Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 9 (Đề chính thức) - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí càng giảm.

(Hoặc nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về hai cực, )

- Nguyên nhân là do Trái Đất hình cầu nên càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng.

- Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 9 (Đề chính thức) - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm: 05 câu, 01 trang)
Câu 1(2 điểm):
	a. Trình bày và giải thích sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.
b. Vì sao ở vùng cực ít mưa?
Câu 2 (2 điểm):
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Hồng.
Câu 3 (1 điểm):
Nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta?
Câu 4 (3 điểm):
Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước và giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm
1995
2000
2005
2007
Tổng sản phẩm trong nước
195567
273666
393031
461344
Trong đó: giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản 
51319
63717
76888
82717
(Nguồn: Niên giám thống kê - 2008, NXB Thống kê, trang 73)
a. Tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản trong tổng sản phẩm cả nước giai đoạn 1995 – 2007.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản ở nước ta giai đoạn 1995 - 2007. Rút ra nhận xét và giải thích .
Câu 5 (2 điểm):
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điều kiện sản xuất cây công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ.
------------- Hết-------------
(Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam tái bản, chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh...................................
Chữ ký giám thị 1:..................................... Chữ ký giám thị 2:.........................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
 Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí càng giảm. (Hoặc nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về hai cực, ) 
- Nguyên nhân là do Trái Đất hình cầu nên càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng.
- Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. 
0,25
0,25
0,25
0,25
b
 Ở vùng cực ít mưa, vì
- Nhiệt độ không khí thấp.
- Không khí không bốc lên được.
- Là khu khí áp cao.
- Không có gió thổi đến.
0,25 
0,25
0,25 
0,25
2
Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Hồng:
- Độ dốc: 
+ Phần thượng lưu và trung lưu chảy qua miền địa hình cao, độ dốc lớn. (0,25)
+ Hạ lưu chảy qua miền đồng bằng bằng phẳng, có độ cao < 50m, độ dốc lòng sông nhỏ (0,25).
- Địa chất:
+ Trung lưu chảy qua các nham thạch khó thấm nước, sông đào lòng, hai sườn dốc, nước chảy xiết. (0,25)
+ Hạ lưu qua miền bồi tích sỏi, cát, sét dễ thấm nước. (0,25)
- Lưu vực: 
+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn cung cấp nước giống nhau. Mạng lưới hình nan quạt. 3 nhánh (sông Đà, sông Thao, sông Lô) cùng hội tụ lũ tại Việt Trì làm nước lũ lên đột ngột. (0,25)
+ Hạ lưu bằng phẳng nên nước rút chậm. (0,25)
- Thảm thực vật: Sông chảy qua vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉ lệ che phủ rừng thấp (1/8). Hồ: Một số hồ thủy điện (học sinh có thể kể tên hồ) làm lũ lên đỡ đột ngột hơn khi chưa có hồ (1/8).
- Tổng hợp các nhân tố trên làm cho chế độ nước sông Hồng thất thường , lũ lên nhanh, rút chậm.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
3
* Mặt mạnh của nguồn lao động nước ta:
- Dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động.
- Có kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
* Hạn chế:
- Thể lực yếu. (1/8)
- Trình độ chuyên môn thấp (78,8% lao động chưa qua đào tạo). (1/8)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a
* Lập bảng số liệu
 Tên bảng: Tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản trong tổng sản phẩm cả nước (Đơn vị: %)
Năm
1995
2000
2005
2007
Tỉ trọng
26,2
23,3
19,6
17,9
(Bảng số liệu phải chính xác, đầy đủ tên, đơn vị. Nếu thiếu tên, đơn vị trừ 1/8).
0,75
b
* Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu: Chính xác về số liệu và khoảng cách giữa các năm, đầy đủ tên, đơn vị đầu trục, số liệu trong biểu đồ, chú giải. (Giá trị sản xuất có thể thể hiện bằng cột, tỉ trọng thể hiện bằng đường). 
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản vẫn có xu hướng tăng, nhưng tỉ trọng của ngành này lại có xu hướng giảm. (CM=SL) 
- Giải thích:
+ Giá trị sản xuất tăng do đầu tư, chuyển dịch cơ cấu, áp dụng tiến bộ KHKT.
+ Do tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản chậm hơn ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nên tỉ trọng giảm.
1,5
0,25
0,25
0,25
5
* Giống nhau:
- Đều có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình, khí hậu, đất đai,  để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
- Đều có điều kiện kinh tế - xã hội: nguồn lao động có kinh nghiệm về trồng cây công nghiệp, chính sách của Đảng và Nhà nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Khác nhau:
- Về tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình thoải, chủ yếu là vùng đồi lượn sóng. Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi cao ở Tây Bắc, đồi, núi thấp ở Đông Bắc.
+ Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, đất ba dan. Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đất feralit trên đá vôi và các loại đá khác.
+ Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm à thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, ). Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh à chủ yếu trồng cây công nghiệp cận nhiệt (chè, hồi, quế, ..)
+ Khó khăn: Đông Nam Bộ mùa khô gây thiếu nước cho cây trồng. Trung du và miền núi Bắc Bộ thời tiết diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Trung du và miền núi Bắc có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người. Cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé.
+ Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn nhiều, chất lượng nguồn lao động cao. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 10,0 điểm
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hsg_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2013_2014.doc
Bài giảng liên quan