Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8

Câu 2: Những ý kiến nòa dưới đây là đúng với quy định của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Cấm mọi hành vi mại dâm.

B. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma túy

D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma túy

E. Cấm trẻ em uống rượu, nhưng không cấm trẻ em hút thuốc.

G. Nghiêm cấm nghiện ngập ma túy

 

docx4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 28/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GDCD (17/2/2020)
 Phần I: Trắc nghiệm ( 8điểm)
Câu 1 : Theo em những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì?
A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.
B. Trở lên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.
C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.
D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.
Câu 2: Những ý kiến nòa dưới đây là đúng với quy định của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Cấm mọi hành vi mại dâm.
B. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma túy
D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma túy
E. Cấm trẻ em uống rượu, nhưng không cấm trẻ em hút thuốc.
G. Nghiêm cấm nghiện ngập ma túy
Câu 3: Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Bắt tay người bị nhiễm HIV
B. Dùng chung bơm, kim tiêm
C. Dùng chung cốc, bát đĩa
D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây
	A. Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tùy mới bị nhiễm HIV/AIDS
	B. Tiếp xúc với máu của người có HIV có thể bị nhiễm HIV.
	C. Có thể điều trị được bệnh AIDS
	D. Một người trông khỏe mạnh thì không thể là người có HIV/AIDS.
Câu 5: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây tác hại cho ai?
A. Cho mỗi gia đình.
B. Cho xã hội.
C. Cho mỗi cá nhân
D. Cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 6: Quyền sử hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu tài sản của mình.
B. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình.
C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình.
D. Quyền bán tài sản của mình cho người khác.
Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước.
B. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của toàn xã hội.
C. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của các cơ quan Nhà nước.
D. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ.
Câu 8: Tài sản nào dưới đây là tài sản của Nhà nước.
A. Vốn của cá nhân góp trong doanh nghiệp Nhà nước.
B. Nhà ở của dân
C. Khoáng sản trong lòng đất
D. Tiền lương, tiền thưởng phát cho công nhân.
Câu 9: Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây?
A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của hiệu trưởng nhà trường.
B. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
C. Báo cáo cho công an về một vụ cướp của
D. Không đồng ý với việc cô giáo phê bình mình ở lớp.
Câu 10: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo những trường hợp nào dưới đây?
A. Bị cảnh sát giao thông xử phạt quá mức quy định
B. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của cơ quan vì cho rằng mức kỉ luật quá nặng.
C. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.
D. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
PHẦN II: Tự luận (2 điểm)
Câu 1. Em hãy cho biết, để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm trẻ em những điều gì? Em sẽ làm gì nếu có bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền?
Môn GDCD (24/2/2020)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Câu ca dao tục ngữ “Ăn ngay nói thẳng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
 A. Giữ chữ tín 	 B. Tôn trọng lẽ phải 
 C. Liêm khiết 	 D. Tôn trọng người khác 
Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “Xã hội kỉ cương, quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
 A. Giữ chữ tín 	B. Tôn trọng lẽ phải 
 C. Liêm khiết 	D. Pháp luật và kỉ luật
Câu 3: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
 A. Giữ chữ tín 	 B. Tôn trọng lẽ phải 
 C. Liêm khiết 	 D. Pháp luật và kỉ luật
Câu 4: Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ? 
 A. Tôn trọng lẽ phải 	B. Liêm khiết 
 C. Giữ chữ tín 	D.Tôn trọng người khác 
Câu 5: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
 A. Giữ chữ tín 	 B. Tôn trọng lẽ phải 
 C. Pháp luật	 D. Kỉ luật
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải?
	A. Cây ngay không sợ chết đứng. 	
	B. Nói phải củ cải cũng nghe 
	C. Phép vua thua lệ làng 	
	D. Nói chín thì nên làm mười, 
	Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
II. Tự luận 
Câu 1: Tôn trọng là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của sự tôn trọng? 
Câu 2: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 8 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. 
(Chúc các em sức khỏe và học tập tốt! - Cô Hà) 
GDCD - Lớp 8 (2/3/2020)
Câu 1: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
A. Vứt đồ đặc bừa bãi
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.
A. Lười làm, ham chơi	B. Chỉ biết lợi cho mình
C. Có tính năng động, sáng tạo	D. Dám nghĩ, dám làm.
Câu 3: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?
A. Năng động, sáng tạo.	B. Tích cực, tự giác.
C. Cần cù, tự giác.	D. Cần cù, chịu khó.
Câu 4: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?
A. A là người năng động, sáng tạo.	B. A là người tích cực.
C. A là người sáng tạo.	D. A là người cần cù.
Câu 5: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?
A. Năng động.	B. Chủ động.	C. Sáng tạo.	D. Tích cực.
Câu 6: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?
A. Sáng tạo.	B. Tích cực.	C. Tự giác.	D. Năng động.
Phần II. Tự luận 
	Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
--- Chúc các em làm bài tốt! ---

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8.docx
Bài giảng liên quan