Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia môn Địa lí - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm)

 a. Giải thích tại sao nơi diễn ra gió Mậu dịch vẫn có gió mùa và gió địa phương?

 b. Có thể nói các vành đai đất theo độ cao là bản sao của các đới đất theo vĩ độ được không? Tại sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia môn Địa lí - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA
Năm học 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 28/10/2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 07 câu, trong 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
 a. Giải thích tại sao nơi diễn ra gió Mậu dịch vẫn có gió mùa và gió địa phương?
 b. Có thể nói các vành đai đất theo độ cao là bản sao của các đới đất theo vĩ độ được không? Tại sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
 a. Ngành sản xuất vật chất có tác động đến phát triển và phân bố ngành dịch vụ như thế nào?
b. Phân biệt đô thị hóa ở nước phát triển và đang phát triển.
Câu 3: (3,0 điểm)
 a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
b. Giải thích tại sao địa hình nhiều đồi núi và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn?
Câu 4: (3,0 điểm)
 a. So sánh và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của hệ thống sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
 b. Giải thích tại sao đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta đa dạng?
Câu 5: (3,0 điểm)
 a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
 b. Giải thích tại sao: Tây Nguyên có trình độ phát triển công nghiệp hóa thấp, nhưng tỉ lệ dân cư thành thị trong dân số của vùng lại cao hơn đồng bằng sông Hồng. Vùng nông thôn có gia tăng tự nhiên cao, nhưng so với dân số cả nước tỷ lệ lại giảm?
Câu 6: (3,5 điểm) 
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
 a. Phân tích thuận lợi của điều kiện tự nhiên nước ta đối với phát triển giao thông vận tải đường biển. Tại sao nói phát triển giao thông đường biển sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương nước ta phát triển?
 b. So sánh hai ngành công nghiệp: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. 
Câu 7: (3,5 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh:
 a. Các trung tâm công nghiệp của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
 b. Tình hình phát triển ngoại thương của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
---------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi, giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ...............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................................
 Giám thị 2:...........................................................................................
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Năm học 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
Ngày thi: 28/10/2016
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Giải thích tại sao nơi diến ra gió Mậu Dịch vẫn có gió mùa và gió địa phương? 1,0đ 
- Khái quát:Gió Mậu dịch là loại gió thổi thường xuyên và khá ổn định từ cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo. Trong đai gió này vẫn có gió mùa và gió địa phương hoạt động là do:
- Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương làm cho các đai áp trên Trái Đất không liên tục, nên đai gió Mậu dịch cũng tồn tại không liên tục.
- Sự khác nhau về địa hình và tính chất bề mặt đệm giữa các địa phương trong đới khí hậu, làm xuất hiện các trung tâm cao áp, hạ áp theo mùa và theo địa phương, sinh ra gió mùa và gió địa phương.
- Các đai áp dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Vì vậy nơi có gió Mậu dịch vẫn có gió mùa và gió địa phương.
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Có thể nói các vành đai đất theo độ cao là bản sao của các đới đất theo vĩ độ được không. Tại sao? 1,0 đ
- Không thể coi các vành đai đất theo độ cao là bản sao của các đới đất theo vĩ độ, vì:
- Về bản chất chúng thuộc hai qui luật khác nhau (dc)
- Chiều hướng thay đổi và tốc độ thay đổi khác nhau (dc)
- Nguyên nhân thay đổi khác nhau: Theo vĩ độ là do thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời; còn theo độ cao là do ảnh hưởng của độ cao địa hình làm tương quan nhiệt ẩm thay đổi kéo theo sự thay đổi của sinh vật rồi đến vành đai đất.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
a. Phân tích tác động của ngành sản xuất vật chất đến phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. 1,0 đ
- Các ngành sản xuất vật chất phát triển, giúp trang bị và hiện đại hóa CSVC ngành dịch vụ.
- Năng xuất lao động trong ngành CSVC tăng cao, tạo điều kiện chuyển lao động sang phát triển dịch vụ.
- Các ngành sản xuất vật chất phát triển -> nhu cầu về hoạt động tài chính, ngân hàng, vận tải, thông tin liên lạc tăng nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành dịch vụ phục vụ SXVC phát triển.
- Sự phát triển và phân bố các ngành CSVC kéo theo sự phát triển và phân bố dịch vụ, nên các trung tâm kinh tế lớn thường là các trung tâm dịch vụ lớn. 
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Phân biệt đô thị hóa ở nước phát triển và đang phát triển. 1,0 đ
- Các nước phát triển khác các nước đang phát triển là:
+ Thời gian diễn ra sớm, trình độ đô thị hóa cao (dc), nhưng nhịp độ tăng dân số thành thị hiện có xu hướng chậm lại.
+ Khả năng tạo việc làm ở đô thị, sự chênh lệch về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn không lớn, nên dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố lớn ra ngoại ô và các thành phố vệ tinh.
- Các nước đang phát triển khác các nước phát triển là:
+ Thời gian diễn ra quá trình đô thị hóa muộn, trình độ đô thị hóa thấp hơn (dc); nhưng tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn.
+ Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, nên có nhiều thành phố lớn và cực lớn mọc lên nhanh chóng ở 1 số nước; cùng với nó là tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao ở các đô thị.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 2,5 đ
- Khái quát về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bắc Bộ; giữa địa hình và khí hậu trong miền có mối quan hệ tác động qua lại nhau:
* Phân tích tác động của địa hình đến khí hậu của miền:
- Hướng địa hình:
+ Mùa hạ: Hướng nghiêng TB-ĐN tạo điều kiện cho gió ĐN vào sâu đất liền, mang mưa cho phía tây, tây bắc. 
 Hướng vòng cung của địa hình chắn gió ĐN làm cho lượng mưa phân hóa theo hướng sườn, hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít (dc).
+ Mùa đông: Hướng vòng cung qui tụ ở Tam Đảo, mở rộng về phía bắc và đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu, tác động mạnh làm cho miền có mùa đông lạnh nhất nước.
- Độ cao địa hình: Một số núi cao trên 2000 m (gần biên giới Việt Trung) làm cho khí hậu phân hóa thành 2 đai cao (dc).
- Mùa hạ: Miền Bắc và ĐB Bắc Bộ bị đốt nóng hình thành hạ áp phụ ở Bắc Bộ:
 + Đầu mùa hạ hút gió từ vịnh Bengan vượt dãy Trường Sơn, tạo hiện tượng fơn khô nóng ở Bắc Bộ, khi mạnh thổi đến đồng bằng Bắc Bộ làm nhiệt độ tăng cao.
 + Giữa và cuối mùa hạ hút gió mùa Tây Nam chuyển hướng Đông Nam mang mưa lớn cho miền.
* Tác động của khí hậu đến địa hình:
- Do khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa làm quá trình phong hóa diễn ra mạnh, hình thành lớp vỏ phong hóa sâu, dày bao phủ bề mặt địa hình 
- Miền núi: 
+ Do mưa nhiều, tập trung theo mùa, địa hình miền núi dốc, nên xâm thực diễn ra mạnh bề mặt bị cắt xẻ, hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra phổ biến.
+ Vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ, thềm phù sa cổ bị chia cắt thành đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Đồng bằng quá trình bồi tụ diễn ra nhanh chóng (pt)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Giải thích tại sao địa hình nhiều đồi núi và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn? 0,5 đ
- Gió mùa Đông Bắc: Phạm vi hoạt động hẹp (chỉ ở Miền Bắc); tập trung trong một số tháng mùa đông và chỉ hoạt động từng đợt.
- Địa hình đồi núi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, nên tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn.
0,25
0,25
Câu 4
(3,0 điểm)
a. So sánh và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của hệ thống sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. 1,75 đ
- Tổng lượng nước:
+ Sông ngòi Bắc Bộ có tổng lượng nước lớn hơn, do sông dài, diện tích lưu vực lớn 
+ Sông ngòi Trung Bộ có tổng lượng nước ít hơn, do sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ
- Thời gian mùa lũ, mùa cạn khác nhau
 + Bắc Bộ: Có lũ mùa hạ (tháng 6-10), đỉnh lũ tháng 8; mùa cạn từ tháng 11 - 5; tháng kiệt nhất là tháng 2,3. 
 Do lưu vực có chế độ mưa mùa hạ, tháng đỉnh lũ và tháng kiệt phù hợp với tháng mưa nhiều và tháng mưa ít.
 + Trung Bộ: Có lũ vào thu đông (tháng 9 - 12), lũ tiểu mãn vào tháng 5, 6; đỉnh lũ tháng 10, 11. Mùa cạn từ tháng 1- 8, tháng kiệt là tháng 3.
 Do chế độ mưa trên lưu vực rơi vào thu đông, tháng đỉnh lũ và tháng kiệt trùng với tháng có lượng mưa cực đại và cực tiểu; tháng 5, 6 có lũ tiểu mãn do hội tụ của TBg và tín phong Đông Bắc.
- Đặc điểm lũ các sông ở Trung Bộ: Thất thường hơn Bắc Bộ, do chế độ mưa tập trung vào một số tháng, kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc, sông ngắn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Giải thích tại sao đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta đa dạng. 1,25đ
- Khái quát về Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ; có nhiều loại đất khác nhau (dc). 
- Nguyên nhân: Đất được hình thành do tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố khác nhau tác động đến sự hình thành đất khác nhau: (phân tích)
 + Đá mẹ có nhiều loại khác nhau như: đá badan, đá trầm tích, đá axít , ảnh hưởng đến tích chất lí, hóa của đất.
 + Khí hậu trong miền có sự phân hóa khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, hòa tan, rửa trôi, tích tụ, từ đó hình thành các loại đất khác nhau.
 + Sinh vật: Trong miền có các thảm thực vật khác nhau (dc) cũng hình thành các lọai đất khác nhau.
 + Ý khác: sự đa dạng của địa hình (dc), tác động của con người qua hoạt động canh tác và cải tạo đất, mối quan hệ giữa các nhân tố 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(3,0 điểm)
a. Dựa vào Atlat Địa lí Viêt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. 1,5 đ
* Giống nhau: 
 + Đều có nhiều đô thị qui mô lớn, trung bình và nhỏ.
 + Chức năng đô thị đa dạng, ngoài công nghiệp, dịch vụ còn hành chính và các chức năng khác.
* Khác nhau:
 + Số lượng đô thị:
- ĐBSH: Số lượng đô thị nhiều, qui mô đô thị lớn và có nhiều cấp đô thị hơn (dc)
- ĐNB: Số lượng đô thị ít, qui mô đô thị nhỏ; có ít cấp đô thị hơn (dc).
- Phân bố: 
 + ĐBSH: Mạng lưới đô thị dày đặc, phân bố rộng khắp vùng.
 + ĐNB: Mạng lưới đô thị phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam vùng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Giải thích tại sao: Tây Nguyên có trình độ phát triển công nghiệp hóa thấp, nhưng tỉ lệ dân cư thành thị trong dân số của vùng lại cao hơn đồng bằng sông Hồng. 1,5 đ 
- Tây Nguyên: Qui mô dân số nhỏ, lại có tỉ lệ nhập cư cao, họ có xu hướng tập trung ở các đô thị là nơi có điều kiện sống tốt, lại dễ kiếm việc làm và đi lại thuận tiện, nên tỉ lệ dân thành thị cao hơn.
- Đồng bằng sông Hồng: Qui mô dân số lớn, dân cư nông thôn là dân bản địa, có tâm lí gắn bó với quê hương và tập trung đông trong NN, tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở nông thôn cao, nên tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.
0,25
0,25
* Vùng nông thôn có gia tăng tự nhiên cao, nhưng so với dân số cả nước tỉ lệ lại giảm?
- Vùng nông thôn có tỷ lệ gia tăng cao: Do trình độ dân trí thấp, các quan niệm cũ vẫn còn nặng nề, sản xuất NN còn là hoạt động chính cần nhiều lao động.
- Tỷ lệ dân nông thôn giảm do:
 + Tác động của quá trình đẩy mạnh cnh- hđh, đặc biệt công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động từ nông thôn 
 + Đẩy mạnh phát triển đô thị hóa cả về số lượng và qui mô.
 + Sự hấp dẫn của điều kiện sống, sinh hoạt ở đô thị làm xuất hiện dòng chuyển cư tự phát từ nông thôn ra thành thị. Kết quả dân nông thôn tăng chậm hơn thành thị, nên tỷ lệ dân nông thôn giảm.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(3,5 điểm)
a. Phân tích thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với phát triển giao thông vận tải đường biển ở nước ta. 1,5 đ
* Thuận lợi:
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều tỉnh giáp biển có thể phát triển gtvt biển.
- Có nhiều vũng, vịnh nước sâu và cửa sông tạo điều kiện xây dựng cảng 
- Vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, tạo điều kiện phát triển gtvt biển quốc tế.
- Khí hậu: nhiệt đới, biển không đóng băng, hoạt động vận tải biển quanh năm
* Tại sao nói phát triển giao thông đường biển sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương nước ta phát triển? Vì:
- Đường biển chủ yếu đảm bảo mối liên hệ xa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta chủ yếu được thực hiện qua vận tải đường biển.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. So sánh hai ngành công nghiệp: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. 2,0 đ 
* Giống nhau:
- Vai trò: Đều là ngành cn trọng điểm có vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị sx CN ...
- Tình hình phát triển và phân bố: Phát triển nhanh, cơ cấu ngành khá đa dạng; phân bố chủ yếu ở vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
* Khác nhau:
- Vai trò:
 + CNCB LT-TP: Vai trò quan trọng hơn, nhưng có xu hướng giảm (dc)
 + CNSXHTD: Tỷ trọng nhỏ, nhưng vai trò ngày càng quan trọng
- Tình hình phát triển:
 + CNCBLT-TP: Giá trị sx lớn, tăng chậm; nhưng cơ cấu ngành đa dạng hơn (dc)
 + CNSXHTD: Giá trị sx nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh; cơ cấu ngành kém đa dạng hơn (dc).
- Phân bố:
 + CNCBLTTP: Phân bố rộng rãi hơn; tập trung cả ở vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
 + CNSXHTD: Phân bố hẹp hơn, chủ yếu tập trung gần thị trường tiêu thụ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(3,5 điểm)
a. So sánh các trung tâm công nghiệp của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. 2,5đ
* Giống nhau:
- Qui mô: Đều có nhiều trung tâm công nghiệp có qui mô lớn và rất lớn
- Có nhiều điều kiện thuận lợi dể phát triển công nghiệp (dc: vị trí, đktn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xh)
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, phân bố tập trung quanh tam giác và tứ giác tăng trưởng.
* Khác nhau:
- Qui mô:
 + VKTTĐ phía Bắc có nhiều trung tâm công nghiệp hơn, nhưng qui mô nhỏ hơn (dc)
 + VKTTĐPN: Số lượng trung tâm cn ít hơn, nhưng qui mô lớn hơn (dc)
- Điều kiện phát triển:
 + VKTTĐPB: Có ưu thế hơn về than đá trữ lượng lớn và 2 tuyến gt huyết mạch (QL5,18).
 + VKTTĐPN: Có lợi thế hơn về nguồn năng lượng dầu khí và nguyên liệu N-L-TS dồi dào hơn, có tuyến gt quan trọng là QL 51.
- Cơ cấu ngành:
 + VKTTĐPB: cơ cấu ngành ít hơn, có 1 số ngành phía nam không có (dc).
 + VKTTĐPN: cơ cấu ngành đa dạng hơn, có 1 số ngành mà PB không có (dc).
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. So sánh tình hình phát triển ngoại thương của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 1,0 đ
* Giống nhau: Đều là 2 vùng có ngành ngoại thương khá phát triển so với các vùng khác. 
* Khác nhau:
- Qui mô: Giá trị xuất nhập khẩu cúa ĐBSH cao hơn; ĐBSCL thấp hơn.
- Cơ cấu xnk: ĐBSH phần lớn nhập siêu; ĐBSCL phần lớn xuất siêu.
- Phân bố: ĐBSCL phân bố đều hơn; ĐBSH có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương.
0,25
0,25
0,25
0,25
----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_du_thi_quoc_gia_mon_dia.doc
Bài giảng liên quan