Quản lý tài chính ở trường trung học cơ sở

 Tài sản trong trường có các nguồn như sau :

 - Từ ngân sách nhà nước cấp.

 - Từ ngân sách nhà nước không tập trung.

 - Từ nguồn bổ sung do các hoạt động dịch vụ.

 - Từ sự đóng góp của các tổ chức hoặc cá nhân

 Quản lý tài sản cần chú ý đến khấu hao tài sản, thanh lý tài sản.

 Quản lý tài sản cố định phải thực hiện các quy định cụ thể sau:

 - Mọi tài sản cố định phải có hồ sơ riêng ( bộ hồ sơ bao gồm có biên bản giao nhận, hợp đồng, hoá đơn mua

 

ppt70 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 14249 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài chính ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 được phép tự thu, tự chi theo các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Các khoản học sinh phải đóng góp là : tiền xây dựng trường, lớp… Đối với các cơ sở giáo dục có học sinh bán trú, hoặc có dịch vụ nhất thiết phải có giấy tờ trình bày và phương án thu chi được các cấp có thẩm quyền duyệt và phê chuẩn. 2.3.3 Quản lý tài sản nhà trường. Tất cả các cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy,…từ nhiều nguồn khác nhau ở trường Trung học cơ sở đều là tài sản nhà nước. Các khâu quản lý là :mua sắm, xây dựng, trang bị, bảo quản sữa chữa, sử dụng. Tài sản phải được thể hiện đầy đủ trong sổ sách kế toán, tính giá trị hao mòn, thanh lý, chuyển nhượng, kiểm kê theo các văn bản của Bộ Tài chính. Tài sản trong trường có các nguồn như sau : - Từ ngân sách nhà nước cấp. - Từ ngân sách nhà nước không tập trung. - Từ nguồn bổ sung do các hoạt động dịch vụ. - Từ sự đóng góp của các tổ chức hoặc cá nhân … Quản lý tài sản cần chú ý đến khấu hao tài sản, thanh lý tài sản. Quản lý tài sản cố định phải thực hiện các quy định cụ thể sau: - Mọi tài sản cố định phải có hồ sơ riêng ( bộ hồ sơ bao gồm có biên bản giao nhận, hợp đồng, hoá đơn mua và các chứng từ có liên quan ). Quản lý, sử dụng và tính hoa mòn theo đúng các quy định, phải đựơc phân loại, thống kê, đánh số, theo dõi chi tiết theo đúng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định. - Những tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn sử dụng được, vẫn tham gia vào các hoạt động của đơn vị thì không được xoá sổ tài sản và tiếp tục quản lý như các tài sản khác. - Định kì cuối năm tài chính hoặc bất thường phải tiến hành kiểm kê. Mọi trường hợp thừa thiếu đều phải ghi rõ trong bản kiểm kê, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm đề xuất biện pháp xử lý và ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. - Việc theo dõi, quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản phải theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Giá trị còn lại = nguyên giá – số hao mòn lũy kế. 2.4. Quản lý công tác tài vụ ở trường Trung học cơ sở. Hiện nay trường Trung học cơ sở thường có một nhân viên kế toán. Đối với trường Trung học cơ sở bán trú số nhân viên kế toán tăng lên theo quy mô trường lớp.Quản lý công tác tài vụ là quản lý bốn nội dung cơ bản cuả hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp: Tổ chức công tác kế toán; quản lý chứng từ kế toán; quản lý tài khoản và sổ kế toán; quán lý quyết toán và báo cáo tài chính. 2.4.1. Tổ chức công tác kế toán . - Tổ chức công tác kế toán là hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: + Tổ chức bộ máy kế toán. + Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kế toán hạch toán. + Tổ chức vận dụng các chế độ kế toán thể lệ kế toán. - Tổ chức công tác kế toán chịu ảnh hưởng của các nhân tố: + Loại hình tổ chức của đơn vị. + Đặc trưng, khối lượng thông tin cần thu nhận. + Đội ngũ cán bộ quản lý kế toán. + Kỹ thuật xử lý thông tin. - Nội dung tổ chúc công tác kế toán. + Lựa chọn các loại hình tổ chức công tác kế toán với tổ chức bộ máy phù hợp. + Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán một cách hợp lý khoa học. + Tổ chức vận dụng hệ thống loại hình tài khoản kế toán thích hợp. + Lựa chọn các hình thức kế toán phù hợp. 2.4.2. Quản lý chế độ chứng từ kế toán (CTKT) Chứng từ kế toán cón được hiểu là phương pháp chứng từ kế toán. Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh hoạt động đó vào chứng từ kế toán. - Quản lý chứng từ kế toán. + Bản chứng từ kế toán là phần tử chứa đựng thông tin (vật mang tin) về hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. + Mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp và hợp lệ. Chứng từ kế toán hợp pháp là chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định. Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung,bản chất , mức độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được pháp luật cho phép, có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị. Sử dụng chứng theo các tiêu chí phân loại chứng từ. + Phân loại theo mức độ tài liệu trong chứng tư øcó: Chứng từ gốc: Là loại chứng từ phản ánh trực tiếp hoạt động kinh tế, tài chính xảy ra, sao chụp lại nguyên vẹn. Do đó chứng từ gốc là cơ sở ghi chép, tính toán số liệu, tài liệu ghi sổ kế toán, thông tin các hoạt động kinh tế, tài chính. Chứng từ tổng hợp là chứng từ kế toán được dùng để tổng hợp tài liệu từ các chứng từ gốc cùng loại phục vụ ghi sổ kế toán cùng loại. + Chứng từ kế toán theo quy định chung của Nhà nước là chứng từ kế toán thống nhất và bắt buộc được Nhànước ban hành áp dụng thống nhất cho tất cả cacù đơn vị. Quản lý những yếu tố( chỉ tiêu) của chứng từ kế toán. Yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán là những yếu tố bắt buộc bất cứ chứng từ kế toán nào đều phải có là: + Tên gọi của chứng từ kế toán. + Ngày, tháng, năm lập chứng từ. + Số hiệu của chứng từ. + Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cánhân lập chứng từ. + Nội dung nghiệp vụ phát sinh của chứng từ. + Các chỉ tiêu về lượng và giá trị. + Chữ ký của người lập và những người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ. Những chứng từ phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ ký củ người kiểm soát, và người phê duyệt ( thủ trưởng đơn vị), đóng dấu đơn vị. - Quản lý trình tự luân chuyển chứng từ kế toán. Cụ thể tiến hành các bước sau: Bước 1: Lập CTKT và phản ánh các nghiệp vụ tài chính vào chứng từ. Bước 2: Kiểm tra CTKT. Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ và ghi vào sổ kế toán. Bước 4: Lưu trữ, bảo quản CTKT. 2.4.3. Quản lý chế độ sổ kế toán và tài khoản kế toán. - Chỉ đạo việc mở và ghi chép sổ kế toán + Việc mở, ghi chép sổ kế toán phải đảm bảo, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục có hệ thống tình hình tài sản, tình hình nhận, cấp phát và sử dụng kinh phí, các khoản thu, chi nhằm cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính kế toán của trường Trung học cơ sở. + Sổ kế toán phải được mở đầu niên độ kế toán hoặc khi bắt đầu hoạt động. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm ký duyệt vào sổ kế toán trước khi sử dụng. - Chỉ đạo sử dung hình thức sổ kế toán + Trường Trung học cơ sở chỉ được mở và giữ một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất trong ba hình thức sổ kế toán sau: Sổ kế toán nhật ký chung, sổ kế toán nhật ký - sổ cái, sổ kế toán chứng từ ghi sổ ( theo quy định của cơ quan cấp trên). + Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho cá nhân nào thì nhân viên đó phải chịu trách mhiệm vê những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. + Sổ kế toán phải dùng giấy tốt, đảm bảo ghi chép rõ ràng, sạch sẽ, ghi sổ phải dùng mực tốt, không phai. Cấm tẩy xóa, dùng chất hóa học sữa chữa. Khi sữa chữa số liệu trong sổ kế toán nhất thiết phải thực hiện đúng các phương pháp : phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm và phương pháp bổ sung. - Chỉ đạo sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. + Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế tóan để phân loại đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng cụ thể. + Tài khoản kế toán xác định vốn và nguồn vốn vì yêu cầu các cơ sở giáo dục xác định đúng hệ thống tài khoản kế toán và định khoản theo quy định của Bộ Tài chính. 2.4.4. Chỉ đạo quyết toán và báo cáo tài chính - Mục đích, yêu cầu quyết toán và báo cáo. + Hết kỳ kế toán và niên độ kế toán phải khóa sổ kế toán và báo cáo kế toán, thống kê. + Quyết toán và báo cáo kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc: Số liệu phải chính xác, trung thực với số liệu trong sổ kế toán. Nội dung báo cáo, quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt theo mục lục ngân sách. Quyết toán, báo cáo không được chi lớn hơn thu. + Phải kèm báo cáo, phân tích quyết toán, bảng cân đối tài khoản kế toán, phải có xác nhận của KBNN nơi giao dịch. - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí Nhà nước, kinh phí tài trợ, viện trợ, tình hình sử dụng loại kinh phí. - Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính. + Bảng cân đối tài khoản, tổng hợp và quyết toán kinh phí. + Tình hình tăng giảm tải sản cố định. + Kết quả hoạt động sự nghiệp có thu. + Thuyết minh báo cáo tài chính. CÂU HỎI Anh chị cho biết nội dung, biện pháp chủ yếu quản lý tài chính của trường trung học cơ sở nơi anh chị công tác? Sau khi nghiên cứu chuyên đề công tác tài chính ở đơn vị mình công tác ? QUẢN LÝ CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH – QUẢN TRỊ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Quan niệm về quản lý công tác hành chính - quản trị trong trường trung học cơ sở - Quản lý công tác hành chính –quản trị (HC- QT) là nhiệm vụ của hiệu trưởng. Nó có vai trò hậu cần cho mọi hoạt động trong trườngm kết nối mọi hoạt động trong nhà trường với nhau, kết nối hoạt động của nhà trường với các lực lượng tham gia giáo dục. - Công tác HC-QT trong nhà trường THCS là việc thi hành pháp luật , chính sách của nhà nước(trong đó có pháp luật, chính sách giáo dục –đào tạo), sắp xếp, điều khiển công việc trong trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao - Theo nghĩa hẹp: công tác HC-QT trong trường . 1.2. Quan niệm về quản lý công tác HC-QT trong trường THCS - Cung cấp thông tin giýp hiệu trưởng thu thập xử lý, truyền đạt và bảo quản thông tin qua các dòng thông tin trong và ngoài nhà trường. Từ đó hiệu trưởng nắm được tình hình mọi mặt trong nhà trường kịp thời điều chỉnh và ra các quyết định đúng đắn và chính xác - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo vì nó là điều kiện vật chất phục vụ dạy học . nó nhằm đảm bảo tốt nhất và hợp lý nhất các điều kiện vật chất trong quá trình giáo dục, đào tạo - Nó góp phần cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước - Người quản lý công tác HC – QT là hiệu trưởng và tổ chức HC – QT giúp việc. Đối tượng quản lý là những người trực tiếp làm công việc cụ thể về công tác HC- QT và giáo viên, học sinh (những người tham gia công tác HC-QT) 2. Nội dung và biện pháp quản lý công tác HC-QT trong trường THCS 1.1. Nội dung quản lý công tác HC-QT trong trường THCS Quản lý công tác hành chính gồm có : quản lý công tác hành chính - văn thư (HC – VT) và quản lý công tác hành chính – giáo vụ (HC – GV) quản lý công tác quản trị gồm có: quản lý cơ sở vật chất (quản lý công tác trường học, phòng học, quản lý công tác thiết bị dạy học, quản lý công tác thư viện ), quản lý công tác tài chính , quản lý công tác quản trị – đời sống (HC- QT) 2.1.1 Quản lý công tác HC – QT trong trường THCS Là quản lý các công việc về công văn giấy tờ hồ sơ sổ sách trong nhà trường và giữa nhà trừơng với các cơ quan ngoaif nhà trường. Thực chất đó là cung cấp thông tin trong quản lý của bất cứ hệ thống quản lý nào. Quản lý công văn giấy tờ (CVGT) Công bố truyền đạt các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục – đào tạo và các hoạt động khác cho giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường THCS Đặt ra kế hoạch năm học và báo cáo kết thực hiện lên sở giáo dục – đạo tạo và cấp trên. Ghi chép và phản ánh lên trên những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của giáo viên, nhân viên và học sinh và những kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng Làm căn cứ cho việc nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm để quản lý, chỉ đạo công việc trứơc mắt . CVGT lưu lại để phối hợp công tác giữa công tác cơ quan, đơn vị Trong CVGT quan trọng nhất là văn bản Văn bản nói chung là phương tiện tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhất định. Văn bản quản lý: hình thành trong hoạt động quản lý nói chung là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý của cơ quan. Quản lý CVGT (trong đó có văn bản ) như sau : quản lý việc luân chuyển công văn đi, quản lý việc luân chuyển công văn đến. Quản lý việc soạn thảo và ban hành văn bản, quản lý con dấu, tổ chức khoa học các hệ thống văn bản trong công tác của cán bộ quản lý. Mỗi văn bản ban hành đều phải đảm bảo đúng các quy định của nhà nước về hình thức, thể thức trong đó con dấu đóng trên chữ ký của người cs thẩm quyền để đảm bảo sự chính xác và giá trị pháp lý của cơ quan tổ chức làm ra văn bản. Quản lý và sử dụng con dấu, quy định tại điều 10 như sau : Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định dưới đây : 1. Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được dùng một con dấu cùng loại giống nhau 2. Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản khi đã có chữ ký của các cấp có thẩm quyền 3. Nghiêm cấm việc đóng dấu không chỉ , không được tuỳ tiện mang con dấu theo người 4. Con dấu phải giao cho người có trách nhiệm, có trình đọi chuyên môn về văn thư giữ, bảo quản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ và đóng dấu. - Quản lý hồ sơ sổ sách Hồ sơ là tập văn bản, tài liệu chọn lọc có những đặc điểm nhất định liên quan đến nhau về một sự việc hay một vấn đề ( hoặc một người ) hình thành trong quá trình giải quyết công việc Sổ sách : sổ sách được ghi chép. Công tác hồ sơ, sổ sách có ý nghĩa về mặt hành chính và về mặt chất lượng đào tạo : y ùnghĩa về mặt hành chính : hồ sơ, sổ sách góp phần tạo nên nề nếp quản lý, nâng cao năng suất hiệu quả quản lý, cung cấp cho lãnh đạo những công cụ quản lý có hiệu lực giúp cho công tác thanh tra của hiệu trưởng, hạn chế các mặt tiêu cực như gian lận về giấy tờ, hồ sơ. Ýù nghĩa về mặt chất lượng đào tạo : khi thực hiện quy định về hồ sơ sổ sách buộc giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường phải nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ của mình. Trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý công tác hồ sơ, sổ sách như sau : Điều lệ trường trung học quy định “đối với nhà trường có 10 loại , đối với giáo viên có 4 loại ( kể cả sổ chủ nhiệm )” Thực hiện các biểu mẫu (ví dụ) :sổ gọi tên, ghi điểm, sổ lưu trữ các văn bản công văn, sổ quản lý tài chính, sổ quản lý tài sản. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, nhân viên ghi các nội dung vào sổ đúng thời gian quy định. Ngoài ra hiệu trưởng yêu cầu mọi người ghi vào sổ , sách phải rõ ràng, sạch sẽ, bằng mực tốt và sữa chữa sổ sách theo đúng quy định 2.1.2 Quản lý công tác HC – GV trong nhà trường THCS Công tác HC – GV gắn chặt với các hoạt động giảng dạy, học tập nhưng mang tính chất hành chính, nhằm hổ trợ, thúc đẩy, kiểm tra đẻ đưa hoạt động chuyên môn vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo Thực chất công tác HC – GV là việc thu thập, xử lý và truyền thông tin về dạy và học trong trường. Giúp hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy học, đưa ra các quyết định tối ưu góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục Công tác HC –GV trong trường THCS Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận của tổ HC – QT xây dựng kế hoạch năm học cho tổ và bộ phận của mình Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch nhà trường và tổ chức thực hiện. Hướng dẫn cán bộ giáo vụ lập thời khoá biểu cho các lớp trong trường . Hướng dẫn việc lập thời gian biểu theo tuần, tháng , học kỳ , năm học làm cơ sở để hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt động Giám sát , kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch giảng dạy của các tổ chuyên môn, thời gian, nội quy sinh hoạt của các tổ chuyên môn . Theo dõi nề nếp học tập, chuyên cần của học sinh ( theo dõi sỹ số ). Theo dõi lịch báo giảng của giáo viên , sổ ghi đầu bài của các lớp Chỉ đạo việc lập hồ sơ học sinh phục vụ việc thi tốt nghiệp phổ thông, phục vụ tuyển sinh vào lớp 10 Xây dựng lịch sinh hoạt và quản lý lịch sinh hoạt 2.1.3. Quản lý công tác QT –ĐS trong trường THCS Công tác QT – ĐS nhằm phục vụ đời sống ,sinh hoạt (bao gồm cả sinh hoạt chuyên môn )cho giáo viên, nhân viên và học sinh Quản lý công tác QT –ĐS trong trường THCS Quản lý hồ sơ về việc quản lý đất, hồ sơ về quản lý bất động sản và các tài sản khác theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường Chỉ đạo việc bố trí sử dụng phòng học các khối công trình khác như : phòng học bộ môn , khối phục vụ học tập , khối phòng hành chính , khu sân chơi , bài tập , khu vệ sinh, khu để xe … Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các tài sản trong trường, tiếp nhận, mua sắm, phân phối, bảo quản, thu hồi, thanh lýu ,kiểm kê định kỳ , trang bị phục vụ sinh hoạt … theo quy định của nhà nước Tổ chức đảm bảo các điều kiện sinh hoạt các hoạt động trong trường như :hội trường , phòng họp , nước uống cho giáo viên và học sinh, phấn viết, văn phòng phẩm .. Đảm bảo việc cấp điện cho học tập ,sinh hoạt , nước sạch cho sinh hoạt trong trường, vệ sinh học đường , y tế học đường … Tổ chức, theo dõi giám sát , kiểm tra việc bảo vệ an toàn trường học . một mặt đảm bảo trật tự , an ninh trong trường , mặt khác có kế hoạch ngăn chặn , phòng chống các tiêu cực bên ngoài xâm phạm vào nhà trường Có hệ thống cứu hoả đảm bảo an toàn cho người và cơ sở vật chất trong trường 1.1 Các yêu cầu chủ yếu quản lý công tác HC – QT trong trường THCS 1.1.1. Yêu cầu vận dụng thực hiện cải cách hành chính Các yêu cầu về cải cách hành chính - Mục tiêu của cải cách hành chính :đảm bảo nền hành chính nhà nước được thông suốt , hiệu quả và năng động . Thông suốt được hiểu là các văn bản pha

File đính kèm:

  • pptQLTC va HC THCS.ppt
Bài giảng liên quan