Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Địa lí (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1: (4,0 điểm)

Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động? Xu hướng trong việc sử dụng lao động ở nước ta như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Địa lí (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9 
Năm học: 2012- 2013
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 04 câu, 01 trang)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trình bày những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động? Xu hướng trong việc sử dụng lao động ở nước ta như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
	Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người
của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, thời kỳ 1995-2002 (kg/người)
Năm
1995
1998
2000
2002
Bắc Trung Bộ
235,5
251,6
302,1
333,7
Cả nước
363,1
407,6
444,8
463,6
	Dựa vào bảng số liệu trên hãy rút ra nhận xét và giải thích?
Câu 3: (6,0 điểm)
	Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta?
Câu 4: (7,0 điểm)
	Cho bảng số liệu sau:
Số lượng đàn gia súc, gia cầm
Năm
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
1990
2854,1
3116,9
12260,5
107,4
1995
2962,8
3638,9
16306,4
142,1
2000
2897,2
4127,9
20193,8
196,1
2002
2814,4
4062,9
23169,5
233,3
	a) Tính chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 1990-2002 (lấy năm 1990 = 100%)?
	b) Vẽ biểu đồ đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn trên?
	c) Nhận xét và giải thích?
	d) Nêu sự phân bố của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta?
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Átlát địa lí Việt Nam
------------------------ Hết--------------------------
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SAT HSG LỚP 9
Năm học: 2012- 2013
MÔN: ĐỊA LÍ
 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
(4,0đ)
Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động (2,5đ)
- Có nguồn lao động dồi dào
- Mỗi năm tăng thêm lượng lao động mới 1 triệu lao động
- Chất lượng lao động: Lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong nông lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, chất lượng ngày càng cao ...
- Lao động phân bố không đều chủ yếu ở nông thôn 75,8%, lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các thành phố 
- Trình độ lao động thấp, qua đào tạo chỉ chiếm 21,2%, lao động còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật ...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Xu hướng trong việc sử dụng lao động ở nước ta (1,5đ)
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực (dẫn chứng)
- Số lượng lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng.
- Lao động theo thành phần kinh tế thay đổi từ khu vực nhà nước sang thành phần kinh tế khác (dẫn chứng)
0,5
0,5
0,5
2
(3,0đ)
- Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước dều tăng qua các năm (dẫn chứng). 
Vì đã áp dụng nhiều tiến bộ KHKT vào sản xuất, tốc độ tăng lương thực nhanh hơn tốc độ tăng dân số....
- Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ luôn luôn thấp hơn cả nước (dẫn chứng). 
Vì: Đồng bằng nhỏ, hẹp, đất xấu, nhiều thiên tai... 
0,75
0,75
0,75
0,75
3
(6,0đ)
Các nhân tố tự nhiên (3,0đ)
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng toạ cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (dẫn chứng)
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông là cơ sơ để phát triển công nghiệp thuỷ điện.
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông- lâm- ngư nghiệp từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản 
0,75
0,75
0,75
0,75
Các nhân tố kinh tế xã hội (3,0đ)
- Dân cư và lao động: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, tuy nhiên chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.
- Chính sách phát triển công nghiệp: trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư....
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng, tuy nhiên luôn luôn bị cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập do hạn chế về mẫu mã và chất lượng.
0,75
0,75
0,75
0,75
4
(7,0đ)
a/ Tính chỉ số tăng trưởng ( đơn vị %)(1,0đ)
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
1990
100
100
100
100
1995
103,8
116,7
133,0
132,3
2000
101,5
132,4
164,7
182,6
2002
98,6
130,4
189,0
217,2
1,0
b/ Vẽ biểu đồ (2,5đ)
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn ( 4 đường biểu diễn trên cùng trục hệ toạ độ).
- Yêu cầu: Có đầy đủ thông tin của 1 biểu đồ, khoảng cách các năm hợp lí.
2,5
c/ Nhận xét và giải thích (1,5đ)
- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất (dẫn chứng) vì thịt lợn và gia cầm là thực phẩm chính của nhân dân, nhu cầu người dân tăng nhanh. Mặt khác nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rộng rãi hai loại này.
- Đàn bò tăng chậm và đàn trâu không tăng do nuôi chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón tuy nhiên cơ giới hoá và hoá học hoá trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường nên trâu bò được nuôi ít đi.
0,75
0,75
d/ Sự phân bố (2,0đ)
- Trâu: được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Đàn bò có quy mô lớn nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ven các thành phố lớn.
- Lợn: Tập trung ở các vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Gia cầm: được nuôi nhiều ở các đồng bằng.
0,5
0,5
0,5
0,5
------------------------ Hết--------------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_dia_li_de_2_n.doc
Bài giảng liên quan