Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài học 43: Cảnh ngày hè

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

 1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:

 a. Bức tranh ngày hè :

 - Đường nét, màu sắc:

 + “Hoa hoè đùn đùn tán rợp giương”

 ? Hình ảnh cây hoè: Cành lá xanh thẫm, toả bóng mát cả một không gian, tạo cảm giác dễ chịu.

 + “Thạch lựu hiên còn phun trước đỏ”

 Cây lựu bên hiên nhà trổ những bông hoa đỏ thắm.

 + “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

 Hoa sen hồng dưới ao đang toả ngát mùi hương, sức sống không dừng lại.

 

 Cái nhìn trẻ trung của thi nhân: Những gam màu nóng, cảnh vật tươi sáng, chân thực

 

ppt14 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài học 43: Cảnh ngày hè, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Văn bảncảnh ngày hèNguyễn TrãiBáo kính cảnh giới – bài 43I.Tìm hiểu chung:1.Tác giả:a.Tiểu sử:- Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai (1380–1442)- Quê ở Nhị Khê - Thường Tín – Hà Tây- Xuất thân trong một gia đình quan lại giàu lòng yêu nước- Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất của dân tộc- Tuy nhiên ông cũng phải chịu nhiều oan khuất rất thảm khốc (Thảm án “Lệ chi viên” - Tru di tam tộc)- Một số tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, ứ c Trai thi tập, Lam Sơn thực lục, Nguyễn Trãi (1380 – 1442)b.Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi:-Tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa sâu sắc. “Viêc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo.” -Tư tưởng thể hiện ở tình yêu thắm thiết dối với thiên nhiên, quê hương, đất nước, gia đình. “Hái cúc hương lan, hương bén áo, Tìm mai. đạt nguyệt, tuyết xâm khăn.” “Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao.” -Một mong mỏi cuộc đời thanh bạch “Một tấm lòng son ngời lửa luyện Mười năm thanh chức ngọc hồ băng.”2.Tác phẩma.Tập thơ “Quốc Âm thi tập”-Tập thơ Nôm: Gồm 254 bài, đánh dấu sự phát triển cao của thơ tiếng Việt.-Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi.-Nghệ thuật: Thơ Nông Đường luật với các câu thơ lục ngôn-”Quốc Âm thi tập” gồm 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).b.Bài thơ “Cảnh ngày hè”- Xuất xứ: Là bài thơ thứ 43 thuộc phần “Vô đề” trong “Báo kính cảnh giới”- Nhan đề: “Cảnh ngày hè” – nội dung bài thơ nghiêng về bức tranh cuộc sống.- Bố cục: Gồm 2 phần: + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên cuộc sống. + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Khát vọng của nhà thơ.- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: + Một tâm hồn nghệ sĩ yêu cuộc sống. + Một khát vọng cao cả, tầm vóc tư tưởng lớnII. Đọc – hiểu văn bản 1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: a. Bức tranh ngày hè : - Đường nét, màu sắc: + “Hoa hoè đùn đùn tán rợp giương”  Hình ảnh cây hoè: Cành lá xanh thẫm, toả bóng mát cả một không gian, tạo cảm giác dễ chịu. + “Thạch lựu hiên còn phun trước đỏ”  Cây lựu bên hiên nhà trổ những bông hoa đỏ thắm. + “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”  Hoa sen hồng dưới ao đang toả ngát mùi hương, sức sống không dừng lại.  Cái nhìn trẻ trung của thi nhân: Những gam màu nóng, cảnh vật tươi sáng, chân thực- Bức tranh thiên nhiên sinh động: + Cách ngắt nhịp 3/4: “Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ, Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương.”  Không tuân theo nhịp thơ Đường luật gợi sự chú ý, làm nổi bật bức tranh cảnh ngày hè. + Các động từ mạnh như “đùn đùn”, “giương”, “phun”  Thể hiện sức sống tràn đầy của cảnh vật.Thiên nhiên cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. b.Cuộc sống sinh hoạt: Âm thanh lúc chiều tà được miêu tả bằng những từ láy gợi cảm những từ láy gợi cảm “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” -”Lao xao chợ cá” => âm thanh vọng lại từ phía chợ cá của làng chài.  Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi thanh bình.-”Dắng dỏi cầm ve” => tiếng ve râm ran trong chiều tà như tiếng đàn lảnh lót vang dội lên. Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống niềm vui.  Bức tranh mùa hè sinh động và tràn đầy sức sống, có sự kết hợp của đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cuộc sống. Nguyễn Trãi đã cảm nhận cảnh sắc mùa hè bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác và cả sự liên tưởng Nhà thơ đã kết hợp đường nét, âm thanh, màu sắc theo qui luật của cái đẹp trong hội hoạ, âm nhạc để gợi ra bức tranh thiên nhiên có hình, có hồn, có vẻ đẹp sâu sắc. 2.Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:a.Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, cuộc sống: Hoàn cảnh của nhà thơ: “Rồi hóng mát thuở ngày thường” +”Rồi”: Rảnh rỗi, hóng mát => dạo chơi để tâm hồn thanh thản. +”Thuở ngày thường”: Ngày rộng tháng dài  Câu lục ngôn ngắt nhịp 1/2/3  Lời thơ vui, thư tháiTình yêu thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Trãi +Tâm hồn tinh tế, giao cảm mạnh mẽ với cảnh vật +Tấm lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của người dân b. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”  Nguyễn Trãi mơ đến cây đàn kì diệu của vua Thuấn ngày xưa để ca ngợi và làm cho dân được giàu đủ, no âm hơn. “Dân giàu đủ khắp đòi phương”  Câu kết (câu lục ngôn) ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người. III. Tổng kết1.Nội dung- Bài thơ là bức tranh ngày hè đẹp, sinh động và tràn đầy sức sống.- Qua bức tranh ấy ta được tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, yêu đất nước.2.Nghệ thuật- Sử dụng các câu thơ lục ngôn ngắn.- Sử dụng những thi liêu quen thuộc, mang tính quy phạm trong văn học ttung đại: hòe, lựu, làng ngư phủ, Ngu cầm,- Bài thơ vừa mang nét trang trọng, cổ điển vừa bình dị, tự nhiên. class 10A5director by to 3Ngo thi nham high school

File đính kèm:

  • pptcacnh_ngay_he.ppt
Bài giảng liên quan