Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 - Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng được họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. UB Khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi nổi dậy.

docx4 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
* Thế giới:
   -Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
   - Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945).
   - Ở châu Á, Nhật đầu hàng động minh không điều kiện (8/1945).
* Trong nước:
   - Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng được họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. UB Khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi nổi dậy.
   - Tiếp theo, Đại hội quốc dân Tân Trào được tổ chức (16/8) nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập UB Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sau đó Người đã gửi thư đến đồng bào kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
   - Chiều 16/8 giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đường về Hà Nội.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội
   - Ở Hà Nội không khí cách mạng sục sôi, Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
   - Sáng ngày 19/8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo đến quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Bài hát Tiến quân ca lần đầu vang lên.
   - Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
→ Kết quả: Trước khí thế của cuộc khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi ở Hà Nội.
Cuộc mít tinh tại Nhà hát Lớn Hà Nội (19/8/1945)
* Ý nghĩa:
   - Cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
   - Làm cho quân Nhật hoang mang , dao động.
III. Giành chính quyền trong cả nước
   - Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, nhiều xã huyện một số tỉnh đã giành chính quyền sớm nhất trong cả nước, đó là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
   - Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị
   - Trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28), cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong cả nước.
   - Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng Tháng Tám.
a. Ý nghĩa lịch sử
* Trong nước:
   - Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phá tan 2 tầng xiềng xích nô lệ thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời lật nhào chế độ chuyên chế tồn tại gầm 1000 năm.
   - CMT8 đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ DCCH, đưa nhân dân từ nô lệ thành người độc lập, tự do.
   - CMT8 đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam- kỷ nguyên độc lập tự do.
* Quốc tế:
   - CMT8 là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách áp bức của đế quốc thực dân.
   - Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
. Nguyên nhân thắng lợi
   - Dân tộc VN có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hang hái hưởng ứng.
   - Có khối liên minh công- nông vững chắc
   BÀI TẬP
Tiến trình Cách mạng tháng Tám đã diễn ra như thế nào?
.
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?
Lệnh Tổng Khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)
 - Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
- Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả gì?
- Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?
- Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_9_bai_23_tong_khoi_nghia_tha.docx
Bài giảng liên quan