Tiết 33: Ôn tập chương II

- Học sinh nhận phiếu và thảo luận nhóm.

- Giáo viên: Sau khi hết thời gian cho học sinh đổi chấm chéo và phát biểu ý kiến.

- Các đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.

- Giáo viên chốt lại cuối cùng ,các kiến thức mà chúng ta vừa làm đó là nội dung gì ?

( Đó là những nội dung kiến thức cơ bản của chương II mà chúng ta cần ôn tập lại).

 

docx6 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Tiết 33: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Ngày soạn: 06/12/2012
 Ngày giảng: 11/12/2012
TIẾT 33: ÔN TẬP CHƯƠNG II.
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, tiếp tuyến và tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn, vị trí tương đối của hai đường tròn.
2.Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
 Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải bài toán và trình bày lời giải, làm quen với bài tập tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất.
3.Thái độ: Hệ thống, sâu chuỗi các kiến thức và quan hệ giữa các kiến thức với nhau và với thực tế. Rèn tính kiên trì, cẩn thận và tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, phấn mầu, compa, thước thẳng.
	 - Phiếu học tập theo nhóm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.
Bài 1: Chọn số và hệ thức thích hợp điền vào ô trống:
Vị trí tương đối
Số điểm chung
Hệ thức giữa đường nối tâm và bán kính
Hai đường tròn cắt nhau
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài
Hai đường tròn tiếp xúc trong
Hai đường tròn ngoài nhau
Hai đường tròn đựng nhau
Hai đường tròn đồng tâm
Bài 2: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm
- Điểm đó cách đều ..............
- Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là ............của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
- Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc...................... đi qua các tiếp điểm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Bài 1: Chọn số và hệ thức thích hợp điền vào ô trống:
Vị trí tương đối
Số điểm chung
Hệ thức giữa 
d và R
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
Bài 2: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Nếu đường thẳng và đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng là .......... của đường tròn.
- Nếu đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và ......................đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là một tiếp tuyến của đường tròn.
- Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua ......... của dây ấy.
- Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì ....................
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ chương II hình học, dụng cụ vẽ hình trên vở.
3.Phương pháp dạy học: - Tổ chức các hoạt động, rèn phương pháp tự học.
 - Tăng cường hoạt động tập thể, phối hợp và hợp tác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong quá trình ôn tập)
2.HOẠT ĐỘNG 2: Hệ thống kiến thức cơ bản của chương
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian hoạt động
Nội dung
- Giáo viên: Bằng kiến thức đã học các em làm bài tập sau theo nhóm.
 - Giáo viên đưa ra thể lệ hoạt động nhóm.
- Học sinh nghe và nắm các quy định.
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Học sinh nhận phiếu và thảo luận nhóm.
- Giáo viên: Sau khi hết thời gian cho học sinh đổi chấm chéo và phát biểu ý kiến.
- Các đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chốt lại cuối cùng ,các kiến thức mà chúng ta vừa làm đó là nội dung gì ?
( Đó là những nội dung kiến thức cơ bản của chương II mà chúng ta cần ôn tập lại).
 3 phút
( Dự kiến nhận xét mỗi nhóm 1 phút)
Phần điền phiếu học tập số 1
2
R – r < OO’< R + r
1
OO’ = R + r
OO’ = R - r
0
OO’ > R + r
OO’ < R - r
OO’ = 0
hai tiếp điểm
tia phân giác
tạo bởi hai bán kính
Phần điền phiếu học tập số 2
2
d < R
1
d = R
0
d > R
tiếp tuyến
vuông góc với bán kính
trung điểm
vuông góc với dây ấy 
3.HOẠT ĐỘNG 3: Luyện giải bài tập
- Học sinh đọc đề bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình.
- Giáo viên: Để xác định vị trí tương đối của hai đường tròn ta dựa vào yếu tố nào?
- Học sinh thứ nhất trả lời
- Học sinh thứ 2 nhận xét.
- Giáo viên chốt lại: So sánh độ dài đường nối tâm và tổng hoặc hiệu hai bán kính
- Giáo viên: Ở bài toán này muốn chứng minh tứ giác là hình chữ nhật ta dựa vào dấu hiệu nhận biết nào?
- Học sinh thứ hai trả lời.
- Học sinh thứ nhất nhận xét
- Giáo viên chốt lại: Chứng minh tứ giác có 3 góc vuông.
- Giáo viên gọi 2 học sinh này lên bảng làm bài.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi kiểm tra và hướng dẫn học sinh chưa làm được.
- Học sinh khác quan sát và nhận xét.
- Giáo viên chốt lại: Ở hai phần này muốn củng cố lại cho các em về vị trí tương đối của hai đường tròn và tam giác nội tiếp đường tròn có một cạnh là đường kính thì tam giác đó là tam giác vuông .
- Giáo viên: Để chứng minh đẳng thức hình học này em làm như thế nào?
- Học sinh thứ 3 trả lời.
- Học sinh thứ 4 nhận xét
- Giáo viên chốt lại: Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
- Để chứng minh EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K) em làm như thế nào?
- Học sinh thứ tư trả lời.
- Học sinh thứ 3 nhận xét.
- Giáo viên chốt lại: Chứng minh cho EF là tiếp tuyến của đường tròn ta chứng minh nó vuông góc với hai bán kính của hai đường tròn đi qua tiếp điểm.
- Giáo viên gọi hai học này sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên đi kiểm tra và giúp đỡ học sinh khác.
- Học sinh nhận xét và đánh giá bài làm của bạn.
- Giáo viên kết luận cuối cùng về bài.
- Giáo viên: Qua hai phần này muốn củng cố cho các em về cách chứng minh một đẳng thức hình học và cách chứng minh tiếp tuyến của đường tròn.
- Giáo viên hướng dẫn phân tích câu e.
- Em có nhận xét gì về độ dài hai đoạn thẳng EF và AH? ( EF = AH)
- Vậy nếu EF lớn nhất thì AH như thế nào? ( AH lớn nhất)
- Mà trong hình vẽ trên AH là một nửa dây, vậy AH lớn nhất khi nào? ( AD là đường kính)
- Khi AH lớn nhất thì vị trí của điểm H nằm ở đâu?( H trùng với O).
- Có thể gọi học sinh lên bảng trình bày hoặc giáo viên trình bày lại.
- Giáo viên minh họa vị trí của điểm H bằng GSP
- Học sinh quan sát và khẳng định tính đúng đắn của bài toán.
- Giáo viên mở rộng thêm bài toán
- Học sinh nghe và phát biểu.
 37 phút
Bài 41/ 128( SGK)
a)Ta có IO = OB – IB
Þ đường tròn (I) tiếp xúc trong với (O) 
 Ta có KO = OC - KC 
Þ đường tròn (K) tiếp xúc trong với (O)
Ta có IK = IH + HK 
Þ đường tròn (I) tiếp xúc ngoài với (K)
b) Tam giác DABC có cạnh BC là đường kính của đường tròn (O) → DABC vuông tại A
→ EAF= 90o (1)
Lại có: HE vuông góc với AB
→AEH = 90O(2)
 HF vuông góc với AC
→AFH = 90O(3)
Từ (1),(2) và (3) 
ÞEAF=AEH=AFH=90o
Vậy tứ giác AEHF là hình chữ nhật
c) Tam giác AHB vuông tại H có : 
 AH2 = AE.AB (4)
 Tam giác AHC vuông tại H có: 
 AH2 = AF.AC (5)
Từ (4) và (5) 
Þ AE.AB = AF.AC
d) Gọi M là giao điểm của EF và AH.
Vì tứ giác AEHF là hình chữ nhật nên → ME = MH
Xét ∆MEI và ∆MHI có:
EM = MH ( Chứng minh trên)
MI là cạnh chung
IE = IH( Bán kính của (I)
Suy ra: ∆MEI = ∆MHI (c.c.c) →MEI= MHI(Hai góc tương ứng). Mà MHI= 90O
→MEI=90O → ME là tiếp tuyến của đường tròn (I)
Chứng minh tương tự MF là tiếp tuyến của đường tròn (K)
Vì E, F, M thẳng hàng nên EF là tiếp tuyến chung của đường tròn (I) và đường tròn (K)
e) Vì tứ giác AEHF là hình chữ nhật nên: 
Þ EF = AH mà AH = Để EF lớn nhất khi và chỉ khi AH lớn nhất, AH lớn nhất khi và chỉ khi AD lớn nhất. Mà AD lớn nhất khi nó là đường kính hay H trùng với O. Vậy H trùng với O thì EF có độ dài lớn nhất.
4. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 3 phút)
- Ôn tập chương II phần lý thuyết theo bản đồ tư duy sau: ( Sơ đồ trình bày trên File PPT)
- Ôn tập lại các chương: + Hệ thức lượng trong tam giác vuông.
- Làm các bài tập 42, 43/ 128( SGK).

File đính kèm:

  • docxWORDa.docx
Bài giảng liên quan