Sáng kiến giảng dạy bước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thông

• Theo chương trình các bậc học phổ thông đang đổi mới, có những chuyển biến về nhiều mặt: tỷ lệ giữa lý thuyết/thực hành, tỷ lệ kênh lời/kênh hình, khối lượng kiến thức, cơ cấu kiến thức có những cải biến đáng kể. Tất cả sự thay đổi đó đều tiến tới mục tiêu tiếp cận với người học, chuyển đa số hoạt động trong giờ học sang người học. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới của người thầy cũng cần có những thay đổi cho phù hợp.

• Hơn nữa, nguồn thông tin, kiến thức từ mọi phương tiện hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, nên vịêc sử dụng phương pháp dạy học cổ truyền, phương tiện cổ truyền sẽ có những bất cập không nhỏ.

• Trong khi đó với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, rất nhiều chương trình ứng dụng, nhiều phương tiện tiên tiến đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực mà giáo dục chỉ là một mảng trong số đó.

• Và đối tượng chính của việc dạy luôn được xác định là người học. Mà học sinh hiện nay khi tiếp xúc với sự phát triển của một xã hội khoa học kĩ thuật hiện đại đã tự trang bị cho mình những kĩ năng tiếp thu thông tin bằng những phương tiện mới. Do đó, lượng thông tin lĩnh hội được tăng lên đáng kể và đặc biệt hiệu quả, chất lượng của việc tiếp thu thông tin bằng phương tiện hiện đại tỏ ra có ưu thế hơn những phương tiện truyền thống.

• Mặt khác, sinh học phổ thông là một bộ môn có rất nhiều hình ảnh, thí nghiệm, có rất nhiều cơ chế, quá trình diễn tả lại các quá trình sống của sinh vật; Là bộ môn đòi hỏi nhiều phương tiện phụ trợ thì mới truyền tải được kiến thức và học sinh mới nắm được bài. Bộ môn này từ trước đến nay đã được trang bị rất nhiều phương tiện: mẫu vật, mô hình, tiêu bản, kính hiển vi, tranh, ảnh, sơ đồ, thí nghiệm . và cũng đã thu được những hiệu hiệu quả nhất định. Tuy nhiên những phương tiện này lại không truyền tải được những cơ chế và quá trình có tính chuyển động.

• Do đó, đổi mới phương tiện dạy học, sử dụng phương tiện hiện đại đặc biệt là trong sinh học là một hình thức đáp ứng được những yêu cầu mới về :

• - Mục tiêu, chương trình mới

• - Khối lượng kiến thức

• - Đặc thù của môn sinh học trong thời đại mới.

• - Tính chủ động của học sinh trong học tập.

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến giảng dạy bước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Sáng kiến giảng dạyBước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thôngA/. Đặt vấn đề:Lý do chọn đề tàiCơ sở thực tiễnCơ sở lý luận1. Các bước thiết kế bài dạy có sử dụng phương tiện hiện đại (Các bước xây dựng một giáo án điện tử)2. Bài dạy cụ thểB/. Nội dung:D/. Kết luận, kiến nghịC/. Kết quảBước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thôngA/. Đặt vấn đềi/. Cơ sở lý luận:Đổi mới phương pháp giảng dạy là một hướng đi, là một chủ trương của ngành giáo dục hiện nay.Để đổi mới phương pháp giảng dạy, có nhiều vấn đề cần giải quyết:- Trình độ chuyên môn nghiệp vu của người thầy.- Cơ sở vật chất, kĩ thuật.- Phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học.- Quá trình đánh giá kiểm tra, thi cử của học sinh.- Cơ chế chính sách từ phía các nhà quản lý.Phương tiện dạy học có vị trí quan trọng NDTCPPMTPTPhương tiện cổ truyền: tranh, ảnh, sơ đồ, thí nghiệm ....Phương tiện hiện đại có ưu thế hơnđổi mới phương tiện dạy họcBước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thôngA/. Đặt vấn đềi/. Cơ sở lý luận:II/. Cơ sở thực tiễn:Theo chương trình các bậc học phổ thông đang đổi mới, có những chuyển biến về nhiều mặt: tỷ lệ giữa lý thuyết/thực hành, tỷ lệ kênh lời/kênh hình, khối lượng kiến thức, cơ cấu kiến thức có những cải biến đáng kể. Tất cả sự thay đổi đó đều tiến tới mục tiêu tiếp cận với người học, chuyển đa số hoạt động trong giờ học sang người học. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới của người thầy cũng cần có những thay đổi cho phù hợp. Hơn nữa, nguồn thông tin, kiến thức từ mọi phương tiện hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, nên vịêc sử dụng phương pháp dạy học cổ truyền, phương tiện cổ truyền sẽ có những bất cập không nhỏ.Trong khi đó với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, rất nhiều chương trình ứng dụng, nhiều phương tiện tiên tiến đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực mà giáo dục chỉ là một mảng trong số đó.Và đối tượng chính của việc dạy luôn được xác định là người học. Mà học sinh hiện nay khi tiếp xúc với sự phát triển của một xã hội khoa học kĩ thuật hiện đại đã tự trang bị cho mình những kĩ năng tiếp thu thông tin bằng những phương tiện mới. Do đó, lượng thông tin lĩnh hội được tăng lên đáng kể và đặc biệt hiệu quả, chất lượng của việc tiếp thu thông tin bằng phương tiện hiện đại tỏ ra có ưu thế hơn những phương tiện truyền thống.Mặt khác, sinh học phổ thông là một bộ môn có rất nhiều hình ảnh, thí nghiệm, có rất nhiều cơ chế, quá trình diễn tả lại các quá trình sống của sinh vật; Là bộ môn đòi hỏi nhiều phương tiện phụ trợ thì mới truyền tải được kiến thức và học sinh mới nắm được bài. Bộ môn này từ trước đến nay đã được trang bị rất nhiều phương tiện: mẫu vật, mô hình, tiêu bản, kính hiển vi, tranh, ảnh, sơ đồ, thí nghiệm ... và cũng đã thu được những hiệu hiệu quả nhất định. Tuy nhiên những phương tiện này lại không truyền tải được những cơ chế và quá trình có tính chuyển động. Do đó, đổi mới phương tiện dạy học, sử dụng phương tiện hiện đại đặc biệt là trong sinh học là một hình thức đáp ứng được những yêu cầu mới về :- Mục tiêu, chương trình mới- Khối lượng kiến thức- Đặc thù của môn sinh học trong thời đại mới.- Tính chủ động của học sinh trong học tập.Bước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thôngA/. Đặt vấn đềi/. Cơ sở lý luận:II/. Cơ sở thực tiễn:iii/. lý do chọn đề tàiQua cơ sở lý luận, qua cơ sở thực tiễn và xét trong bộ môn sinh học, tôi mạnh dạn áp dụng phương tiện dạy học mới là máy chiếu đa năng và chươg trình ứng dụng Microsoft Powerpoint. Phương tiện này, tôi nhận thấy có những ưu điểm sau:- Có thể phổ biến ở nhiều phần học khác nhau:+ Kiểm tra bài cũ+ Dạy bài mới.+ Củng cố kiến thức. + Kiểm tra đánh giá.+ Cung cấp tư liệu tham khảo.+ Ôn tập chương.- Có thể phổ biến ở nhiều môn học khác nhau. Ngoài sinh học, tôi thấy phương tiện mới này có thể phù hợp với các môn khác như văn ( cung cấp hình ảnh, âm thanh, tư liệu tham khảo ), môn lý ( sơ đồ thí nhiệm, mô phỏng thí nghiệm ... ), môn KTCN ( cấu tạo ), môn toán, hoá ( Các bước giải bài tập ), môn ngoại ngữ ( hình ảnh, âm thanh ). - Chương trình này có một ưu thế rất lớn, đó là cho phép các nội dung xuất hiện trên màn hình theo ý muốn của người dạy với nhiều kiểu rất phong phú. Điều này khắc phục được hạn chế của các phương tiện cổ truyền là tranh vẽ hay sơ đồ thì mọi nội dung đều xuất hiện cùng lúc. - Bằng phương tiện mới, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển ngày nay vì rất nhiều kiến thức, nhiều nội dung toàn cầu được thể hiện trên Internet mà giáo viên có thể tải về bài dạy làm cho bài dạy trở nên phong phú.- Với giáo viên, phương tiện mới giúp giáo viên có nhiều cơ hội tìm tòi kiến thức mới , đào sâu chuyên môn, nâng cao tay nghề, trau dồi kiến thức; đặc biệt là sự kết hợp các kiến thức kinh điển và kiến thức hiện đại. Vì để sử dụng được chương trình, thiết kế được bài dạy giáo viên phải dày công tìm hiểu, cả nội dung và phương pháp mới có được bài dạy hoàn hảo.- Với học sinh, phương tiện mới ngoài giúp học sinh dễ tìm hiểu kiến thức hơn, dễ tiếp cận tiếp cận với kiến thức ở nhiều hình thức khác nhau, còn tạo ra sự hứng thú trong học tập, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.Đổi mới phương tiện dạy học, sử dụng phương tiện hiện đại trở thành xu thế tất yếu của dạy học hiện đạiBước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học phổ thôngA/. Đặt vấn đềi/. Cơ sở lý luận:II/. Cơ sở thực tiễn:iii/. lý do chọn đề tàib/. Nội dungcác bước xây dựng bài dạy có sử dụng phương tiện hiện đại( giáo án điện tử )Bước 1: Xác định kiến thức của bài, kiến thức trọng tâm, có quan hệ như thế nào với kiến thức trước đó, có vị trí như thế nào trong chương. Bước 2: Xác định câu hỏi kiểm tra bài cũ để có mối liện hệ với bài mới..Bước 3: Xác định các kênh cung cấp thông tin. Giáo viên cần phân định, phần nào học sinh đọc sách, phần nào dùng hình ảnh, phần nào dùng âm thanh, phần nào cung cấp cả một quá trình sốngBước 4: Chuẩn bị các nguồn cung cấp thông tin. - Hình ảnh, sơ đồ: từ sách giáo khoa, sách tham khảo... ảnh chụp, ảnh quay, Internet, Sơ đồ, cơ chế của giáo viên tự làm trên chương trình Powerpoint.Tất cả các hình ảnh, sơ đồ, cơ chế .... đều được quét vào đĩa CD rồi đưa vào chương trình hoặc tải trực tiếp từ Internet về để thiết kế bài giảng.Bước 5: Thiết kế bài dạy. Với nội dung đã được xác định, với các tư liệu đã chuẩn bị, giáo viên thiết lập các hoạt động của thầy và trò sao cho phù hợp, khoa học với mục tiêu hướng về người học từ kiểm tra bài cũ đến bài mới , củng cố bài, kiểm tra đánh giá cuối giờ. Khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra đánh giá cuối giờ tôi thường dùng hình thức trắc nghiệm.Trong dạy bài mới, tôi thường sử dụng các phiếu học tập để học sinh tự làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Bằng phương tiện mới, trong bộ môn sinh học bài học thường được chia thành các hoạt động. Mỗi hoạt động được thức hiện theo những phương pháp khác nhau:Học sinh đọc sách giáo khoa hoặc xem tranh, ảnh, sơ đồ trên màn hình hoặc quan sát diễn biến cả một quá trình sốngTừ đó khái quát, qui nạp thành một hiện tượng, một khái niệm hay tìm ra hoạt động của các yếu tố sinh học, tìm ra bản chất của quá trình sống hoặc thấy được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng sinh học, qua đó hình thành tư duy khoa học, vận dụng sáng tạo vào cuộc sống hàng ngày.Trong củng cố bài, ôn tập chương, bằng phương tiện mới, học sinh thấy được kiến thức tổng thể của một bài, một chương, thấy được mối liên hệ giữa các phần khác nhau và vị trí vai trò của từng phần trong một bài, một chương.Kết thúc mỗi hoạt động, giáo viên tổng kết lại trên màn hình những nội dung cần nắm được, yêu cầu một vài học sinh nhắc lại để khắc sâu kiến thức. Trong khâu củng cố bài, tôi thường sử dụng sơ đồ. Bằng chương trình ứng dụng này, sơ đồ được xuất hiện từng phần; mỗi phần tương ứng với một nội dung học và sẽ được một vài học sinh nhắc lại kiến thức. Cuối cùng, tôi hoàn thiện lại và nhấn mạnh phần trọng tâm của bài.Các bước trên phải được chuẩn bị chu đáo và chỉnh sửa nhiều lần trước khi hoàn thiện bài dạy.Ví dụ: Bài 17- sinh học 11: Quá trình sinh tổng hợp Prôtêin: - Quá trình phiên mã: Đã học ở bài trước nên học sinh đọc sách giáo khoa- Quá trình giải mã: Minh hoạ bằng một quá trình động. Học sinh theo dõi từng đoạn để tìm ra cơ chế, hoạt động của từng yếu tố.bài: 21 sinh 10: sự sinh trưởng ở động vậtCác giai đoạn phát triển biến thái TrứngSâu nonNhộngNgài (trưởng thành)ổ trứngCon nonCon trưởng thànhSâu cắn giéChâu chấuBài dạy cụ thể:Tiết 29 “ Tính cảm ứng ở thực vật và động vật đơn bào” Sinh học 10.a/. Nội dung chủ yếu của bài:Khái niệm về tính cảm ứng của sinh vật.Đặc điểm và các hình thức cảm ứng ở thực vật ( trọngtâm )Một số hình thức cảm ứng ở động vật đơn bào.b/. Chuẩn bị của thầy và trò:- Thầy: + Máy chiếu đa năng + Các tranh ảnh, sơ đồ dùng trên máy chiếu: Hình 57  63- sgk sinh 10 về các hình thức cảm ứng ở sinh vật ; Hình ảnh về các hình thức cảm ứng ở sinh vật- sgk-sinh 11( mới ); Sơ đồ giải thích cơ chế cảm ứng ở thực vật; ảnh về những hiện tượng cảm ứng đặc biệt ở cây bắt mồi; Mô hình giờ nở hoa của một số loài + Phiếu học tập+ Bộ thí nghiệm về tính cảm ứng của thực vật. ( chuẩn bị trước 10 ngày )- Trò: Bộ thí nghiệm về tính cảm ứng của thực vật ( chuẩn bị trước 10 ngày )c/. Phương pháp: Trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi bộ phận. Tôi sử dụng phần mềm ứng dụng là chương trình Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng; các sơ đồ hình ảnh được đưa vào bài để học sinh quan sát thảo luận, từ đó rút ra nội dung cần ghi nhớ; qua đó liên hệ với thực tiễn.d/. Kiểm tra bài cũ: 10 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án, thể hiện trên màn hình: Xác định câu đúng/ sai sau:Sinh sản là quá trình phân chia của tế bào.Sinh sản là quá trình tạo ra các cơ thể mới để duy trì nòi giống.Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự tham gia của giới tínhGiâm, chiết ghép có ở cả thực vật và động vật.Nuôi cấy mô có thể dùng trong y học.Đa số động vật có sinh sản hữu tính.Chỉ ở thực vật mới có sự thụ tinh kép.Thụ tinh ngoài tiến hoá hơn thụ tinh trongĐộng vật cũng có sinh sản một giới.Môi trường sống luôn thuận lợi cho sinh vật.e/. Bài mới:Bước 1: Tổ chức thảo luận - Giáo viên: + Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi bàn một nhóm, có nhóm trưởng.+ Phát phiếu học tập cho học sinh+ Nêu rõ yêu cầu thảo luận, ghi chép.+ Theo dõi, hướng dẫn học sinh thảo luận, ghi chép.- Học sinh: + Nhận phiếu học tập + Đọc sách giáo khoa, thảo luận, ghi chép.Bước 2: Báo cáo, giải thích:Hoạt động 1: Khái niệm tính cảm ứng ở sinh vật- Giáo viên: + chiếu một số hình ảnh về cảm ứng ở sinh vật. + Yêu cầu học sinh quan sát thực tế, hình ảnh, thí nghiệm số 1 và rút ra kết luận về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.- Học sinh: Nêu khái niệm tính cảm ứng của sinh vật, các khâu của cảm ứng, hiệu quả phản ứng phụ thuộc những nhân tố nào.- Giáo viên: Tổng kết lại nội dung phần 1 trên màn hình, yêu cầu một vài học sinh nhắc lạiHoạt động 2: Tính cảm ứng ở thực vật- Giáo viên: + Chiếu các hình ảnh về các dạng cảm ứng của thực vật + Giới thiệu các thí nghiệm mà giáo viên đã làm. + yêu cầu học sinh quan sát màn hình, thí nghiệm của giáo viên, thí nghiệm học sinh làm từ TN 1 đến TN 4.- Học sinh: Quan sát và nêu đặc điểm tính cảm ứng của thực vật; các biểu hiện về các hình thức cảm ứng ở thực vật: Tính hướng sáng, hướng đất, hướng hoá, hướng nước, cảm ứng với va chạm mạnh, nhịp ngày đêm ( mỗi nhóm báo cáo một nội dung )- Giáo viên: + Hướng dẫn học sinh giải thích cơ chế từng dạng cảm ứng ở thực vật. + Tổng kết nội dung phần 2 trên màn hình, yêu cầu một vài HS nhắc lại + Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế.Hoạt động 3: Tính cảm ứng ở động vật đơn bào.- Giáo viên: + Chiếu các hình ảnh về tính cảm ứng ở động vật đơn bào. + Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình để rút ra hiện tượng cảm ứng ở động vật đơn bào.- Học sinh: nêu các dạng cảm ứng ở một số động vật đơn bào: Trùng roi, trùng cỏ, Amip- Giáo viên: + Hướng dẫn học sinh giải thích cơ chế. + Tổng kết nội dung phần 3 trên màn hình, yêu cầu một vài HS nhắc lạiHoạt động 4: Liên hệ thực tiễn:- Học sinh: từ các dạng cảm ứng ở thực vật rút ra ý nghĩa tính cảm ứng của sinh vật trong đời sống của chúng và các ứng dụng trong trồng trọt: cách trồng cây, gieo hạt, tưới nước, bón phân,  để cây sinh trưởng, phát triển tốt.- Giáo viên: Cung cấp thêm các hiện tượng cảm ứng phong phú khác ở thực vật trên màn hình, yêu cầu học sinh sưu tầm các hiện tượng cảm ứng khác ở thực vật.f/. Củng cố: - Giáo viên: Đưa ra sơ đồ củng cố theo từng phần - Học sinh: Nhắc lại từng nội dung trong bài họcg/. Kiểm tra đánh giá: Bằng một số câu hỏi trắc nghiệm.h/. Bài tậpvề nhà: Câu hỏi trong sách giáo khoa, ứng dụng trong thực tiễn.Các kích thích từ môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, hoá, chất, sự va chạm, ôxi ...Sinh vậtPhản ứng trả lờiCảm ứngCác hình thức trả lời Hướng dương, hướng âm, vận động, cử động ...ứng dụng- Giâm cành, trồng cây, gieo hạt, tưới nước, bón phân hợp lí....C/. Kết quả: Qua giảng dạy một số bài ở cả 3 khối: 12 A1: Bài Thuyết tiến hoá cổ điển12A2: Bài Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới11 E: Bài Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào10 A2, 10A4: Bài Tính cảm ứng ở thực vật và động vật đơn bàoTôi nhận thấy giảng bài trên máy chiếu có sử dụng chương trình ứng dụng Microsoft Powerpoint có những ưu điểm sau:- Cung cấp nhiều thông tin cho học sinh.- Không mất thời gian viết bảng, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn quan sát, hướng dẫn học sinh làm việc.- Kiểm tra được nhiều đối tượng học sinh.- Học sinh: Hứng thú hơn, tham gia tích cực vào bài học, nhiều học sinh tham gia bài học hơn- Kết quả kiểm tra có tỷ lệ điểm khá giỏi cao hơn các lớp đối chứng.- Phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh hiểu bài nhanh, dễ nhớ, có liên hệ được với thực tế.D/. Kết luận, đề nghị: Qua quá trình sử dụng phương tiện hiện đại tôi nhận thấy phương tiện hiện đại này có thể áp dụng trong dạy học ở trường phổ thông. Do đó tôi có những kiến nghị sau:- Trang bị thêm kiến thức về vi tính cho phổ biến giáo viên để mọi giáo viên có thể sử dụng được phương tiện hiện đại vào giảng dạy.- Sử dụng rộng rãi phương tiện hiện đại vào giảng dạy ở các bộ môn.- Sử dụng phương tiện hiện đại vào các công việc khác trong nhà trường để phát huy tối đa ưu thế của phương tiện.- Bên cạnh phương tiện hiện đại, vẫn sử dụng tối đa các phương tiện sẵn có, làm thêm các phương tiện mới để nâng cao hiệu quả giờ dạy.Việc sử dụng phương tiện mới vào dạy học cần thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện. Với khoảng thời gian ngắn vừa qua, quá trình thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, kính mong các thầy cô quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến để việc giảng dạy bằng phương tiện mới có hiệu quả hơn. xin chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptskkn.ppt