Bài giảng Bài 7: Nito (tiết 1)

Ở dạng tự do, chiếm 78,16% thể tích của không khí (≈ 4/5 VKK). Nitơ thiên nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị : 14N (99,63%) và 15N (0,37%).

Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất natri nitrat NaNO3 (hay diêm tiêu natri).

 

ppt35 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 7: Nito (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
KÍNH CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠNSV:Ngô Thị Hồng NhungDH10HBÀI 7NITƠCHƯƠNG 2 : NITƠ - PHOTPHOSơ lược về nitơTrong luận án tiến sĩ y học công bố năm 1772, Daniel Rutherford đã công bố kết quả tìm ra khí nitơ trong không khí mà ông gọi là "không khí lỏng". Dưới chuông thuỷ tinh, ông đốt cháy những chất có chứa cacbon và dùng dung dịch kiềm để thu hết khí CO2 tạo thành. Ông nhận xét phần không khí còn lại không cháy được và không thở được. Sơ lược về nitơNhiều nhà khoa học đã quan sát được tính chất của khí nitơ là không duy trì sự cháy và sự hô hấp. Vì vậy khí này có 3 tên gọi khác nhau để phản ánh tính chất của nó: nitrogen - có nghĩa là sinh ra nitrat; alcaligen - có nghĩa là sinh ra kiềm ( tức sinh ra amoniac, lúc đó amoniac có tên là kiềm bay hơi; azot – có nghĩa là không có sự sống. Hiện nay, danh từ azot có trong ngôn ngữ tiếng Pháp và Nga, còn nitrogenium là trong tiếng Anh, Italia, Tây Ban Nha.N14,0067Hãy xác định vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn?Và cấu hìnhelectron nguyên tửcủa nitơ?I- VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬNitơ ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.Cấu hình electron của nitơ là 1s22s22p3.Ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo được liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử,giữa chúng hình thành một liên kết ba→ công thức cấu tạo của phân tử nitơ là N≡N.Nguyên tử khối TBTên nguyên tốCấu hình electronKí hiệu hóa họcSố hiệu nguyên tửĐộ âm điệnSố oxi hóa714.0063.041s22s22p3NNitơ-3, +1, +2, +3, +4, +5II-TÍNH CHẤT VẬT LÍỞ điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị,hơi nhẹ hơn không khí(dN2/kk =0,97).Hóa lỏng ở -1960C Nitơ rất ít tan trong nước( 1lit nước hòa tan được 0,015 lít khí nitơ)Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.Dạng quang phổ vạch của nitơBình thu khí N2III-TÍNH CHẤT HÓA HỌCỞ nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học ( do có lk ba rất bền),năng lượng của liên kết ba (EN≡N = 946 kJ/mol) lớn gấp 6 lần năng lượng lk đơn N–N(E N-N =169 kJ/mol) nên ở 30000C vẫn chưa bị phân hủy rõ rệt thành nguyên tử.Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động hơn và có thể tác dụng được với nhiều chất.III-TÍNH CHẤT HÓA HỌCTrong hợp chất cộng hóa trị của nitơ với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (như hidro, kim loại,) → nguyên tố N2 có số oxi hóa -3.Còn trong hợp chất cộng hóa trị của nitơ với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (như oxi, flo) → nguyên tố N2 có số oxh dương,có thể từ +1 đến +5.III-TÍNH CHẤT HÓA HỌCKhi tham gia phản ứng oxi hóa – khử, số oxh của nitơ có thể giảm hoặc tăng → thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. Tuy nhiên, tính oxi hóa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ.III-TÍNH CHẤT HÓA HỌC1.Tính oxi hóaa) Tác dụng với kim loạiỞ nhiệt độ thường, nitơ chỉ tác dụng được với Liti	 6Li + N2 → 2Li3NỞ nhiệt độ cao, nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al,tạo thành nitrua kim loại.	 3Mg + N2 → Mg3N2t0Magie nitruaLiti nitrua0-30-3III-TÍNH CHẤT HÓA HỌC1.Tính oxi hóab) Tác dụng với hidroỞ nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nitơ tác dụng trực tiếp với hidro, tạo ra khí amoniac. N2 + 3H2 	2NH3t0,pxt0-3→ Trong những phản ứng trên, số oxh của nitơ giảm từ 0 đến -3 → nitơ thể hiện tính oxi hóaIII-TÍNH CHẤT HÓA HỌC2. Tính khửỞ nhiệt độ khoảng 30000C (hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện), nitơ kết hợp trực tiếp với oxi, tạo ra khí nitơ monooxit NO: 	N2 + O2 	2NOt00+2→Trong phản ứng này, số oxi hóa của nitơ tăng từ 0 đến +2 → nitơ thể hiện tính khử.N2 + O2 → 2NO2NO + O2 → 2NO23NO2 + H2O → 2HNO3 + NOIII-TÍNH CHẤT HÓA HỌC2. Tính khửTrong tự nhiên, khí NO được tạo thành khi có sấm sét.Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngay với oxi của không khí tạo thành khí nitơ đioxit NO2 màu nâu đỏ.	2NO + O2 → 2NO2+2+4Ngoài các oxit trên, còn có các oxit khác của nitơ như N2O, N2O3,, , N2O5 chúng không đ/chế được bằng t/dụng trực tiếp giữa nitơ và oxi.IV- ỨNG	DỤNG V-TRẠNG THÁI TỰ NHIÊNNitơỞ dạng tự do, chiếm 78,16% thể tích của không khí (≈ 4/5 VKK). Nitơ thiên nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị : 14N (99,63%) và 15N (0,37%).Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng chất natri nitrat NaNO3 (hay diêm tiêu natri).VI-ĐIỀU CHẾ1.Trong công nghiệpNitơ được sx bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.Sơ đồ điều chế khí nitơ:	không khí(- CO2,H2O)	không 	khí lỏng 	 N2 sôi bay ra, oxi lỏng 	còn lại.	 t0 2HNO3 + NO)Hờn đau bốc khói lên đầyNên tim em chịu chua cay một bềĐêm giông tố rét tràn vềOxi chẳng được gần kề bên emVì cùng dòng họ phi kimCho nên cô bác 2 bên bực mình.Oxi từ đó buồn tìnhBỏ em đơn độc một mình bơ vơ 	(2NO ---> N2 + O2)Em là cô gái NitơLâu nay em vẫn mong chờ tình yêu.Về nhàCác em ôn lại bài hôm nay.Làm các bài tập còn lại trong SBT trang 11.Xem trước bài 8 Amoniac và muối amoni về cấu trúc phân tử,tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.Chúc các em có một ngày học tập - làm việc hiệu quả!!!Cảm ơn Thầy và các bạnđã quan tâm theo dõixin trân trọng kính chào!!!

File đính kèm:

  • pptbai_7Nito.ppt
Bài giảng liên quan