SKKN Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Năm học 2017-2018 - Lê Hà Chi

*Hình thức 1: Giáo viên vẽ bức tranh một ngã tư đường phố với các tín hiệu đèn giao thông đã bật sáng và nhiều phương tiện qua lại. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ bức tranh rồi tìm cách qua đường sao cho an toàn.

 Để làm được yêu cầu bài tập này học sinh phải nhớ lại các quy tắc tín hiệu đèn ( đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại), lối đi dành cho người đi bộ

(nơi có vạch kẻ trắng), chú ý đến các làn đường, phần đường và các phương tiện đang tham gia giao thông.

 Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kỹ từng chi tiết trên tranh vẽ rồi đặt nó vào trong mối quan hệ tổng thể của cả bức tranh.

 

docx48 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Năm học 2017-2018 - Lê Hà Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
là động vật có hại.
4.4. Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với các phương pháp khác.
Dạy học là một hoạt động chủ động có ý thức cao được thực hiện dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống các phương pháp dạy học để giúp học sinh lĩnh hội tri thức bài học.
Các phương pháp trong hệ thống các phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau. Phương pháp này hỗ trợ phương pháp kia, khắc phục những mặt còn hạn chế của phương pháp kia và ngược lại.
Phương pháp quan sát giúp học sinh nhận biết sự vật – hiện tượng thông qua sự tri giác về hình dạng, màu sắc, kích thước và các mối quan hệ bên ngoài, là cơ sở để học sinh tư duy hình tượng. Nhưng nếu phương pháp quan sát không sử dụng kết hợp với những phương pháp như: Phương pháp giảng giải, phương pháp thảo luận, phương pháp đàm thoại, phương pháp kể chuyện, . thì quá trình quan sát của học sinh cũng chỉ dừng lại ở cảm xúc bên ngoài, lâu dần nó sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán và không đạt được mục tiêu bài học.
4.4.1.Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với phương pháp giảng giải
Phương pháp quan sát với hệ thống đồ dùng trực quan sẽ làm cho bài giảng của giáo viên rõ ràng, cụ thể, sinh động. Học sinh có cơ sở để liên kết tri thức với thực tiễn, gắn lý thuyết với thực tiễn. Còn phương pháp giảng giải giúp học sinh nhìn nhận sự vật - hiện tượng dưới góc độ khoa học, hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng không chỉ là một sự quan sát đơn thuần.
VD: Bài 4: Bảo vệ tai và mắt ( TN-XH lớp 1. Trang 10)
Giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh mô tả hành động nên không nên để bảo vê mắt. Bên cạnh đó, giáo viên phải giảng giải cho học sinh hiểu vì sao phải làm như thế? Nó có lợi và có hại như thế nào? Như vậy sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất bên trong mỗi hành động và bài giảng có sức thuyết phục hơn.
4.4.2.Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát và phương pháp thảo luận nhóm.
 Trong chương trình, nội dung dạy học TNXH có nhiều bài dạy mà quá trình quan sát không thể tiến hành dưới hình thức cá nhân. Các em cần phải có sự trao đổi ý kiến, hỗ trợ lẫn nhau để hiểu được những đặc điểm của sự vật - hiện tượng. Lúc đó giáo viên phải kết hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp thảo luận nhóm.
VD: Bài 19: Cuộc sống xung quanh ( TN-XH 1, trang 38 )
Vì không gian quan sát rộng, có nhiều chi tiết nên sau khi quan sát các em nên thảo luận nhóm để tổng hợp những gì quan sát được, thống nhất để báo cáo kết quả quan sát.
4.4.3.Mối quan hệ giữa phương pháp quan sát với phương pháp trò chơi.
Phương pháp quan sát là cơ sở để tạo cho học sinh tổ chức trò chơi, làm cho trò chơi có ý nghĩa học tâp. Ngược lại, phương pháp trò chơi tạo cho học sinh hứng thú khi quan sát và khắc sâu những gì mình vừa quan sát được,
VD: Trò  chơi “ Đi chợ giúp mẹ”. Bài 9: Ăn uống hằng ngày ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1, trang 18). Trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”. Bài 20: An toàn trên đường đi học ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 42). 
Trò chơi “ Đố bạn rau gì?”. Bài 22: Cây rau “ sách Tự nhiên và Xã hội 1.trang)
5. Cơ sở thực tiễn
5.1. Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên- xã hội lớp 1
5.1.1.Mục tiêu tổng quát 
  * Giúp học sinh:
- Có hiểu biết sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn. 
- Nắm được các thành viên trong gia đình, lớp học. 
- Tập quan sát một số cây, con vật, các hiện tượng tự nhiên – xã hội. 
- Hiểu được sự thay đổi của thời tiết. 
5.2.Mục tiêu cụ thể 
5.2.1. Chủ đề:Con người và sức khỏe
   * Kiến thức:
- Nhận biết các bộ phận bên ngoài của cơ thể và vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan.
- Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện dưới sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết ngày càng nhiều.
- Biết giữ vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.
- Biết ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho sức khoẻ.
 * Kĩ năng:
- Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách.
- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- Tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi về cơ thể người và sức khoẻ.
 * Thái độ:
- Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của cá nhân (ăn đủ no, uống đủ nước) để cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn.
5.2.2 Chủ  đề: Xã hội
 * Kiến thức:
- Biết nói về các thành viên trong gia đình, nói về tình cảm và  sự quan tâm, chăm sóc, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
- Biết kể tên những công việc thường làm ở nhà của bản thân và những người trong gia đình. Hiểu rằng mọi người trong gia đình đều phải làm việc theo sức của mình.
- Biết kể về các thành viên trong lớp, cách bày trí lớp học. Nhận biết lớp học sạch, đẹp. Nói được tên và địa chỉ lớp học.
- Biết sơ lược về cuộc sống xung quanh. Nhận ra những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học để phòng tránh. Biết một số quy định về an toàn giao thông trên đường.
 * Kĩ năng:
- Biết nói về địa chỉ nhà ở của mình.
- Tập thói quen cận thận khi tiếp xúc với vật nhọn, sắc, vật nóng và khi tiếp xúc với đồ điện thông thường.
-Tập đặt và trả lời câu hỏi về chủ đề xã hội.
 * Thái độ:
- Yêu quý người thân trong gia đình và ngôi nhà của mình.
- Có ý thức phòng, tránh tai nạn, giữ an  toàn cho bản thân và em bé khi ở nhà.
- Phát triển tình cảm yêu quý, gắn bó với thầy, cô giáo và các bạn trong lớp.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự, an toàn giao thông.
5.2.3. Chủ đề: Tự nhiên
 * Kiến thức:
- Biết nói tên và một vài đặc điểm, lợi ích (hoặc tác hại) của một số cây rau, cây hoa, cây gỗ và một số con vật phổ biến.
- Nhận biết và mô tả một số hiện tượng của thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét
 * Kĩ năng:
- Quan sát tranh, ảnh, vật thật; biết sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về những gì quan sát được.
- Biết đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về một số sự vật và hiện tượng tự nhiên. Biết tìm thông tin để trả lời các câu hỏi và giải đáp các thắc mắc đó.
 * Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật có ích, diệt trừ những con vật có hại.
- Có ý thức giữ gìn sức khỏ khi thời tiết thay đổi (đội nón mũ khi đi nắng; che ô, mặc áo mưa khi trời mưa, mặc áo ấm khi trời rét). 
6. Sử dụng phương pháp quan sát trong tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội lớp 1. 
 - Do sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp dạy học trong bộ môn Tự nhiên và Xã hội cũng như sự phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học là hiếu động, tò mò, thích khám phá mà phương pháp quan sát trở thành một phương pháp chính và được chú trọng sử dụng trong quá trình dạy học.
- Phương pháp quan sát trở thành chiếc cầu nối giữa nhận thức của học sinh với nội dung bài học tự nhiên và xã hội, là khởi đầu của sự hiểu biết và khám phá trí tuệ cho trẻ. Vì vậy, phương pháp quan sát đã được sử dụng rộng rãi trong các trường  tiểu học nhưng thực tế thì chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này xuất phát từ nhiều lý do:
* Đối với giáo viên
- Chưa xác định đúng mục tiêu quan sát đối với từng nội dung, đối tượng cụ thể ( giáo viên đưa ra mục tiêu quá cao đối với học sinh lớp 1 )
- Đồ dùng để quan sát: tranh ảnh, mẩu vật, sơ đồ, vật mẫu,  một số trường còn sơ sài, thiếu đồng bộ và chưa đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Giáo viên chưa quản lý tốt học sinh, phấn bố thời gian chưa hợp lý trong tiết dạy.
- Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học đòi hỏi khâu chuẩn bị công phu, tố kém nên giáo viên chuẩn bị còn sơ sài.
- Do điều kiện nhà  trường và địa phương mà các hoạt động ngoại khóa: tham quan, dã ngoại còn rất hạn chế, nhiều trường hoạt động này hầu như không có.
* Đối với học sinh
- Chưa xác định đúng mục đích học tập môn Tự nhiên và Xã hội, coi đây là một môn học phụ nên không quan tâm đúng mực.
- Chưa được hướng dẫn cách quan sát khoa học – logic. Quan sát còn mang tính đại thể, cảm tính.
- Học sinh quá hiếu động, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp nên gây khó khăn cho giáo viên trong khâu quản lý.
Vì vậy vấn  đề đặt ra là nên sử dụng phương pháp quan sát như thế nào? Tiến hành ra sao để tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa đảm bảo tính khoa học, mang lại hiệu quả cao trong dạy học Tự  nhiên và Xã hội. 
7. Vận dụng phương pháp qian sát trong dạy học môn Tự nhiên- Xã hội lớp 1
7. 1.Quan sát tranh ảnh
 Tranh ảnh là đồ dùng trực quan phổ biến được sử dụng rộng rãi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Nó có thể ở dạng rời từng chiếc một, hoặc hệ thống thành bộ. Tự nhiên và xã hội thường có các loại tranh ảnh về các chủ đề:
 Quê hương, trường học, gia đình, dân số, danh nhân, thiên nhiên, lao động sản xuất. Nguồn thu thập tranh ảnh rất đa dạng: các báo, tạp chí, tranh rời, ảnh rời. Ngoài ra con có thể sưu tầm và sử dụng trong dạy học các con tem ( bưu điện ) có hình ảnh về thực vật, động vật, lịch sử, địa lý. 
 * Ưu điểm
- Các đối tượng quan sát đã được lựa chọn, khái quát hóa nhằm thể hiện những đặc tính bên ngoài và cả  những đặc điểm bên trong của đối tượng.
- Có tính nghệ  thuật và tính trực quan cao đễ thu hút sự chú  ý và hứng thú của học sinh.
  * Hạn chế
- Chỉ thể hiện  được sự vật, hiện tượng ở trạng thát tĩnh và tính khái quát cao
- Một số tranh ảnh ngoài đối tượng chính cần thể hiện còn có các chi tiết phụ ít liên quan đến bài học nên dễ làm phân tán sự chú ý của học sinh.  7.1.1. Hướng dẫn học sinh quan sát
- Tranh ảnh: hình chụp, tranh vẽ các sự vật hiện tượng được thể  hiện trên một mặt phẳng, nó chỉ giúp ta quan sát một chiều vì vậy nó mang tính chất thống kê sự vật nhiều hơn.
 Vì vậy, khi quan sát giáo viên hướng dẫn chi học sinh chú ý vào những chi tiết được thể hiện trên tranh ảnh, quan sát từ chi tiết đến bao quát. Nếu tranh ảnh diễn tả một hành động, chuyển động nào đó thì phải tưởng tượng xem trong thực tế nó đang diễn ra như thế nào.
 Khi hướng dẫn học sinh quan sát giáo viên phải đặt ra hệ thống câu hỏi để giúp học sinh quan sát đúng trọng tâm, không tràn lan.
7.1.2. Ứng dụng
Tranh ảnh có  thể được sử dụng trong tất cả các bước của quá trình dạy học. Tùy theo mục đích sử  dụng mà giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh với kích thước khác nhau. Nếu dạy học toàn lớp yêu cầu tranh ảnh phải được phóng to, đậm màu để học sinh dễ quan sát. Nếu dùng để thảo luận nhóm thì dùng tranh vừa, còn học cá nhân thì có thể dùng tranh ảnh nhỏ hơn.
7.1.3. Sử dụng tranh ảnh để kiểm tra bài cũ 
VD: Bài 20: An toàn trên đường đi học ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 42)
  *Hình thức 1: Giáo viên vẽ bức tranh một ngã tư đường phố với các tín hiệu đèn giao thông đã bật sáng và nhiều phương tiện qua lại. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ bức tranh rồi tìm cách qua đường sao cho an toàn.
    Để làm  được yêu cầu bài tập này học sinh phải nhớ lại các quy tắc tín hiệu đèn ( đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại), lối đi dành cho người đi bộ 
(nơi có vạch kẻ trắng), chú ý đến các làn đường, phần đường và các phương tiện đang tham gia giao thông.
   Giáo viên lưu  ý học sinh quan sát kỹ từng chi tiết trên tranh vẽ rồi đặt nó vào trong mối quan hệ  tổng thể của cả bức tranh.
 *Hình thức 2: Giáo viên sưu tầm những bức tranh ảnh có nội dung là các hành vi có thể gây nguy hiểm trên đường đi học. 
   VD: Đi trái  đường, sang đường không đúng nơi quy định, không tuân thủ theo tín hiệu đèn, đi xe đạp dàn hàng ngang trên  đường, ..
   Em hãy tưởng tượng xem điều gì có thể xảy ra trong mỗi cảnh này?
Với những hình thức kiểm tra bài cũ trên vừa sinh động, vừa thực tế nó không chỉ giúp học sinh nhớ lại kiến thức mà còn áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
7.1.4. Sử dụng tranh ảnh để dạy học bài mới 
Giáo viên phóng to những bức tranh có nội dung liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác nội dung bức tranh qua hệ thống các câu hỏi từ đó rút ra nội dung bài học.
Quá trình quan sát giáo viên đóng vai trò là người tổ  chức, hướng dẫn. Học sinh tìm tòi va rút ra nội dung bài học.
VD : Bài 4: Bảo vệ mắt và tai ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 10)
 Chuẩn bị: Một số tranh ảnh có nội dung là các hành động nên và không nên để bảo vệ tai và mắt; nam châm. 
Tiến trình: 
 - Giáo viên gắn các bức tranh đã chuẩn bị được lên bảng để học sinh quan sát. 
+ Những bạn nhỏ  trong tranh đang làm gì?
+ Hành động đó như  thế nào?
 Chia bảng ra làm 2 cột: Nên – không nên 
 Tổ chức thảo luận nhóm: Hành vi nào nên hoặc không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 
 Đại diện từng nhóm lên chọn một bức tranh rồi gắn vào cột tương ứng và giải thích vì sao nên hoặc vì sao không nên? 
Giáo viên nhận xét và bổ sung những kiến thức cần thiết. 
VD 2: Bài 11: Gia đình ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 24 )
Chuẩn bị: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị những bức ảnh chụp chung cả gia đình mình, hoặc các bức ảnh do các em tự vẽ về gia đình 
Tiến trình: 
Gọi học sinh giới thiệu về gia đình mình cho các ban cùng nghe
+ Gia đình gồm những ai? ( Chỉ trên tranh / ảnh )
+ Các thành viên trong nhà làm gì?
+ Cả nhà tụ  họp đầy đủ vào lúc nào? Làm gì?
+ Em nghĩ gia đình em như thế nào? ( Gia đình em mọi người rất thương yêu nhau, em yêu gia đình của em. ...)
7.2. Quan sát mô  hình 
7.2.1. Khái niệm
 Mô hình là loại phương tiện dạy học hình khối, phản ánh hoặc mô phỏng tương tự cấu tạo, hình dạng bên ngoài của vật thật 
Chúng được làm bằng các chất liệu nhẹ như nhựa, chất dẻo nói chung, đất sét, thạch cao, gỗ tạp Mô  hình thường được sử dụng khi không mang vật thật  đên lớp được. Mô hình có thể ở các dạng tĩnh như: Mô hình các dạng địa hình ( đồng bằng, cao nguyên, núi,) phương tiện giao thông ( ô tô, máy bay, tàu thủy,), nhưng cũng có thể ở dạng động (quả địa cầu, đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa, ), một số loại có thể tháo lắp được như mô hình về các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người.
7.2.2. Hướng dẫn học sinh quan sát
   Mô hình là một dạng hình khối nên cho phép chúng ta quan sát từ mọi góc độ, quan sát trong không gian ba chiều: trên – dưới, trước – sau, phải –  trái của sự vật. Vì vậy lúc hướng dẫn học sinh quan sát giáo viên nên hướng dẫn các em quan sát từ những góc nhìn khác nhau để hiểu chi tiết sự vật. VD: hình dáng, màu sắc, kích thước, 
   Ngoài việc quan sát sự vật từ mọi chiều, giáo viên còn tạo điều kiện cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trên mô hình, tháo lắp các mô hình. 
  VD1:  Quan sát mô hình hàm răng (Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ răng. Sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1. trang 14 )
 - Giáo viên giới  thiệu mô hình hàm răng bên ngoài, bên trong hàm răng. 
 - Quan sát bên trong để biết về số lượng răng, các loại răng ( răng hàm, răng nanh, răng cửa), lợi.
  - Quan sát bên trên, bên dưới và nói về tác dụng của hàm răng và  các loại răng
  - Cách chăm sóc răng miệng.
  - Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh răng (mặt trước, mặt sau, mặt trên) như thế nào và cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trên mô hình.
* Để tạo ra một tình huống trong qua trình quan sát giáo viên có thể tổ chức trò chơi:  “ Ngôn ngữ của các hàm răng”
Trò chơi này tổ  chức ở thời gian cuối tiết học.
Chuẩn bị: Mô hình 2 hàm răng 
+ Một hàm răng trắng, đều.
+ Một hàm răng sún, sâu.
Tổ chức cho học sinh quan sát tìm hiểu nguyên nhân và sao có sự khác nhau giữa 2 hàm răng. 
Thảo luận nhóm rồi tập viết lời thoại cho 2 hàm răng ( gặp nhau chúng sẽ nói gì? 
 Gợi ý: 
+ Hai hàm răng tâm sự với nhau vì sao mình đẹp/ xấu.
+ Kể cho nhau nghe những việc mà chủ nhân của nó đã làm gì  để bảo vệ răng.
+ Lời nhắn của hàm răng gửi tới chủ nhân.
VD2: Quan sát mô hình cơ thể người ( Bài 1: Cơ thể chúng ta. Trang  4   )
 * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu mô hình người
Học sinh quan sát và chỉ các bộ phận của cơ thể người ( chỉ trực tiếp trên mô hình)
 * Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh khám phá mô hình
- Thực hiện các hoạt  động của con người trên mô hình. 
Vd: Cúi đầu, gập người, vận động cánh tay, vận động chân, rồi cho học sinh thực hiện các động tác đó. 
=> Qua quan sát mô  hình và hành động của các bạn học sinh trả  lời: Cơ thể người có 3 phần: Đầu, mình, chân và tay.
 - Tháo lắp các bộ  phận trên mô hình.
* Như vậy, qua mô hình giáo viên đã giúp học sinh hiểu được cấu tạo của cơ thể người gồm 3 phần: đâu, mình, chân và tay. Biết các hoạt  động của cơ thể. Ngoài ra trên mô hình giáo viên còn giới thiệu cho học sinh biết cơ chế của  sự vận động và khuyến khích học sinh nên vận động hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh.
 7.3. Quan sát mẫu vật
    Mẫu vật là những vật được ép, ngâm, nhồi để có được hình mẫu, giữ gìn được lâu dài hơn. Gồm có:
 Mẫu vật ép: Lá cây, hoa, vỏ cây, một số con vật cánh mỏng,  
 Mẫu vật ngâm: Rắn, khỉ,  
 Mẫu vật nhồi: Chim, thỏ, gà, vịt,  
 Cũng giống như mô hình đó là mẫu vật cho phép chúng ta quan sát trong không gian đa chiều. Chỉ  khác mẫu vật là các vật thật cho nên lúc quan sát ta chú ý đến cả kích thước  và  các đặc điểm bên ngoài của vật mẫu.
 Đối với các mẫu vật ép khô, mẫu vật nhồi ta có thể dùng thị giác quan sát, nhận diện đặc điểm sự vật. Dùng tay sờ để biết đặc điểm bề ngoài vật mẫu ( mượt, nhám, trơn, )
 Đối với các mẫu vật ngâm: các mẫu vật này được ngâm trong các bình thủy tinh trong suốt, mẫu vật ở trạng thái tĩnh nên học sinh có thể dễ dàng quan sát tỉ mỉ từng chi tiết, đặc điểm bên ngoài mẫu vật.
   VD: Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật ( sách Tự nhiên và  Xã hội 1. trang  60  )
 Ngoài các con vật, cây cối quen thuộc hằng ngày, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết thêm về các con vật mà hằng ngày các em chưa được nhìn thấy hoặc đã nhìn thấy đâu đó nhưng chưa có cơ hội quan sát tỉ mỉ. 
   + Một số lá cây, hoa của một số cây mà xung quanh các em không có.
   + Một số loại động vật: Rắn, tắc kè, khỉ,  
7.4. Quan sát trực tiếp vật thật
   * Vật thật: Thực thể sống sinh động như một số cây, một số con vật, các hiện tượng tự nhiên xã  hội liên quan đến bài học. Có hai hình thức quan sát:
   - Quan sát trong phòng học: Các sự vật được mang đến lớp  để quan sát, đã tách ra khỏi môi trường sống của nó.
   Vd: Quan sát một số cây rau ( Bài 22: Cây rau), quan sát con mèo, con gà, 
 * Quan sát ngoài tự nhiên 
  Vd: Quan sát cây cối xung quanh vườn trường, cánh đồng, sở thú, công viên, nhà máy, xí nghiệp, 
7.4.1. Hướng dẫn học sinh quan sát 
 Quan sát vật thật là hình thức quan sát sinh động và thuận lợi nhất cho học sinh. Là cơ hội  để học sinh khám phá sự vật hiện tượng mọi mặt, đặc điểm bên ngoài, cả về cấu tạo, bản chất bên trong và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó trong tự nhiên.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mọi giác quan để tri giác sự vật  – hiện tượng. Đặt sự vật hiện tượng đó  trong môi trường sống và các mối quan hệ của nó.
 Tổ  chức cho học sinh quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên giáo viên nên chuẩn bị kỹ càng cả về  thời gian, địa điểm, các dụng cụ và phương tiện cần thiết. Xác định mục đích và đối tượng quan sát để tránh cho các em quan sát tràn lan, không trọng tâm. Sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc phiếu học tập để hướng học sinh vào đối tượng quan sát.
 Kết thúc hoạt động quan sát tổ chức báo cáo kết quả  quan sát.
VD1: Quan sát trong phòng học. Bài 22: Cây rau ( Sách Tự nhiên và Xã  hội 1. trang 46 )
 Mục tiêu quan sát: Nói tên và phân biệt được các bộ phận của cây rau. 
 Đối tượng quan sát: Cây rau mà các em mang đến lớp. 
 Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát: 
 + Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm 4
 + Mỗi em trong nhóm lần lượt giới thiệu về cây rau mà mình mang đến cho các bạn trong nhóm biết.
       - Tên cây rau ?
       - Được trồng ở đâu?
       - Các bộ phận chính của cây rau: rễ, thân, lá,  
 + Học sinh trong nhóm so sánh các cây rau có gì giống và khác nhau: màu sắc; đặc điểm: rễ, thân, lá, 
 Báo cáo kết quả quan sát: 
 Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả quan sát của nhóm dưới hình thức phiếu học tập hoặc các phương tiện dạy học.
 Giáo viên tổng kết, nói về lợi ích của các cây rau và việc ăn rau hằng ngày, cách chế  biến một số loại rau phổ biến ( rau lang, rau muống, )
 Trò chơi : Đố bạn rau gì? 
Hình thức 1:
 Chuẩn bị: Một số cây rau mà học sinh đã được quan sát, tìm hiểu ở hoạt động trước. 
 Mỗi tổ cử một học sinh lên tham gia trò chơi, các em này đều được bịt mắt bằng một chiếc khăn sạch.
 - Cách chơi: Giáo viên  đưa cho m

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_quan_sat_trong_day_hoc_tu_nhien_va.docx