Đề kiểm tra môn Giáo dục Công dân Lớp 7 - Học Kỳ I - Vũ Thị Chuyên (Có đáp án)

Câu 5 : Việc làm nào sau đây không thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo?

a/ Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. b/ Khi mắc lỗi biết nhận lỗi .

c/ Lễ phép với thầy cô. d/ Gặp thầy cô không chào.

Câu 6 : “ Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

a/ Đoàn kết, tương trợ.

b/ Yêu thương con người.

c/ Tôn sư trọng đạo.

d/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Câu 7 : Điền vào chỗ trống : (0.5 điểm)

Yêu thương con người là (1) , giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp (2) , hoạn nạn.

Câu 8 (1 điểm) Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)

 

doc6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra môn Giáo dục Công dân Lớp 7 - Học Kỳ I - Vũ Thị Chuyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo viên: Vũ Thị Chuyên
Môn: GDCD
Kiểm tra : Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài 45 phút
ĐỀ BÀI
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
A. Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng nhất (1 điểm)
 1/ Câu tục ngữ " Tốt gỗ hơn tốt nước sơn " có nội dung:
 a. Chất liệu của gỗ và sơn rất bền.
b. Nước sơn quyết định độ bền của gỗ.
 c. Nội dung quyết định hình thức.
d. Hình thức quyết định nội dung.
2/ Câu tục ngữ " Tốt gỗ hơn tốt nước sơn " nêu trên nói về đức tính:
 a. Giản dị. 
b. Trung thực.
 c. Tự trọng. 
d. kỉ luật. 
3/ “Cây ngay không sợ chết đứng” là câu tục ngữ nói về đức tính:
a. Trung thực. 
 b. Tự trọng.
 c. Đạo đức . 
d. Kỷ luật.
4/ Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự trọng :
 a. không làm được bài , nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn.
 b. Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện cho bằng được lời hứa.
 c. Chỉ khi có bài kiểm tra điểm tốt thì K mới khoe với cha mẹ, điểm kém thì K giấu đi.
B. Hãy điền vào những chỗ (  ) dưới đây để hoàn chỉnh câu tục ngữ nói đức tính tôn sư trọng đạo: (1 điểm)
a. “. tự vi sư, ....... tự vi sư”
b. “ Học ............không tày học ..............”
C / Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
A
A-B
B
1/ Sự công minh, chính trực.
1...
a. Đức tính tự trọng.
2/ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
2...
b. Đức tính kỉ luật.
3/ Không xa hoa lãng phí,Không cầu kì, kiểu cách...
3...
c. Đức tính trung thực.
4/ Làm việc đúng giờ.
4...
d. Đức tính giản dị.
e. Đức tính tự tin.
II/ TỰ LUẬN. (7 điểm)
 1. Thế nào là trung thực ? cho ít nhất 4 ví dụ? (2 điểm)
 2. Nêu ý nghĩa của lòng yêu thương con người. Nêu 4 việc làm thể hiện lòng yêu thương đó? (2 điểm)
 3. Giờ kiểm tra toán, có một bài toán khó, Tuấn và Hưng ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm, khi nhận điểm trả bài cả hai đều được điểm cao. Tuấn nói với Hưng “thế mới là Đoàn kết chứ”. Theo em quan niệm của Tuấn đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
ĐÁP ÁN
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 đ ) 
A. Đúng mỗi câu ghi 0.25 điểm.
 1.c , 2.a , 3.a 4.c 
 B. ( 1 đ) Đúng mỗi từ ghi 0.25 điểm .
 a/ Nhất , bán 
 b/ Thầy, bạn 
C. 1điểm: 1c, 2a, 3d, 4b 
II/ TỰ LUẬN ( 7đ )
 1 - 
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm, nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm (1 điểm ) 
 - Nêu được 4 ví dụ: ( 1 điểm) 
 2 ( 2 điểm )
 - Ý nghĩa của lòng yêu thương con người ( 1 điểm)
 + Đối với cá nhân: là phẩm chất đạo đức tốt đẹp0,5 điểm)
 + Đối với xã hội : được mọi người yêu thương, quý trọng (0,5 điểm)
 - Nêu 4 việc làm - mỗi việc làm đúng ghi 0.5 điểm.
 - Nêu được 2 ví dụ: ( 1 điểm) 
 3/ ( 3đ )
Theo em quan niệm đó là sai. Vì đoàn kết là sự cần thiết cho việc tự hoàn thiện mình nhưng trong trường hợp trên Tuấn và Hưng đoàn kết không đúng chỗ , không đúng lúc vì vậy đã vi phạm nội quy và quy định khi kiểm tra bài.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN GDCD 7
MA TRẬN
 Cấpđộ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Sống giản dị
Hiểu được thế nào là sống giản dị
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.25 đ
2.5%
1
2.5 đ
2.5%
2.Trung thực
Nêu được khái niệm về tính trung thực
Hiểu được thế nào là sống trung thực
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
0.25 đ
2.5%
2
2.25 đ
22.5%
3.Tự trọng
Biết được thế nào là tự trọng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.25 đ
2.5%
1
0.25
2.5%
4. Đạo đức và kỷ luật
Hiểu được thế nào là sống có đạo đức kỷ luật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.25 đ
2.5%
1
0.25 đ
2.5%
5.yêu thương con người
Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
1
0.5 đ
5%
6.tôn sư trọng đạo
Hiểu được cách sống tôn sư trong đạo 
Biết thể hiện sự tôn sư trong đạo bằng những việc làm cụ thể
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.25 đ
2.5%
1
1
10%
2
1.25 đ
12.5%
6.xây dựng gia đình văn hóa
Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
7.giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Hiểu thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.25 đ
2.5%
1
2
20%
2
2.25 đ
22.5%
8.tự tin
Hiểu được một số biểu hiện của tính tự tin
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1 đ
10%
1
1
10%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
2
0.75 đ
7.5%
1
2 đ
20%
6
2.25 đ
22.5%
1
2 đ
20%
2
3 đ
20%
12
10 đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)
(khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) (0,25 điểm/ câu) 
Câu 1 . Biểu hiện nào sao sau nói lên tính giản dị?
a/ Lời nói hoa mĩ, bóng bẩy. b/ Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. 
c/ Nói năng cộc lốc, thô lỗ. d/ Dùng nhiều từ nước ngoài.
Câu 2 : Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tính trung thực?
a/ Đói cho sạch rách cho thơm. b/ Lá lành đùm lá rách.
c/ Cây ngay không sợ chết đứng. 	 d/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 3 : Thế nào là lòng tự trọng?
a/ Tự trọng là coi trong danh dự của mình
b/ Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người
c/ Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân
d/ Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình.
Câu 4 : Tính đạo đức, kỉ luật được thể hiện như thế nào?
a/ Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài. 	 	b/ Tiên học lễ hậu học văn
c/ Đi thưa về chào. 	d/ Gặp thầy cô chào hỏi.
Câu 5 : Việc làm nào sau đây không thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo?
a/ Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. 	b/ Khi mắc lỗi biết nhận lỗi .
c/ Lễ phép với thầy cô. 	d/ Gặp thầy cô không chào.
Câu 6 : “ Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?
a/ Đoàn kết, tương trợ.
b/ Yêu thương con người.
c/ Tôn sư trọng đạo.	 
d/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
Câu 7 : Điền vào chỗ trống : (0.5 điểm)
Yêu thương con người là (1), giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp (2) , hoạn nạn.
Câu 8 (1 điểm) Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
Ý kiến
đúng
sai
a. Người tự tin là người chủ động tự làm công việc của mình, không dựa dẫm vào người khác 
b. Người tự tin là người luôn cho là mình đúng trong suy nghĩ và hành động
c. Người tự tin là người không bao giờ tin vào người khác
d. Người tự tin là người biết tin tưởng vào việc làm đúng đắn của mình
PHẦN II – TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 9 (2 điểm) Thế nào là trung thực?
Câu 10 (2 điểm)
Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình
Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao?
Câu 11 ( 1điểm)
Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng?
Câu 12 (2 điểm)
Hãy cho biết, bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa?
ĐÁP ÁN
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm) b
Câu 2 (0,25 điểm) c
Câu 3 (0,25 điểm) d
Câu 4 (0,25 điểm) a
Câu 5 (0,25 điểm) d
Câu 6 (0,25 điểm) d
Câu 7 (0,5 điểm) Quan tâm ; Khó khăn
Câu 8 (1 điểm) a,d đúng ; b,c sai
PHẦN II- TỰ LUẬN ( 7 điểm)
 Câu 1 (2 điểm)
	Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật
Câu 2 (2điểm). Suy nghĩ của Minhlà không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì:
- Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báo của gia đìình.
- Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trướt hết là học hành chăm chỉđể trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp.
Câu 3 (1 điểm). Học sinh cần thể hiện tôn sư trọng đạo như:
- Làm tròn bổn phận của người HS: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô.
- Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 4 (2 điểm): Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mìnhthể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá:
- Thể hiện tốt bổn phận, tách nhiệm đối với gia đình: tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa.
 - Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước ( về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh  ) ; tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ky_i_vu_thi_chuy.doc