Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm 2014 môn Địa lí - Trường THPT Lương Văn Tụy (Có đáp án)

a/ Giải thích tại sao trong ngày 22/6 tổng lượng bức xạ ở Xích Đạo nhỏ hơn ở 900 B, nhưng nhiệt độ không khí vẫn cao hơn ở Cực Bắc?

b/ Vào ngày 22/12 những địa phương nào trên Trái Đất không nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây; những địa phương nào có hiện tượng Mặt Trời mọc lúc 6 h và lặn lúc 18 giờ. Giải thích tại sao?

c/ Tại sao nói tuần hoàn nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa lục địa và đại dương?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm 2014 môn Địa lí - Trường THPT Lương Văn Tụy (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
TRƯỜNG THPTC LƯƠNG VĂN TỤY
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA NĂM HỌC 2014
Môn: Địa Lí 
Thời gian 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề có 1 trang)
Câu 1: ĐLTNĐC (3,0 đ)
	a/ Giải thích tại sao trong ngày 22/6 tổng lượng bức xạ ở Xích Đạo nhỏ hơn ở 900 B, nhưng nhiệt độ không khí vẫn cao hơn ở Cực Bắc? 
b/ Vào ngày 22/12 những địa phương nào trên Trái Đất không nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây; những địa phương nào có hiện tượng Mặt Trời mọc lúc 6 h và lặn lúc 18 giờ. Giải thích tại sao? 
c/ Tại sao nói tuần hoàn nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa lục địa và đại dương? 
Câu 2: KTXH ĐC (2,0 đ)
a/ So sánh sự khác nhau giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. 
b/ Giải thích tại sao phân bố sản xuất nông nghiệp và công nghiệp lại khác nhau? 
Câu 3: ĐLTNVN (3,0 đ)
	a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa địa hình với chế độ mưa ở nước ta.
b/ Nêu biểu hiện chứng tỏ sự phân chia mùa khí hậu ở nước ta rất phức tạp. Giải thích nguyên nhân.
Câu 4: Thiên nhiên phân hóa (3,0 đ)
a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về khí hậu giữa miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam. Giải thích nguyên nhân.
b/ Giải thích tại sao ở vùng núi đá vôi và vùng đá badan nước ta có mật độ sông ngòi thấp? 
Câu 5: Dân cư-xã hội (3,0 đ)
a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 
b/ Tại sao quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra không đều giữa các vùng lãnh thổ; qui mô đô thị nước ta chủ yếu là đô thị nhỏ và trung bình? 
Câu 6: Ngành (3,0 đ)
a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh sự khác nhau giữa ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta.
 b/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố đàn trâu, bò ở nước ta.
 Câu 7: Vùng (3,0 đ) 
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 
	a/ Phân tích thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao công nghiệp của vùng phát triển còn hạn chế so với tiềm năng? 
 b/ So sánh sự khác nhau về hiện trạng sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. 
----------HẾT----------
• Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, không được sử dụng các tài liệu khác.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Môn: Địa Lí - Năm 2014
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
TN ĐC
(3,0 đ)
a.
Giải thích tại sao trong ngày 22/6 tổng lượng bức xạ ở Xích Đạo nhỏ hơn ở 900B, nhưng nhiệt độ không khí vẫn cao hơn ở Cực Bắc:
1,5 đ
- Tổng bức xạ Mặt Trời phụ thuộc vào góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng; 
 Còn nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng và cả tính chất bề mặt đệm.
- Ở Xích Đạo tổng lượng bức xạ nhỏ hơn 900 B chủ yếu do thời gian chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn. 
 Còn 900B thời gian chiếu sáng dài hơn ... ó nên lượng bức xạ nhận được trong ngày lớn hơn ở X Đ.
- Nhiệt độ không khí ở Xích Đạo cao hơn ở Cực Bắc, do bề mặt đệm ở X Đ chủ yếu là đại dương, rừng rậm nên bức xạ hấp thụ lớn (phản hồi nhỏ) -> nhiệt độ kk cao. 
 Còn ở Cực Bắc, chủ yếu là tuyết và băng, nên bức xạ phản hồi lớn, khi tan tuyết lại hấp thụ nhiệt của không khí làm nhiệt độ không khí thấp.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
b.
Vào ngày 22/12 những địa phương nào trên Trái Đất không nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. Những địa phương nào có hiện tượng Mặt Trời mọc lúc 6 h và lặn lúc 18 giờ. Giải thích tại sao? 
1,0 đ
- Các địa phương không nằm ở CTN trong ngày 22/12 sẽ không nhìn thấy M Tr mọc đúng Đông và lặn đúng Tây. Vì vào ngày này M Tr lên thiên đỉnh ở CTN, nên chỉ những đp ở khu vực chí tuyến Nam mới nhìn thấy Mặt Trời mọc đúng Đ, lặn đúng T.
- Những địa phương nằm ở X Đ, trong ngày 22/12 có giờ MTr mọc lúc 6 h và lặn lúc 18 h. Vì đường S-T và trục T Đ luôn gặp nhau ở X Đ, nên có ngày dài bằng đêm = 12 h.
0,5 đ
0,5 đ
c.
Tại sao nói tuần hoàn nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa lục địa và đại dương? 
0,5 đ
- Nước biển và đại dương lấy năng lượng bức xạ của Mặt Trời để bốc hơi vào khí quyển; được gió đưa vào trong lục địa ngưng kết thành mây, cho mưa rơi xuống các lục địa, rồi lại chảy theo sông, suối về biển và đại dương tạo thành vòng tuần hoàn lớn.
- Trong vòng tuần hoàn trên: khi ngưng tụ hơi nước tỏa nhiệt cung cấp cho không khí trên lục địa, làm nhiệt độ không xuống thấp; khi mưa rơi làm tăng độ ẩm trên lục địa. Do vậy qua bốc hơi, ngưng kết và cho mưa rơi trên lục địa, đã diễn ra quá trình trao đổi nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa.
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
KTXHĐC
2,0 đ
a.
So sánh sự khác nhau giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
1,0 đ
- Tư liệu sản xuất
- Đối tượng lao động và mức độ phụ thuộc vào tự nhiên
- Phân bố
- Các giai đoạn sản xuất
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b.
Giải thích tại sao phân bố sản xuất nông nghiệp và công nghiệp lại khác nhau? 
1,0 đ
- Nông Nghiệp sản xuất phân tán trong không gian, vì:
+ Đất là TLSX chủ yếu, phân bố phân tán trong không gian ...
+ Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động, chúng có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất đai ..., nên phân tán trong không gian để phù họp với đặc điểm sinh thái của mỗi loại ...
	- Công nghiệp phân bố tập trung vì: 
+ Không coi đất là TLSX chính, nên có thể tập trung nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động, tao ra khối lượng lớn sản phẩm trên diện tích đất hạn chế.
+ Gồm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ 2 tác động vào nguyên liệu thành TLSX và vật phẩm TD. Trong mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công đoạn phức tạp, phân công tỉ mỉ, nên phân bố tập trung để phối kết hợp các quá trình sản xuất đem lại hiệu quả cao ...
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
TNVN
3,0 đ
a.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa địa hình với chế độ mưa ở nước ta. 
2,0 đ
* AH của địa hình đến chế độ mưa: phân hóa rõ rệt theo không gian
- Độ cao địa hình: cùng một sườn núi, lên cao nhiệt độ giảm, mưa ẩm tăng, đến độ cao nào đó độ ẩm giảm -> mưa cũng giảm và không còn nữa. Nhìn chung vùng núi cao mưa nhiều hơn vùng đb.
- Hướng sườn địa hình:
	+ Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít.
	+ Hướng địa hình dãy Trường Sơn kết hợp với gió mùa làm thời gian mùa mưa lệch pha nhau giữa Tây Nguyên và DHNTB.
	+ Hướng địa hình dãy núi và đường bờ biển song song với hướng gió ở Cực Nam Trung Bộ -> lượng mưa thấp.
* Ảnh hưởng của chế độ mưa đến ĐH:
- Mưa nhiều, ẩm cao -> cường độ phong hóa diễn ra mạnh, hình thành lớp vỏ phong hóa bao phủ trên bề mặt đh, làm địa hình vùng nhiệt đới nước ta mềm mại hơn ... 
- Ẩm, mưa nhiều, quá trình hòa tan phá hủy đá vôi diễn ra mạnh -> hình thành địa hình Ca-xtơ với những hang động ngầm, thung khô suối cạn, đá tai mèo.
- Chế độ mưa tập trung -> địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, hiện tượng đất trượt, đá lở diễn ra phổ biến ở miền núi; các thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng...
- Cùng với xâm thực ở miền núi là quá trình bồi tụ diễn ra nhanh chóng ở vùng đồng bằng ó XT-BT là 2 quá trình thành tạo đh chủ yếu ở nước ta.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b.
Nêu biểu hiện chứng tỏ sự phân chia mùa khí hậu ở nước ta rất phức tạp. Giải thích nguyên nhân.
1,0 đ
- Biểu hiện phân mùa phức tạp: (0,5 đ)
	+ Chế độ gió mùa là nguyên nhân tạo ra 2 mùa khí hậu khác nhau giữa các vùng lãnh thổ: 
 • Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 đem đến mùa đông lạnh cho miền Bắc, mùa nóng khô cho miền Nam và mưa vào Thu Đông cho miền Trung.
 • Mùa gió Tây Nam mang thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cho cả nước, riêng miền Trung đầu hạ không mưa.
	+ Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa diễn biến thất thường (DC:biểu hiện thất thường của chế dộ nhiệt, chế độ mưa)
- Giải thích nguyên nhân: (0,5 đ)
+ Do sự không ồn định của các cao áp nhiệt tính trong mùa đông và mùa hạ-> cường độ hoạt động và nhịp điệu của gió mùa thay đổi thất thường. Cùng với sự nhiễu loạn của khí hậu toàn cầu (Ennio, Lanima), tác động của Frông, hội tụ nhiệt đới ... làm thời tiết các mùa thay đổi thất thường.
+ Tác động của địa hình và vị trí lãnh thổ kéo dài kết hợp với gió mùa, làm sự phân hóa mùa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ.
0,25 đ
0,25 
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4
PHTNVN
3,0 đ
a.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về khí hậu giữa miền khí hậu phía Bắc với miền khí hậu phía Nam. Giải thích nguyên nhân. 
2,5 đ
* So sánh khác nhau: (1,5 đ)
- Khái quát về vị trí giới hạn của 2 miền KH 
Tiêu chí
Miền KH phía Bắc
Miền KH phía Nam
- Kiểu khí hậu: 
-Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Cận xích đạo nóng quanh năm
-Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ Tb năm thấp hơn, đặc biệt tháng 1 (DC), tới 3 tháng lạnh < 20 0C...
- Biên độ nhiệt năm cao hơn
- nhiệt độ Tb năm cao hơn (> 240C), không có thánh lạnh
- Biên độ nhiệt năm nhỏ hơn
- Sự phân mùa khí hậu
- Căn cứ vào chế độ nhiệt: chia ra mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
- Dựa vào chế độ mưa ẩm: chia ra mùa mưa và mùa khô
- Chế độ gió
- 2 loại gió chính: M Đ chịu ah gió mùa ĐB; mùa hạ chịu ah gió mùa ĐN, ngoài ra còn gió tây khô nóng hoạt động mạnh ở BTB và phía nam Tây Bắc
- chịu ah gió tín phong ĐB và gió mùa TN, không chịu ah gió mùa ĐB
-Bão
- Đổ bộ nhiều, tần xuất lớn hơn (dc), mùa bão chậm dần từ B->N
-Chịu ah của bão ít hơn (dc NTB); riêng Nam Bộ hầu như không chịu ah của bão
* Giải thích: (1,0)
- Tác động của vị trí lãnh thổ kéo dài, kết hợp với ah của gió mùa và địa hình các dãy núi
- Miền khí hậu phía Bắc nằm gần CTB, chịu ah mạnh của gió mùa ĐB làm nền nh độ thấp, biên độ nh năm lớn và chịu ah nhiều của bão.
- Miền khí hậu phía Nam nằm gần về X Đ, chịu ah gió tín phong ĐB trong mùa Đông, nên nền nh độ cao có 2 nùa mưa và khô rõ rệt ảnh hưởng của bão cũng giảm dần
- Các nhân tố khác: hướng địa hình các dãy núi, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới di chuyển theo chuyển động biểu kiến của MTr
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b.
 Giải thích tại sao ở vùng núi đá vôi và ... có mật độ sông ngòi thấp? 
0,5 đ
- Vùng núi đá vôi: chủ yếu do có nhiều hang động, tạo dòng chảy ngầm nhiều, làm hạn chế dòng chảy trên mặt.
- Vùng đá badan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn, làm giảm dòng chảy trên mặt => nên mật độ sông ngòi thưa ,
0,25 đ
0,25 đ
Câu 5:
DC-xh
3,0 đ
a.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh và giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long
2,0 đ
* Giống nhau: (1,5 đ)
+ So với cả nước: đều là dân cư tập trung đông, mật độ cao.
	Do là đb, nên có đktn thuận lợi cho sx và cư trú, trình độ phát triển kinh tế khá cao, là 2 vùng trọng điểm lương thực trình độ thâm canh cao. 
+ Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương trong đb. Do sự khác nhau về đktn, trình độ ptr kinh tế, mức độ khai thác tài nguyên.
+ Số dân đt còn ít, tỉ lệ dân thành thị thấp. Do quá trình cnh, đth phát triển chậm, trình độ đth thấp, nền NN-ngư nghiệp còn là hoạt động chính, đảm bảo cuộc sống của số đông dân cư
* Khác nhau: 
+ ĐBSH có mật độ ds cao hơn (dc); do có lịch sử khai thác lâu đời, nền NN thâm canh lúa trình độ cao hơn. Còn đbsCL mật độ thấp hơn chủ yếu do mới khai thác ...
+ ĐBSH dân cư phân bố đều hơn so với đb SCL. Do thiên nhiên vùng đã được cải tạo và biến đổi nhiều để phục vụ cho cư trú và sx ...
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
b.
Tại sao quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra không đều giữa các vùng lãnh thổ. Qui mô đô thị nước ta chủ yếu là đô thị nhỏ và trung bình? 
1,0 đ
- Kn: đô thị hóa la quá trình phát triển thành phố, tăng ds thành thị và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân chúng. Quá trình này diễn ra không đều giữa các vùng chủ yếu là do trình độ phát triển cnh không đều giữa các vùng nên mạng lưới, qui mô, tỉ lệ dân thành thị khác nhau.
- Qui mô đt nhỏ và tb là chủ yếu vì: trình độ cnh nước ta thấp, nên chức năng đt hành chính là chủ yếu, chức năng cn còn hạn chế
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
Ngành
3,0 đ
a.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh sự khác nhau giữa công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta.
2,0 đ
- Vao trò: + CBLTTP quan trọng hơn, nhưng tỉ trọng giảm (dc)
	+ SX hàng TD tỉ trọng nhỏ, vai trò kém quan trọng hơn (16,8%), nhưng xu hướng tăng dần (dc)
- ĐKPTr: + CNCBLTTP có nguyên liệu dồi dào hơn tập trung trong ngành trồng trọt chăn nuôi, thủy sản ... 
	+ SX hàng TD: Nguyên liệu trong nước hạn chế hơn, chưa dáp ứng được nhu cầu, nên phần lớn phải nhập khẩu (đặc biệt dệt, may)
- Hiện trạng phát triển và phân bố:
 * Phát triển:+Qui mô CBLTTP > SXHTD (dc). Tốc độ tăng trưởng > (dc) 
 + Cơ cấu ngành đa dạng hơn (dc)
 *Phân bố: + CNCBTP phân bố rộng khắp cả vùng nguyên liệu và thị trường
	 + SX hàng TD chủ yếu tập trung ở thị trường tiêu thụ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học nhận xét giải thích sự khác nhau trong phân bố đàn trâu, bò ở nước ta.
1,0 đ
+ Trâu phân bố tập trung ở các tỉnh TDMNBB, BTB; các tỉnh có số lượng đàn trâu đông như: Nghệ An (Dc); Thanh Hóa (Dc); Hà Giang (Dc), Tuyên Quang(Dc). 
 • Do Trâu ưa ẩm, chịu rét tốt hơn bò, lại thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng; ngoài ra đây còn là vùng có nhiều đồng cỏ, nuôi Trâu để lấy thịt và sức kéo.
+ Bò nuôi tập trung ở các tỉnh DHMT (Dc số lượng); ngoài ra còn nuôi nhiều ở Tây Nguyên (Gia Lai, Đắc Lắc). 
 • Do bò thích hợp với khí hậu ấm, khô nhiều đồng cỏ.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 7
Vùng
3,0 đ
a.
Phân tích thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích tại sao công nghiệp của vùng phát triển còn hạn chế so với tiềm năng? 
1,0 đ
- Thế mạnh tự nhiên để phát triển CN: 
+ Khoáng sản (phân tích); thủy điện (phân tích)
+ Tài nguyên rừng và thủy sản (Pt) + Đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển cây cn tập trung cung cấp nguyên liệu cho CNCB
- Tại sao:
+ Địa hình -> giao thông đi lại; phân bố khoáng sản gây khó khăn cho khai thác ...
+ Dân cư, lao động + Vốn, kĩ thuật thị trường 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b.
So sánh sự khác nhau về hiện trạng sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. (2,0 đ)
2,0 đ
- So với Đông Nam Bộ, hoạt động công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có điểm khác là:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ (đa số các tỉnh 1-2,5%) và tỷ trọng thấp hơn (khoảng 20%).Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước là thấp hơn: Không có tỉnh nào đạt mức trên 10% (DC)
+ Mức độ tập trung công nghiệp cao hơn Đông Nam Bộ và lớn nhất cả nước. Nhiều TTCN với quy mô khác nhau, nhưng chủ yếu quy mô vừa và nhỏ (DC).
+ Cơ cấu ngành công nghiệp kém đa dạng hơn, chủ yếu là các ngành truyền thống ...
+ Phân bố: Tỏa tia từ Hà Nội đi các địa phương theo các trục giao thông, đặc biệt hình thành tam giác tăng trưởng công nghiệp Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (DC)
 - So với Đồng bằng sông Hồng, hoạt động công nghiệp ở Đông Nam Bộ có điểm khác là:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh cao nhất cả nước (DC). tỷ trọng Giá trị sản xuất công nghiệp lớn hơn (trên 50%).
+ Mức độ tập trung công nghiệp thấp hơn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng TTCN ít nhưng qui mô lớn hơn (DC).
+ Cơ cấu ngành đa dạng hơn, trong đó có những ngành mà Hà Nội không có như công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
+ Phân bố: Không đều, tập trung chủ yếu ở tứ giác công nghiệp (TPHCM, Đồng Nai, Biên Hòa, Thủ Dầu Một)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_nam_2014_mon_di.doc
Bài giảng liên quan