Báo cáo tập huấn sơ cấp cứu - Bài: Dị vật đường thở

Tắc hoàn toàn:

Nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ.

Nạn nhân trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt.

Mặt đỏ, các mạch máu ở cổ nổi phồng.

Môi và lưỡi nạn nhân tím tái dần.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tập huấn sơ cấp cứu - Bài: Dị vật đường thở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 BÁO CÁO 
TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU 
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN 
NỘI DUNG: DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ 
2 
1.Dấu hiệu nhận biết khi bị dị vật đường thở 
4. Cách xử lý khi bị dị vật đưởng thở 
2. Nguyên nhân gây dị vật đường thở 
3. Nguy cơ khi bị dị vật đường thở 
4 NỘI DUNG 
Hệ thống hô hấp (đường thở): khoang mũi, miệng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. 
Nguyên nhân 
ảnh hưởng hô hấp: 
- Dị vật đường thở 
- Bệnh lý cơ quan hô hấp 
Dấu hiệu nhận biết 
	 Tắc không hoàn toàn: 
 có thể nói, ho, thở. 
Ho: nạn nhân cố ho khạc để tống dị vật ra ngoài. 
Mặt đỏ, chảy nước mắt, mũi. 
Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. 
Dấu hiệu nhận biết 
 Tắc hoàn toàn: 
Nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ. 
Nạn nhân trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. 
Mặt đỏ, các mạch máu ở cổ nổi phồng. 
Môi và lưỡi nạn nhân tím tái dần. 
Nguyên nhân 
Đối với trẻ em: 
Do trẻ bị sặc sữa, bột, thuốc,... 
Do chất nôn trào ngược vào đường thở. 
Do trẻ nhỏ thường cho tất cả các thứ vào miệng, mũi, đặc biệt là các đồ vật có kích thước nhỏ, các loại hạt, như hạt đậu, ngô,... 
Nguyên nhân 
 Đối với người lớn: 
Do ăn uống bị sặc, nghẹn. 
Do chất nôn trào ngược vào đường thở. 
Do tai nạn: Máu, dịch, răng, bùn, đất, rơi vào đường thở, 
8 
mới 
NGUY CƠ 
Rất nguy hiểm, 
nếu không được 
cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể 
bị bất tỉnh, ngừng thở, 
ngừng tim và tử vong. 
9 
LƯU Ý: 
1. Tuân thủ nguyên tắc sơ cấp cứu 
 (quan sát hiện trường; 
đánh giá tình trạng nạn nhân; 
gọi hỗ trợ xung quanh, 
gọi cấp cứu; sơ cứu; vận chuyển) 
2. Không được cố tình móc dị vật ra. 
10 
CÁCH 
XỬ 
TRÍ 
Trường MN 
là môi trường 
xã hội mà trẻ 
tiếp xúc và 
trải nghiệm 
Trẻ MG 3-4T 
gặp khó khăn 
khi bắt đầu 
cuộc sống tại 
trường MN 
mới 
 1. Tắc không hoàn toàn: 
- Động viên nạn nhân ho để tống dị vật ra. 
 - Nếu dị vật không ra ta tiến hành các bước sơ cứu. 
2.1. Nếu còn tỉnh: 
- Trẻ từ 0 – 1 tuổi (áp dụng phương pháp vỗ vào lưng và ép ngực) 
- Trẻ 1-8 tuổi (PP vỗ lưng và ép bụng) 
- Trẻ 8 tuổi - người lớn: Dùng phương pháp vỗ lưng, ép bụng 
2.2.Nếu bất tỉnh: 
 Thực hiện hồi sinh tim phổi 
2.TẮC HOÀN TOÀN 
Phương pháp vỗ lưng: 
Người sơ cứu ngồi trên ghế, chân hơi duỗi ra phía trước. 
Đỡ đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay, chân trẻ kẹp giữa nách và tay, cổ ngửa, miệng há, đầu thấp. 
Cách vỗ: Dùng bàn tay vỗ nhẹ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai, trên trục xương sống. 
Nếu dị vật chưa ra dùng phương pháp ấn ngực. 
 Trẻ 0-1 tuổi 
Phương pháp ấn ngực: 
Đỡ, lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay, cổ ngửa, đầu thấp 
Đặt 3 ngón tay từ điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú, rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau và ấn 5 lần vuông góc với thành ngực. 
Nếu dị vật chưa ra tiếp tục dùng phương pháp vỗ lưng. Quy trình lặp lại. 
 Trẻ 0-1 tuổi  
Lưu ý: 
	- Xác định đúng điểm vỗ lưng và ấn ngực 
	- Làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi dị vật ra hoặc khi có nhân viên y tế đến. 
	- Nếu dị vật chưa ra, trẻ bất tỉnh thì xử trí như trường hợp nạn nhân bất tỉnh. 
 Trẻ 1- 8 tuổi 
Phương pháp vỗ lưng: 
 Trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há. 
 Người sơ cứu quỳ 1 bên trẻ, 1 tay đỡ ngực – cằm, 1 tay vỗ tối đa 5 lần vào vị trí giữa 2 xương bả vai, trên trục xương sống. 
Cách vỗ: từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. 
 Nếu dị vật chưa ra dùng phương pháp ép bụng. 
Trẻ 1 – 8 tuổi 
Phương pháp Ép bụng: 
 Trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há. 
 Người sơ cứu quỳ hoặc đứng phía sau trẻ, vòng 2 tay phía trước bụng trẻ, 1 tay nắm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, tay kia bọc ra ngoài bàn tay trước. 
 Ép bụng đột ngột tối đa 5 lần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên 
 Nếu dị vật chưa ra ta tiếp tục dùng phương pháp vỗ lưng. Quy trình lặp lại. 
TRẺ 1-8 TUỔI 
2. Làm xen kẽ 2 phương pháp 
vỗ lưng và ép bụng cho đến khi dị vật ra 
hoặc có nhân viên y tế đến. 
3. Nếu dị vật chưa ra, trẻ bất tỉnh 
thì xử trí như trường hợp nạn nhân 
bất tỉnh. 
1. Xác định đúng điểm vỗ lưng và ép bụng. 
LƯU Ý 
Trên 8 tuổi và người lớn 
Phương pháp vỗ lưng: 
 Nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há. 
 Người sơ cứu đứng 1 bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực , 1 tay vỗ mạnh tối đa 5 lần vào vị trí ở giữa 2 xương bả vai và kiểm tra di vật. 
 Nếu dị vật chưa ra dùng phương pháp ép bụng. 
Trên 8 tuổi và người lớn 
Phương pháp Ép bụng: 
Nạn nhân đứng, đầu cúi thấp, miệng há. 
Người sơ cứu đứng phía sau nạn nhân, vòng 2 tay phía trước bụng nạn nhân, 1 tay nắm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, tay kia bọc ra ngoài bàn tay trước. 
Ép bụng đột ngột tối đa 5 lần từ dưới lên trên. 
Trên 8 tuổi và người lớn 
LƯU Ý 
Xác định đúng điểm vỗ lưng 
và ép bụng. 
Nếu dị vật chưa ra làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép bụng cho đến khi dị vật bật ra ngoài hoặc có nhân viên y tế đến. 
Nếu nạn nhân bất tỉnh thì xử trí như trường hợp bất tỉnh. 
Không có ai giúp đỡ 
- Vị trí, số lần vỗ lưng và ép bụng (ấn ngực) 
- Cách xử trí phải theo lứa tuổi. (Không ép bụng đối với trẻ dưới 1 tuổi) 
- Phải xử trí kịp thời. 
. 
Điểm cần lưu ý 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! 

File đính kèm:

  • pptbao_cao_tap_huan_so_cap_cuu_bai_di_vat_duong_tho.ppt