Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án)

Câu 2 ( 2điểm)

 Xác định các thành phần câu của những câu trong đoạn văn sau và cho biết câu nào là câu tồn tại, câu nào là câu miêu tả?

 ''Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời''.

 (Cây tre Việt Nam- Thép Mới)

Câu 3 ( 6 điểm)

Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2), em hãy tả lại một trận mưa rào đầu mùa hạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài gồm: 03 Câu, 01 trang
Câu 1 ( 2 điểm)
	Cho đoạn thơ sau:
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè"	
a . Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ? 
Câu 2 ( 2điểm)
	Xác định các thành phần câu của những câu trong đoạn văn sau và cho biết câu nào là câu tồn tại, câu nào là câu miêu tả?
	''Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời''.
	(Cây tre Việt Nam- Thép Mới)
Câu 3 ( 6 điểm)
Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2), em hãy tả lại một trận mưa rào đầu mùa hạ.
------------------ Hết ------------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn, lớp 6
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 câu, 02 trang)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
(2 điểm)
a. Đoạn thơ trên được trích từ bài "Lượm" 
 của Tố Hữu 
b. Yêu cầu HS nêu được:
- Biện pháp tu từ: Hoán dụ: hình ảnh "đổ máu" trong dòng thơ thứ nhất để nói về chiến tranh (Kiểu hoán dụ: lấy dấu hiệu để chỉ vật có dấu hiệu)
- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau thương mà chiến tranh gây ra cho con người, mà cụ thể ở đây là nhân dân xứ Huế. 
* Lưu ý: HS viết dưới dạng một đoạn văn cảm thụ, diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
0.25
0.25
0.5
1
2
(2 điểm)
Xác định đúng trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ và nêu được kiểu câu:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính.
	TN (0.25)	 VN (0.25) CN(0.25)
-> Câu tồn tại (0.25)
Dưới bóng tre xanh, ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. 
 TN (0.25) CN(0.25) VN (0.25) 
-> Câu miêu tả (0.25)
1
1
3
(6 điểm)
A - Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Miêu tả sáng tạo (dựa vào ý thơ của bài thơ "Mưa" - Trần Đăng Khoa.
- Đối tượng: Một trận mưa rào đầu mùa hạ. 
- Phương pháp: Dựa vào ý thơ, kết hợp với thực tế quan sát để miêu tả. Biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu để dựng lại cảnh một trận mưa rào đầu mùa hạ, miêu tả theo trình tự thời gian, từ lúc sắp mưa đến khi mưa tạnh. Bài làm phải sử dụng các tính từ miêu tả và phép tu từ nhân hóa, so sánh một cách hợp lí.
B- Yêu cầu cụ thể: Bài làm căn bản thể hiện được nội dung sau:
1. Mở bài:
+ Hoàn cảnh tả.
+ Giới thiệu về trận mưa rào mùa hạ, cảm nhận chung về trận mưa.
 (Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong việc giới thiệu một trận mưa rào đầu mùa hạ)
2. Thân bài
- Vị trí quan sát: HS chọn vị trí phù hợp để miêu tả từng cảnh theo thời gian.
* Ý 1: Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo về đầy trời
+ Gió thổi, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước
+ Không khí
+ Con vật : Mối bay đầy trời, gà con rối rít
+ Cây cối: ngả nghiêng
* Ý 2: Lúc bắt đầu mưa:
+ Những giọt mưa lác đác rơi
+ Không khí mát lạnh, dễ chịu
* Ý 3: Lúc mưa to:
+ Mưa ù xuống, rào rào
+ Sấm, chớp...
+ Cây cối trong mưa...
+ Người, vật trong mưa
 (HS có thể dựa vào ý thơ để tả hình ảnh người bố trở về "Đội sấm, chớp, trời mưa" -> vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ trước thiên nhiên)
* Ý 4: Lúc mưa tạnh
+ Cảnh vật tươi tắn, mới mẻ... 
+ Con người vội vã trở lại với các công việc bình thường
3. Kết bài: Cảm nghĩ về cơn mưa
* Chú ý: Học sinh có thể kết thúc bài làm bằng ý miêu tả hình ảnh bố trở về trong cơn mưa như trong bài thơ của Trần Đăng Khoa, cũng có thể tả thêm ý 4 (như trên) rồi kết bài, cốt sao cho mạch văn hợp lí và ý nghĩa.
C- Biểu điểm:
+ Điểm 6 :  Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+ Điểm 5 :   Bài làm đạt đủ các yêu cầu nêu trên, bố cục chặt chẽ, văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, còn mắc  1-2 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 4 :  Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên , văn có cảm xúc, còn mắc  4-5 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. 
+ Điểm 3 : Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên , còn mắc từ 7-8 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, bố cục chưa thật rõ ràng.
+ Điểm 2 : : Bài viết đạt 1/3 yêu cầu nêu trên , còn mắc 9-10 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt, diễn đạt chưa rõ ràng.
+ Điểm 1: Mới làm được phần mở bài hoặc thể hiện chưa rõ nội dung,  mắc quá nhiều lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0 : Llạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
1
4.5
0.5
* Chú ý: Giám khảo vận dụng biểu điểm linh hoạt để chấm điểm, trân trọng những bài làm sáng tạo.
------------------ Hết ------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_ph.doc