Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 3: ( 12,0 điểm)

 Hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ.

Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 8
 (Thời gian làm bài 150 phút)
Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang
Câu 1:( 5,0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b.Nếu phân theo mục đích nói, trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những kiểu câu nào? 
	c. Người trồng hai cây phong là ai? Khi trồng cây, người vô danh ấy đã mơ ước và ấp ủ những niềm hi vọng gì? Tại sao ở ngôi làng có hai cây phong ấy họ gọi tên trường học là “Trường Đuy-sen”?
	Câu 2: (3,0 điểm)
	 Cho đoạn thơ sau:
 “ Hoa chanh nở giữa vườn chanh
 Thầy u mình với chúng mình chân quê
 Hôm qua em đi tỉnh về
 Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.”
 (Chân quê – Nguyễn Bính)
	a. Em hiểu gì về hình ảnh “hương đồng gió nội” trong đoạn thơ trên?
	b. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về lời nhắn nhủ của Nguyễn Bính trong đoạn thơ trên.
	Câu 3: ( 12,0 điểm)
	Hai nguồn cảm hứng tạo nên thi phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ. 
Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định trên.
 ................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 8
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học: 2014 - 2015
Hướng dẫn chấm: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đáp án có 03 câu, trong 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20,0 (câu 1: 5,0 điểm; câu 2: 3,0 điểm; câu 3: 12,0 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(5,0 điểm)
a. - Đoạn văn được trích từ văn bản Hai cây phong
 - Tác giả Ai-ma-tốp
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
1,0
 0,5
0,5
1,0
b. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng hai kiểu câu:
 - Trần thuật
 - Nghi vấn
c.- Người trồng hai cây phong là thầy Đuy-sen
 - Khi trồng hai cây phong, người thầy ấy đã ước mơ và hi vọng khi cây lớn lên, ngày một thêm sức sống, các em sẽ trưởng thành và là người tốt.
 - Ngôi trường làng có hai cây phong, người ta gọi tên trường học là “Trường Đuy-sen” vì:
 + Thầy Đuy-sen là người thầy đầu tiên về làng để mở trường và thắp sáng những ước mơ của lũ trẻ ở làng Ku-ku-rêu.
 + Thầy Đuy-sen chính là người trồng hai cây phong- biểu tượng của làng Ku-ku-rêu.
 + Cách đặt tên trường gắn với tên thầy Đuy-sen, người đã sáng lập ra ngôi trường, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân làng Ku-ku-rêu đối với thầy Đuy-sen, người trồng cây, trồng người.
Câu 2
(3,0 điểm)
- Hương đồng gió nội là hình ảnh ẩn dụ chỉ những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, thân quen (những vẻ đẹp tâm hồn đáng quí của con người thôn quê).
1,0
1,0
1,0
- Hình thức: Học sinh viết đoạn văn trình bày quan điểm của bản thân.
- Nội dung: Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc trong đoạn thơ trên là: Hãy biết quí trọng và giữ gìn truyền thống của cha ông, đừng đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Liên hệ thực tế đời sống để rút ra ý nghĩa.
Câu 3
(12,0điểm)
* Hình thức: Học sinh viết bài văn nghị luận phân tích, chứng minh.
0,25
0,25
0,5
0,5
 1,0
1,0
1,0
1,0
1,5
1,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,25
 0,25
 0,5
* Nội dung: Bài văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
A. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông đồ”.
- Giới thiệu, trích dẫn vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài:
1. Giải thích:
- Lòng thương người là tình cảm yêu mến, thương cảm của nhà thơ đối với ông đồ - một tài năng bị rơi vào quên lãng, nói rộng ra là lòng thương cảm đối với một lớp người tàn, một thế hệ như ông đồ.
- Niềm hoài cổ là nỗi niềm nhớ tiếc về quá khứ, về cái cũ, cái đã qua. Trong bài thơ này là nỗi nhớ tiếc về một nét đẹp văn hóa truyền thống đang mất dần.
2. Chứng minh:
a. Trước tiên bài thơ thể hiện lòng thương người:
 - Hai khổ thơ đầu trong bài thơ là lòng yêu mến, kính trọng một tài năng đã bắt đầu bị rơi vào quên lãng: 
 + Khổ thơ đầu: Trong cảnh xuân, giữa rất nhiều những vui tươi, náo nức nhà thơ dừng lòng mình ở hình ảnh ông đồ già không dạy chữ thánh hiền mà lại viết thuê câu đối giữa phố phường đông đúc , giọng thơ tự sự nhưng phảng phất buồn.
 + Phân tích khổ thơ thứ hai để thấy được sự thán phục của mọi người nói chung và của tác giả nói riêng trước tài năng của ông đồ...
 - Hai khổ thơ tiếp là sự cảm thông, niềm thương cảm trước tình cảnh tiều tụy đáng thương của ông đồ.(thể hiện ở hai khổ thơ 3,4).
 + Khổ thơ thứ 3 là bức tranh tương phản đối lập với hai khổ thơ trên: Phân tích nghệ thuật điệp từ, câu hỏi tu từ, nhân hóa....
 + Khổ thơ 4 thể hiện sự cô đơn, lạc lõng, hoàn toàn bị lãng quên giữa dòng đời. Phân tích nghệ thuật tương phản đối lập giữa động và tĩnh, tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật tình cảnh ông đồ.
b. Khổ thơ cuối của bài thơ thể hiện niềm hoài cổ: Đó là lòng thương cảm, xót xa cho một thế hệ , một nét đẹp văn hóa đã lùi về quá khứ
- Hình ảnh ông đồ đã trở thành quá khứ, thành người xưa, biến mất trước cuộc đời.
- Tâm trạng nhớ tiếc, ngậm ngùi, xót xa của nhà thơ..
(Phân tích khổ cuối: câu hỏi tu từ...)
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ bình dị mà cô đọng, giàu sức gợi cảm.
- Sử dụng các biện pháp nghệt thuật: so sánh, điệp ngữ, đối lập, nhân hóa, câu hỏi tu từ... 
C. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ
 ................................HẾT...............................

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc