Bài tập môn Hóa học Lớp 11 - Chương II: Photpho và hợp chất của Photpho - Trường THPT Đức Trọng
1/ Phân đạm
- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat và ion amoni .
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng nguyên tố nitơ.
a) Phân đạm amoni - Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4
b) Phân đạm nitrat - Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2
c) Phân đạm urê - (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N) là loại phân đạm tốt nhất hiện nay.
2/ Phân lân
- Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat ().
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong
thành phần của nó.
a) Supephotphat: Có hai loại: supephotphat đơn và supephotphat kép.
Supephotphat đơn: Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Supephotphat kép: Đó là muối Ca(H2PO4)2.
b) Phân lân nung chảy: Là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie (chứa 12- 14% P2O5). Các
muối này không tan trong nước nên thích hợp cho các loại đất chua
Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 BÀI TẬP CHƯƠNG III: PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO A. KIẾN THỨC CẦN NĂM I. PHOTPHO 1/ Tính chất vật lý P trắng P đỏ Trạng thái, màu sắc chất rắn, trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng chất bột, màu đỏ Tính tan không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ không tan trong các dung môi thông thường Tính độc rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da không độc Tính bền không bền. bền ở nhiệt độ thường Khả năng phát quang phát quang màu lục nhạt trong bóng tối không phát quang trong bóng tối 2/ Tính chất hóa học - Các mức oxi hóa có thể có của P: -3, 0, +3, +5 - Ở điều kiện thường,P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 vì liên kết P - P kém bền hơn so với liên kết N ≡ N - P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử còn P đỏ có cấu trúc kiểu polime) Tính khử Tác dụng với oxi, halogen, lưu huỳnh... 4P + 3O2thiếu t o → P2O3; 4P + 5O2dư t o → P2O5 2P + 3Cl2thiếu t o → 2PCl3; 2P + 5Cl2dư t o → 2PCl5 - Phản ứng với các chất oxi hóa khác 6Pđ + 3KClO3 → 3P2O5 + 5KCl (t0) (phản ứng xảy ra khi quẹt diêm) P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O 2P + 5H2SO4 đặc → 2H3PO4 + 3H2O + 5SO2 Tính oxi hóa Tác dụng với kim loại. VD : 3Ca + 2P t o → Ca3P2. (Canxi photphua) Các muối photphua bị thủy phân mạnh giải phóng photphin (PH3) Ca3P2 + 6H2O → 2PH3 + 3Ca(OH)2 Photphin là một khí không màu rất độc, có mùi tỏi, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ gần 1500C. 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O 3/ Trạng thái tự nhiên- Không tồn tại tự do. - Khoáng vật chính Apatit Ca3(PO4)2 và Photphorit : 3Ca3(PO4)2. CaF2. 4/ Ứng dụng Dùng để sản xuất axit H3PO4, diêm. Sản xuất bom, đạn khói, đạn cháy... 5/ Điều chế Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO (lò điện ở 15000C) II. AXIT PHOTPHORIC 1/ Tính chất vật lí: Tồn tại ở dạng lỏng siro, không màu, không mùi, dễ tan trong nước, không độc. 2/ Tính chất hóa học a. Là axit trung bình - Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc: H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- H2PO4- ↔ H+ + HPO42- HPO42- ↔ H+ + PO43- - Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. - Tác dụng với oxit bazơ; Tác dụng với kim loại đứng trước H2; Tác dụng với muối. - Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau). Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O 2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O b. Tính oxi hóa - khử: H3PO4 không có tính oxi hóa. 3/ Điều chế - Trong phòng thí nghiệm: P + 5HNO3 đặc → H3PO4 + 5NO2 + H2O (t0) - Trong công nghiệp: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (t0) Để điều chế H3PO4 với độ tinh khiết cao ta dùng sơ đồ: P → P2O5 → H3PO4 4/ Nhận biết - Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. - Tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3. III. MUỐI PHOTPHAT: là muối của axit photphoric. Phân loại: Ví dụ: H2PO4- : đihdrophotphat NaH2PO4 , Ca(H2PO4)2 HPO42- : hidrôphotphat NaHPO4, BaHPO4 PO43- : photphat Na3PO4 Tính tan Tan hết Muối của Na, K, NH4+ tan tốt trong nước. Các kim loại còn lại là không tan. Dấu hiệu nhận biết - Thuốc thử: dd AgNO3. - Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng - Phương trình: 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓vàng IV. PHÂN BÓN HÓA HỌC Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. 1/ Phân đạm - Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat và ion amoni . - Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng nguyên tố nitơ. a) Phân đạm amoni - Đó là các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 b) Phân đạm nitrat - Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2 c) Phân đạm urê - (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N) là loại phân đạm tốt nhất hiện nay. 2/ Phân lân - Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat (). - Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. a) Supephotphat: Có hai loại: supephotphat đơn và supephotphat kép. Supephotphat đơn: Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Supephotphat kép: Đó là muối Ca(H2PO4)2. b) Phân lân nung chảy: Là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie (chứa 12- 14% P2O5). Các muối này không tan trong nước nên thích hợp cho các loại đất chua. 3/ Phân kali - Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion K+. - Độ dinh dưỡng của phân K được đánh gái theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. - Gồm KNO3, K2SO4, K2CO3 (tro thực vật) 4/ Phân hỗn hợp - Phân phức hợp a) Phân hỗn hợp: Chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK. Thí dụ: (NH4)2HPO4 và KNO3. b) Phân phức hợp: Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 5/ Phân vi lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng ở dạng hợp chất. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 Câu 1. Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là: A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. Câu 2. Cho các dung dịch muối sau đây : NH4NO3 , ( NH4 )2 SO4 , K2SO4 .Kim loại duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là : A. Na. B. Ba C. Mg D. K Câu 3. Photpho có số dạng thù hình quan trọng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Có những tính chất : (1) mạng tinh thể phân tử ; (2) khó nóng chảy, khó bay hơi ; (3) phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ở nhiệt độ thường ; (4) chỉ bốc cháy ở trên 250oC. Những tính chất của photpho trắng là: A. (1), (2), (3) B. (1), (3) , (4) C. (2), (3) D. (1), (2) Câu 5. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là: A.(1), (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3) Câu 6. Trong công nghiệp, nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng 1200oC trong lò điện để điều chế: A. Photpho trắng B. Photpho đỏ C. Photpho trắng và đỏ D. Tất cả các dạng thù hình của photpho Câu 7. Kẽm photphua được ứng dụng dùng để A. làm thuốc chuột B. thuốc trừ sâu C. thuốc diệt cỏ dại D. thuốc nhuộm Câu 8. Dung dịch axit H3PO4 có chứa các ion nào ? ( không kể H+ và OH- của nước ): A. H+, PO43- B. H+, H2PO4-, PO43- C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-,HPO42-,PO43- Câu 9. Chọn phát biểu đúng: A. Photpho trắng tan trong nước không độc. B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước. C. Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối Câu 10. Magie photphua có công thức là: A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D.Mg3(PO4)3 Câu 11. Cho phản ứng: P + KClO3 → P2O5 + KCl. Hệ số cân bằng của phản ứng này từ trái qua phải lần lượt là: A. 2, 1, 1, 1 B. 4, 3, 2, 3 C. 8, 1, 4, 1 D. 6, 5, 3, 5 Câu 12. Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần tuân theo điều chú ý nào dưới đây? A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su. B. Ngâm P trắng vào chậu nước khi chưa dùng đến . C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước . D. Có thể để P trắng ngoài không khí . Câu 13. Photpho trắng và photpho đỏ là: A. 2 chất khác nhau. B. 2 chất giống nhau. C. 2 dạng đồng phân của nhau. D. 2 dạng thù hình của nhau.. Câu 14. Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2 Câu 15. Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là: A.(NH4)2SO4 B.Ca (H2PO4)2 C.KCl D.KNO3 Câu 16. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ? A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2CO Câu 17. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 A. KNO3 , NH4NO3 , (NH2)2CO B. KCl , NH4H2PO4 , Ca(H2PO4)2 C. (NH4)2SO4 , KCl , Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4 ,KNO3 , NH4Cl Câu 18. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ? A. NH4NO3 B.NH4Cl C.(NH4)2SO4 D.(NH2)2CO Câu 19. Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch: A. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2 Câu 20. Để nhận biết dung dịch NH4NO3 , Ca3 (PO4)2 , KCl người ta dùng dung dịch : A.NaOH B. Ba(OH)2 C. KOH D. Na2CO3 Câu 21. Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là : A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 44,8 lít Câu 22. Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là A.42,42 g B. 21,21 g C. 24,56 g D. 49,12 g Câu 23. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là : A. 32,33% B. 31,81% C. 46,67% D. 63,64% Câu 24. Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là: A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2 C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2 Câu 25. Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của A. (NH4)2HPO4 ,KNO3 B. (NH4)2HPO4,NaNO3 C. (NH4)3PO4 , KNO3 D. NH4H2PO4 ,KNO3 Câu 26. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. KCl. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. K2CO3 Câu 27. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây: A.Muối ăn B. thạch cao C. phèn chua D. vụi sống Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Thành phần chính của supephotphat kộp gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4 B. Urê có công thức là (NH2)2CO C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2 D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng Câu 29. Phân đạm ure thường chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N: A. 152,2 B. 145,5 C. 160,9 D. 200,0 Câu 30. Phân lân suphephotphat kép thực sản xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phõn: A. 69,0 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1 Câu 31. Phân kali KCl sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ chứa 50% K2O. Hàm lượng % KCl trong phân bón đó: A. 72,9 B. 76.0 C. 79,2 D. 75,5 Câu 32. Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng B. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác Câu 33. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion: A. NO3- và NH4+ B. NH4+, PO43- C. PO43- ,K+ D. K+ , NH4+ Câu 34. Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion: A. NO3- và NH4+ B. K+ C. photphat (PO43-) D. K+ và NH4+ Câu 35. Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất: A. ít chua B. chua C. kiềm D. trung tính Câu 36. Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion: Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 A. NO3- và NH4+ B. photphat (PO43-) C. PO43- và K+ D. K+ và NH4+ Câu 37. Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá? A.NaNO3 B.NH4NO3 C.Ca(NO3)2 D. (NH4)2CO3 Câu 38. Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số A.% khối lượng NO có trong phân B.% khối lượng HNO3 có trong phân C.% khối lượng N có trong phân D.% khối lượng NH3 có trong phân Câu 39. Chọn công thức đúng của apatit: A. Ca3(PO4)2 B. Ca(PO3)2 C. 3Ca3(PO4)2.CaF2 D.CaP2O7 Câu 40. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối: A. KH2PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 và K3PO4 C. K2HPO4 và K3PO4 D. KH2PO4 K2HPO4 và K3PO4 Câu 41. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ? A. Na3PO4 và 50,0g C. NaH2PO4 và 49,2g ; Na2HPO4 và 14,2g B. Na2HPO4 và 15,0g D. Na2HPO4 và 14,2g ; Na3PO4 và 49,2g C. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau : 1. + S i O 2 + t h a n h o a �t t �n h , 1 2 0 0 0 C ( 1 ) X Y P H 3 Z + C a , t 0 ( 2 ) + H C l ( 3 ) + O 2 d � , t 0 ( 4 ) C a 3 ( P O 4 ) 2 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2. 4342424352243 PONaHPONaPONaHHPOCa )( 3. Bột photphorit 1 axit photphoric 2 amophot 3 canxi photphat 4 axit photphoric 5 supephotphat kép. 4. Ca3(PO4)2 H3PO4 Na2HPO4 Na3PO4 Ag3PO4 5. Ca3(PO4)2 P H3PO4 NaH2PO4 Na3PO4 Ca3(PO4)2 DẠNG 2: Lập phương trình phản ứng dưới dạng ion và phân tử : a. H3PO4 + Ba(OH)2 (tỷ lệ 1:1) b. H3PO4 + KOH (tỷ lệ 1:3) c. (NH4)3PO4 + NaOH d. H3PO4 + Ba(OH)2 (tỷ lệ 2:1) e. H3PO4 + KOH (tỷ lệ 1:2) g. (NH4)3PO4 + Ba(OH)2 h. K3PO4 và Ba(NO3)2 i. Na3PO4 + CaCl2 k. Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 với tỉ lệ mol 1 :1 DẠNG 3: Nhận biết 1/ Phân biệt các chất rắn đựng riêng biệt trong các bình khác nhau a- P2O5 , N2O5 , NaNO3 , NH4Cl b- NH4NO3, NH4Cl , (NH4)2SO4, NaNO3 Trường THPT Đức Trọng Bài tập Hóa 11 2/ Phân biệt các chất trong dd đựng riêng biệt trong các bình khác nhau a- HCl , HNO3 , H2SO4 , H3PO4 b- Na3PO4 , NH3, NaOH , NH4NO3, HNO3 3/ a- Chỉ dùng thêm quì tím ,nhận biết các dd sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn Ba(OH)2 , H2SO4 , NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH3 b- Chỉ dùng một thuốc thử nhận biết các dd sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn NH4NO3 , (NH4)2SO4 , NaNO3 , Fe(NO3)3 DẠNG 4: Bài toán 1/ Đốt cháy hoàn toàn 46,5kg P trong oxi dư a- hòa tan sản phẩm vào một lượng nước vừa đủ để điều chế dd H3PO4 5M .Tính thể tích dd thu được b- hòa tan sản phẩm vào 150kg nước .Tính nồng độ % của dd H3PO4 thu được 2/ Cần lấy bao nhiêu tấn quặng photphoric có chứa 60% khối lượng Ca3(PO4)2 để điều chế được 150kg P , biết rằng lượng P hao hụt trong quá trình sản xuất là 4% 3/ đốt cháy hoàn toàn 6,8g một hợp chất của P thu được 14,2g P2O5 và 5,4g nước .Cho các sản phẩm thu được vào 50 g dd NaOH 32% a- Tìm CTPT của hợp chất b- Tính nồng độ % dd muối thu được 4/ Đổ dd chứa 23,52g H3PO4 vào dd chứa 12g NaOH Tính khối lượng mỗi chất tan trong dd sau phản ứng 5/ Cho 200 ml H3PO4 0,2M tác dụng với 200 ml dd Ca(OH)2 0,12M thu được m (gam) muối. Tính m? 6/ Cho 100 ml H3PO4 0,24M tác dụng với 200 ml dd KOH 0,25M thu được m (gam) muối. Tính m?
File đính kèm:
- bai_tap_mon_hoa_hoc_lop_11_chuong_iii_photpho_va_hop_chat_cu.pdf