Bài giảng Ngữ văn 10 - Hoàng Hạc Lâu (Lầu Hoàng Hạc)

• Câu hỏi 3: Theo em bài thơ được làm theo thể thơ gì? Bố cục chia như thế nào? Cách nào là hợp lý?

 

Trả lời:

- Bài thơ này làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

- Có 2 cách chia bố cục

+ Cách 1: đề, thực, luận, kết (2/2/2/2)

+ Cách 2: 4 câu trên, 4 câu dưới (4/4)

=> Chọn phân tích bài thơ theo cách 2

 

ppt16 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Hoàng Hạc Lâu (Lầu Hoàng Hạc), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Hoàng Hạc Lâu(Lầu Hoàng Hạc)		-Thôi Hiệu-	Kết quả cần đạt Giúp học sinh: 	- Thấy được tâm trạng hoài niệm quá khứ, ngậm ngùi trước hiện tại và tình cảm thương nhớ quê hương của Thôi Hiệu	- Thấy được cấu tứ độc đáo của một bài thơ Đường luậtNhững việc cần làm1. Tìm hiểu tiểu dẫn 2. Nhan đề bố cục3. Đọc hiểu văn bản4. Ghi nhớ5. Luyện tập6. Bài tập ở nhà	Tiểu dẫnCâu hỏi 1: Qua phần tiểu dẫn, em biết được điều gì về tác giả bài thơ?Trả lời: + Thôi Hiệu (704 - 705) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam)+ Là nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường Có khoảng 40 tác phẩm, trong đó “Hoàng Hạc lâu” là nổi tiếng nhất. 	Văn bảnCâu hỏi 2: Em hãy giải thích nhan đề bài thơ “Hoàng Hạc lâu”?Trả lờiLà tên một di tích văn hoá nổi tiếng ở phía Tây Trung Quốc. Là nơi Phí Văn Vi biến thành tiên cưỡi hạc vàng bay điThôi Hiệu đã đến thăm lầu Hoàng Hạc và viết bài thơ nổi tiếng về địa danh nàyTrả lời: Bài thơ này làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có 2 cách chia bố cục+ Cách 1: đề, thực, luận, kết (2/2/2/2)+ Cách 2: 4 câu trên, 4 câu dưới (4/4)=> Chọn phân tích bài thơ theo cách 2Câu hỏi 3: Theo em bài thơ được làm theo thể thơ gì? Bố cục chia như thế nào? Cách nào là hợp lý?Câu hỏi hướng dẫn học bàiCâu hỏi 4: Em hãy nhận xét về cấu trúc thanh điệu trong 4 câu thơ đầu so với quy định của thơ Đường luật mà em học?Trả lờiSự phối thanh trong câu 1 và câu 3 không chuẩn (Vi phạm quy tắc “nhị tứ lục phân minh”)	2	4	6	Câu 1: 	B	B	T	Câu 3	T	T	TChữ “hoàng hạc” được lặp lại tới 3 lần=> Khẳng định nỗi nhớ da diết của Thôi Hiệu với cảnh xưa. Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong 4 câu thơ đầu?Trả lời:Đối ý (chim hạc bay đi > Hướng về quá khứ thì vô vọng, hướng về hiện tại thì trống trải cuối cùng thi sĩ hướng vào chính lòng mìnhCâu hỏi 7: Em hãy diễn xuôi nghĩa của hai câu thơ cuối? Việc chọn thời gian buổi chiều để thể hiện tâm trạng của tác giả trong bài thơ có ý nghĩa gì?Trả lời: Diễn xuôi: Chiều tối tự hỏi lòng mình đâu là quê hương. Khói và sóng trên sông khiến cho lòng người buồnSự xuất hiện của không gian “chiều”, buổi chiều như kéo nhà thơ trở về thực tại của chính mình. Đúng lúc ấy khói và sóng trên sông như đồng điệu, gợi lên một nỗi buồn lan toả.Tác giả không dùng lối bộc lộ trực tiếp mà thông qua mối quan hệ giữa thời gian và không gian để thể hiện nỗi niềm lữ khách. Câu hỏi 8: Nhan đề của bài thơ là “Hoàng Hạc lâu” nhưng toàn bài hầu như không nói gì về “lầu” cả. Vậy dụng ý tác giả là gì?Trả lời: - Biểu hiện suy tư sâu lắng triết lí của tác giả về cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn, vô cùng của vũ trụ. - Tạo ra sự chuyển tiếp từ quá khứ và hiện tại (giữa 4 câu trên và 4 câu dưới) - Tạo ra mối tương quan giữa cái hữu hình (đất Hán Dương, bãi Anh Vũ) với cái không nhìn thấy là “hương quan”. Cái thần của bài thơ là ở đó.Câu hỏi 9: Tất cả cảnh ở bài thơ đều rất đẹp sao lại khiến người buồn?Trả lời:	Vì Thôi Hiệu không chỉ tả cảnh có ý nghĩa thù tạc, ngâm vịnh, mà thơ của Thôi Hiệu còn để bộc lộ tình cảm chân thành, những suy nghĩ sâu lắng (Thôi Hiệu buồn vì thấy đời người là hữu hạn, buồn vì phải tha hương). Dẫu cảnh có đẹp thì lòng người nhớ quê hương cứ vời vợi nhất là cảnh lúc chiều tối.Câu hỏi 10: Có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ thì cả 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống kết đọng trong tâm”, em suy nghĩ gì về ý kiến này?Trả lời: 	ý kiến này đúng và sâu sắc. Vì cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người. Còn có nỗi sầu, nỗi buồn nào hơn khi phải xa quê hương. Người ta buồn nhớ quê hương lúc chiều tà buông xuống, ta mới hiểu vì sao chiều hôm nhớ nhà là tình huống xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca nhiều nước phương Đông.Ghi nhớ	Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” thể hiện tâm trạng hoài niệm quá khứ, ngậm ngùi trước thực tại và tình cảm thương nhơ quê hương của Thôi Hiệu thông qua kết cấu độc đáo của một bài thơ Đường luật	Luyện tậpCâu hỏi: Em hãy tìm một câu thơ của một nhà thơ Việt Nam có ý gần với câu cuối bài thơ “Hoàng Hạc lâu”: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”?Trả lời: Câu cuối trong bài thơ “Tràng giang” nổi tiếng của Huy Cận:“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.Theo Huy Cận khi sáng tác “Tràng giang” ông nhớ tới “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu và nảy sinh ý thơ đặc sắc này.	Bài tập về nhàCâu hỏi: Em hãy nhớ lại và thử so sánh: cách thể hiện nỗi buồn trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu có gì khác với các tác giả văn học mà em biết, Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” chẳng hạn?Gợi ý:	- Nỗi sầu theo cách thể hiện của Thôi Hiệu là đi từ thiên nhiên (khách thể) tác động đến con người (chủ thể) còn Nguyễn Du thì ngược lại trong “Truyện Kiều” ông viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

File đính kèm:

  • pptHoang_Hac_Lau.ppt