Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân

Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:

 - Nền độc lập bị đe dọa:

 + Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng.

 + Phía Nam là quân Anh đang mở đường cho sự trở lại cho quân Pháp theo sau là bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Nội dung ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I Tình hình nước ta sau cách mạng Tháng Tám
* Khó khăn:
Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
   - Nền độc lập bị đe dọa:
      + Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng.
      + Phía Nam là quân Anh đang mở đường cho sự trở lại cho quân Pháp theo sau là bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền.
   - Kinh tế:
      + Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
      + Hậu quả của nạn đói chưa được khắc phục, lũ lụt, hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác.
      + Sản xuất đình đốn. Tài chính trống rỗng do ta chưa kiểm soat được ngân hàng Đông Dương.
   - Văn hóa: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mê tín dị đoan,.. tràn lan.
→ Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
* Thuận lợi:
Sau cách mạng Tháng Tám nước ta có những thuận lợi nhất định
   - Ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước, thêm tin vào Đảng, một lòng theo Đảng và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết.
   - Với khí thế thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã trưởng thành và vững vàng hơn trong đấu tranh, đặc biệt cách mạng có Đảng lãnh đạo đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới
   - Ngày 8/9/1945, Chính phủ Lâm thời tuyên bố lệnh Tổng tyển cử trong cả nước.
   - Ngày 6/1/1945, hơn 90% cử tri trong cả nước đã đi bầu những đại biểu đầu tiên.
Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I
   - Ngày 2/3/1946, Chính phủ mới ra mắt . Lập ban dự thảo hiến pháp.
   - Sau đó khắp Bắc, Trung Bộ lập tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
   - Ngày 29/5/1946, Mặt trận Liên Việt ra đời để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.
* Giải quyết giặc đói
   - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo để nấu rượu, tổ chức ngày “ Đồng tâm” để có them gạo cứu đói.
Nhân dân góp gạo chống giặc đói
   - Việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
→Kết quả: Nạn đói được đầy lùi
* Giải quyết giặc dốt
   - Ngày 8/9/1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ, và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.
Lớp Bình dân học vụ
   - Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
* Giải quyết khó khăn về tài chính
   - Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện của nhân dân, kêu gọi mọi người tham gia xây dựng “Qũy độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng” và được nhiều người dân hưởng ứng tích cực.
   - Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
   - Ngày 23/1/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
   - Đêm 22, rạng sang 23/9/1945, thực dân Pháp chính thức tấn công trở lại xâm lược nước ta.
   - Quân dân Sài Gòn- Chợ Lớn anh dung đứng lên chống trả.
   - Đầu tháng 10/1946, quân Pháp tăng viện binh và được sự giúp đỡ của quân Anh, Nhật đã chiếm được các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
   - Trước tình hình đó Đảng đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
“Đoàn quân Nam tiến” vào Nam bộ chiến đấu
V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản Cách mạng
   - Quân Tưởng câu kết với bọn “Việt Quốc”, “Việt Cách” chống phá cách mạng Việt Nam từ bên trong.
   - Ta mở rộng Chính phủ,nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng.
   - Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế.
   - Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, giam giữ các phần tử chống đối lại nước VNDCCH, lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng.
VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)
   - Thực dân Pháp bắt tay ký với chính phủ Tưởng Giới Thạch bản hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946). Theo hiêp ước này Pháp nhượng lại một số quyền lợi cho Tưởng trên đất Trung Quốc, đổi lại Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay thế Tưởng giải giáp quân dội Nhật.
   - Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đẩy quân Tưởng về nước và chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến sau này.
   - Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Xanh- tơ- ni bản Hiệp định sơ bộ.
   - Sau Hiệp định sơ bỘ, Pháp vẫn gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách miền Nam ra khỏi Việt Nam. Ta đấu tranh buộc Pháp ngồi vào bàn hội nghị tại Phông-ten-lơ-blo. Nhưng hội gị đã thất bại.
   - Trước tình thế đó, Chủ tịch HCM đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946), tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi để ta có thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
BÀI TẬP
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
.
Trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, chúng ta đã đạt được những kết quả gì?
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm mục đích gì?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950
 -  Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó.
- Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?
- Đường lối kháng chiến tàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?
- Dựa vào lược đồ (Hình 45), trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_lich_su_lop_9_bai_24_cuoc_dau_tranh_bao.docx
Bài giảng liên quan