dân số? (434,4 người / km2).

* Tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp ảnh hưởng gì tới môi trường ? (ô nhiễm nước sông Thị Nghè, ô nhiễm môi trường do khai thác và vận chuyển dầu khí ).

* Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm như thế nào ? (thấp hơn mức trung bình cả nước, nhưng không nhỏ gây nhiều khó khăn).

* Điều kiện phát triển du lịch ?

- Khu dự trữ sinh quyển của thế giới rừng Sát huyện Cần Giờ - TP.HCM

- Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, bến cảng Nhà Rồng

 

doc30 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn Địa lí 9 - Ngô Thị Lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
y học địa lí ở trường THCS, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999.
3. Nguyễn Đức Vũ, Pham Thị Sen, Đổi mới dạy học địa lý THCS, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2004.
4. Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp dạy học địa lý Việt Nam ở trường phổ thông, Đại học sư phạm Huế, năm 1999
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
 Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Những kiến thức đã học có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành
- Trong 7 vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế
- Là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước
 - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa đối với viếc phát triển kinh tế - xã hội.
 - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tiết : 35 - tuần : 20	 
 Bài 31
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
* HS biết :
 Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ : tên các vùng và nước tiếp giáp.
Hoạt động 2 :
* Đặc điểm tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên:
- Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên.
 Hoạt động 3 :
* Đặc điểm dân cư - xã hội :
- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước. TP.HCM là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
* HS hiểu :
Hoạt động 1 :
- Ý nghĩa : nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
Hoạt động 2 :
- Thuận lợi : nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế:đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa…
- Khó khăn : trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường
Hoạt động 3 :
- Thuận lợi :
+ Lực lượng lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ rộng lớn,người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
1.2. Kĩ năng :
* HS thực hiện được : Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn lãnh thổ.
 - Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ; trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong nước.
* HS thực hiện thành thạo : Đọc kĩ bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức, liên kết các kênh kiến thức theo câu hỏi dẫn dắt.
1.3. Thái độ :
* Thói quen : Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
* Tính cách :
2. NỘI DUNG BÀI HỌC :
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên : bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.
3.2. Học sinh : tập bản đồ Địa lí 9.
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện :
9A1 :………………………………………………………………………………………………
9A2 :………………………………………………………………………………………………
9A3 :………………………………………………………………………………………………
9A4 :………………………………………………………………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng : kiểm tra vở và tập bản đồ
4.3. Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Khởi động : ĐNB là vùng phát triển rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như về dân cư - xã hội.
Hoạt động 1 : cá nhân (5p)
* Dựa vào hình 31.1, xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ ?
- Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tây và Nam: Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đông và Đông Nam giáp biển.
* Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
- Vùng nằm ở vĩ độ thấp (dưới 120B) ít bão và gió phơn.
- Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp, giữa các vùng có tài nguyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản, thuỷ năng phong phú. Biển Đông có tiềm năng kinh tế biển lớn.
- Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
* Giáo viên dùng bản đồ vùng Đông Nam Bộ phân tích vị trí của thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô các nước trong khu vực.
Chuyển ý
Hoạt động 2 : nhóm (giáo dục môi trường) (16p)
? Xác định lát cắt từ thành phố Đà Lạt đến TPHCM. Nêu đặc điểm độ cao địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam?
- Học sinh quan sát lát cắt và nêu được đặc điểm độ cao địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam
* Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, cho biết:
Tổ chức Trò chơi “ Đi tìm tiềm năng”: 
	Giáo viên chia lớp ra 2 đội : Mỗi đội thảo luận trong vòng 3 phút 
 Đội 1 : Tìm hiểu tiềm năng tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
Đội 2 : Tìm hiểu tiềm năng kinh tế trên biển của vùng Đông Nam Bộ
- Tiến hành chơi : Mỗi đội cử 5 đại diện, ghi lên bảng những tiềm năng của vùng. Trong 2 phút đội nào ghi đầy đủ sẽ chiến thắng 
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh.
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ có gì nổi bật ? (Chủ yếu là đất badan và đất xám thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía, đường, rau quả)
? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội ? Biện pháp khắc phục ?
*GDMT : Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở vùng?
Chuyển ý
Hoạt động 3 : cá nhân (15p)
*Dựa vào bảng 31.2 và nội dung sách giáo khoa, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?-
- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức về vị trí địa lí, các đặc điểm về sự phát triển kinh tế năng động của vùng để tìm ra nguyên nhân. 
? Dân số ? (10,9 triệu người - 2002). Mật độ dân số? (434,4 người / km2).
* Tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp ảnh hưởng gì tới môi trường ? (ô nhiễm nước sông Thị Nghè, ô nhiễm môi trường do khai thác và vận chuyển dầu khí…).
* Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm như thế nào ? (thấp hơn mức trung bình cả nước, nhưng không nhỏ gây nhiều khó khăn).
* Điều kiện phát triển du lịch ?
- Khu dự trữ sinh quyển của thế giới rừng Sát huyện Cần Giờ - TP.HCM
- Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, bến cảng Nhà Rồng…
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông vận tải.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đất badan, khí hậu cận xích đạo
- Có tiềm năng kinh tế biển lớn: dầu khí, hải sản, giao thông, du lịch và dịch vụ biển.
- Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên.
- Thuận lợi : nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế : đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa…
- Khó khăn : trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước. TP HCM là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
- Thuận lợi :
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
4.4. Tổng kết :
1. Yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ xác định lại vị trí giới hạn và nêu ý nghĩa của vùng.
2. Vùng Đông Nam Bộ có kinh tế - xã hội phát triển rất năng động là do đâu ?
- Lợi thế vị trí địa lí.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, năng động, lành nghề, thị trường nội địa rộng lớn.
4.5. Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài : + Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội
 + Trả lời câu hỏi 1, 2 và làm bài tập 3 trang 116 sách giáo khoa.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 43 và 44 - Tập bản đồ Địa lí 9.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Chuẩn bị bài 32: “Vùng Đông Nam Bộ” (tiếp theo):
 + Sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng như thế nào ?
 + Qua hình 31.1, kể tên các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp chính của vùng?
 + Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh ?
 + Nhờ những yếu tố nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp hàng đầu nước ta?
5. PHỤ LỤC :
………………………………….
Tuần 20 – tiết 36 Bài 32:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
Những kiến thức đã học có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành
- Vị trí địa lí của vùng tạo thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế
- Tiềm năng về tự nhiên đặc biệt là đất baban, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.
- Tiềm năng về dân cư - xã hội: 
 + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
 + Tiềm năng phát triển du lịch.
- Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
1. MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức : 
* HS biết :
Hoạt động 1 :
- Biết được các khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
- Biết tình hình phát triển công nghiệp của vùng 
- Một số ngành công nghiệp quan trọng
- Biết được những khó khăn, hạn chế trong phát triển công nghiệp của vùng.
 Hoạt động 2 : Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm của vùng 
* HS hiểu :
Hoạt động 1 : Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong GDP.
Hoạt động 2 : Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng.
1.2. Kĩ năng : 
* HS thực hiện được : Kết hợp kênh chữ và kênh hình phân tích và nhận xét các vấn đề quan trọng. 
* HS thực hiện thành thạo : Kĩ năng phân tích và so sánh các số liệu, dữ liệu trong bảng, lược đồ theo câu hỏi.
1.3. Thái độ : 
* Thói quen :
- Giáo dục cho các em có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* Tính cách : tự giác 
2. NỘI DUNG BÀI HỌC : Tình hình phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên : Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
3.2. Học sinh : Tập bản đồ
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện :
9A1 :………………………………………………………………………………………………
9A2 :………………………………………………………………………………………………
9A3 :………………………………………………………………………………………………
9A4 :………………………………………………………………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng : 
Câu 1 : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ? (8đ)
Câu 2 : Nêu khái quát về tình hình phát triển kinh tế của vùng? (2đ)
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế : đất ba dan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa...
+ Khó khăn : Trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhấtso với cả nước. Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao. Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng. Thành phố HCM, Vũng Tàu, Biên Hòa là các trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.
4.3. Tiến trình bài học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
* Khởi động : Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước. Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao. Nông – lâm - ngư nghiệm chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng.
Hoạt động 1 : cá nhân - nhóm : (GDNLTK & HQ) (16p)
? Cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất công nghiệp trước và sau giải phóng ở vùng có gì thay đổi ? 
- Trước 1975 : Công nghiệp phụ thuộc, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp..
- Sau 1975 : Cơ cấu cân đối, đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng : Khai thác dầu ; hóa dầu ; cơ khí điện tử ; công nghệ cao ; chế biến lương thực, thực phẩm, xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
? Đông Nam Bộ có những thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp? 
- Do lợi thế của thành phố : Vị trí địa lí ; nguồn lao động dồi dào ; cơ sở hạ tầng phát triển ; chính sách đầu tư ..
? Từ những thuận lợi đó, cơ cấu công nghiệp của vùng như thế nào?
- Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và dân cư lao động, học sinh rút ra được:
? Nêu một số ngành công nghiệp quan trọng của vùng Đông Nam Bộ ?
? Quan sát H 32.2 nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp của vùng ?
? Tiến hành cho học sinh so sánh tỉ trọng công nghiệp xây dựng của Đông Nam Bộ so với cả nước. Rút ra đặc điểm về tỉ trọng công nghiệp Đông Nam Bộ và biết được công nghiệp của vùng có tỉ trọng cao hơn trung bình cả nước.
? Cho học sinh làm việc với lược đồ để nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ ? Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy? 
 Thảo luận: 4 nhóm(3 phút): Quan sát bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ để giải thích: 
? Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh?
(Vị trí địa lí; nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao; cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách phát triển luôn đi đầu.....)
? Những khó khăn trong phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ ? 
Giáo viên: - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng.
 - Lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất.
 - Công nghệ chậm đổi mới.
 - Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
*GDTKNL : Nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt nhiên liệu dầu khí đang bị khai thác với tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đang dần cạn kiệt. Sử dụng và khai thác hợp lý góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
*Là HS em sử dụng tiết kiệm xăng, dầu như thế nào để phát triển kinh tế bền vững.
+ Hạn chế đi xe máy, đi xe đạp điện, xe công cộng.......
Hoạt động 2 : cả lớp (15p)
? Đông Nam Bộ có những thuận lợi nào để phát triển ngành nông nghiệp? 
? Từ những thuận lợi đó, cơ cấu nông nghiệp của vùng như thế nào?
- Học sinh biết vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên đã học để rút ra cơ cấu cây trồng ( vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta)
? Quan sát bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm cùa vùng ? Cây công nghiệp hàng năm phát triển như thế nào? 
 - Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp.
 - Phân bố rộng rãi, đa dạng chiếm diện tích khá lớn.
 - Cây công nghiệp hàng năm phát triển mạnh.
? Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ ?
- Vùng có thế mạnh : Thổ nhưỡng (đất ba dan và đất xám) ; Khí hậu cận xích đạo ; Tập quán và kinh nghiệm sản xuất ; Cơ sở công nghiệp chế biến ; Thị trường xuất khẩu.
? Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất? Vì sao cây công nghiệp đó được trồng nhiều ở vùng này ?
- Ưa khí hậu nóng ẩm, ít gió lớn.
? Ngoài cây công nghiệp lâu năm, vùng còn sản xuất các loại cây trồng nào ? 
- Phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.
? Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi ?
 - Chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển.
? Quan sát lược đồ vùng xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, Thủy điện Trị An? Vai trò?
 - Công trình thủy điện lớn nhất nước, diện tích 270 km2 chứa 1,5 tỉ m3.
 - Trị An điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An, cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai…
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp :
- Công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nông nghiệp :
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta.( cao su, cà phê, hồ tiêu, điều...)
- Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.
- Chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển.
4.4. Tổng kết : 
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
? Ngành sản xuất công nghiệp của vùng như thế nào ?
- Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng.
- Công nghiệp – xây dựng chiềm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
? Trình bày ngành sản xuất nông nghiệp qua sơ đồ tư duy?
 *Chủ đề : nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ.
 - Trồng trọt : cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả.
 - Chăn nuôi : Gia súc, gia cầm, nhôi trồng thủy hải sản.
4.5. Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học tiết này :
 - Học thụôc bài. Cần phân tích thế mạnh về tình hình sản xuất công nghiệp và cây công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. 
* Đối với bài học tiết tiếp theo :
- Chuẩn bị bài mới : “Vùng Đông Nam Bộ (tt)”. Chú ý tìm hiểu ngành dịch vụ và trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. Nêu khái quát về ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ.
5. PHỤ LỤC :
Bài 33
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT)
Những kiến thức đã học có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành
Là vùng phát triển kinh tế năng động, hoạt động kinh tế diễn ra sôi động. 
Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của cả nước.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Dịch vụ rất đa dạng. Đông Nam Bộ là nơi có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 Tuần 21 – tiết 37 Bài 33
 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( tt).
1. MỤC TIÊU : 
1.1. Kiến thức : 
* HS biết :
Hoạt động 1 : Dịch vụ chiến tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
- Hoạt động dịch vụ ở Đông Nam bộ rất đa dạng
Hoạt động 2 : Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* HS hiểu :
Hoạt động 1 : Hiểu dịch vụ là họat động kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn TNTN và kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm.
- Vì sao ĐNB lại có sức thu hút đầu tư nước ngoài
Hoạt động 2 : Hiểu được TPHCM và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu các vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan trọng đặc biệt với ĐNB và cả nước.
1.2. Kĩ năng : 
* HS thực hiện được : Khai thác thông tin trong lược đồ, bản đồ.
* HS thực hiện thành thạo : Xác định các trung tâm kinh tế trên bản đồ
- KNS : Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức
1.3. Thái độ : 
* Thói quen : Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.
* Tính cách : Tự học, tự giác
2. NỘI DUNG BÀI HỌC :
- Ngành dịch vụ và các trung tâm kinh tế của vùng.
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên : Bản đồ vùng kinh tế Đông Nam Bộ
3.2. Học sinh : tập bản đồ
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiệm diện :
9A1 :………………………………………………………………………………………………
9A2 :………………………………………………………………………………………………
9A3 :………………………………………………………………………………………………
9A4 :………………………………………………………………………………………………
4.2. Kiểm tra miệng : 
? Trình bày ngành sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ ? (8đ).
? Nêu khái quát nội dung bài học hôm nay ? (2đ)
- Công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dịch vụ là khu vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước
4.3. Tiến trình bài học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
* Khởi 

File đính kèm:

  • docKHSPUD DIA LY 9_13-14.doc
  • xlsBANGTINH.xls
Bài giảng liên quan