Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Sinh học THPT - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Vùng mã hoá của một gen có 6 exon và 5 intron. Trong điều kiện không có đột biến xảy ra và mỗi loại mARN trưởng thành đều có đủ 6 exon thì gen này có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại mARN trưởng thành? Giải thích.

b) Gen D bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit ở các bộ ba thứ 5, thứ 7, thứ 10 trở thành gen d. Chuỗi pôlipeptit do gen d quy định tổng hợp có thể sẽ có những sai khác gì so với chuỗi pôlipeptit ban đầu? Giải thích.

 

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Sinh học THPT - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: SINH HỌC - THPT
Ngày thi: 15/12/2018
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 04 câu Tự luận, trong 10 trang
I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) 
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Vùng mã hoá của một gen có 6 exon và 5 intron. Trong điều kiện không có đột biến xảy ra và mỗi loại mARN trưởng thành đều có đủ 6 exon thì gen này có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại mARN trưởng thành? Giải thích.
b) Gen D bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit ở các bộ ba thứ 5, thứ 7, thứ 10 trở thành gen d. Chuỗi pôlipeptit do gen d quy định tổng hợp có thể sẽ có những sai khác gì so với chuỗi pôlipeptit ban đầu? Giải thích.
	c) Bệnh sắc tố từng phần trên da người là một hiện tượng hiếm, do một gen gồm hai alen gây ra, trong đó melanin không được chuyển hóa bởi tế bào sắc tố, làm xuất hiện những dòng tế bào sắc tố dạng xoáy trên da. Một người phụ nữ bị bệnh lấy một người đàn ông bình thường, cô ta sinh được 3 con gái bình thường, 2 con gái bị bệnh và 2 con trai bình thường. Ngoài ra, cô ta có 3 lần xảy thai mà thai đều là nam giới bị dị tật. Biết không xảy ra đột biến, hãy giải thích kết quả trên?
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Người ta đã sản xuất được hoocmôn insulin bằng công nghệ gen và sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Hãy trình bày tóm tắt quy trình này.
b) Ngày nay, người ta đã sử dụng nấm men làm tế bào nhận, việc sử dụng nấm men có ưu thế gì hơn so với sử dụng vi khuẩn E.coli?
Câu 3 (1,5điểm): Ở một loài động vật, cho con cái lông xám giao phối với con đực lông đen được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:	
	Giới cái: 450 lông xám : 151 lông đen.
	Giới đực : 225 lông xám : 375 lông đen.
	Cho rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 4 (1,5 điểm): Trong một bể cá cảnh có 5 con “cá cọp” (một loài cá ăn thịt có vằn đen), trong bể có cỏ thủy sinh, các thực vật phù du, động vật phù du và 2 loài trùng cỏ (P.caudatum và P.aurelia). Để nuôi những con cá này, người ta thả vào 50 con cá bảy màu. Một tuần sau cá bảy màu tăng gấp 3, trong bể số lượng trùng cỏ bắt đầu giảm nhưng sau đó số lượng cá bảy màu giảm nhanh; một tuần sau nữa bể cá chỉ còn lại các động vật phù du, thực vật phù du và 2 loài trùng cỏ đều có mật độ khá cao. Tuy nhiên, sau đó mật độ 2 loài trùng cỏ đều giảm, nước trong bể cá có màu xanh rêu.
Viết sơ đồ các chuỗi thức ăn có thể có.
Giải thích mối tương quan giữa số lượng trùng cỏ và cá bảy màu.
Giải thích tại sao bể cá có màu xanh rêu ?
Nêu ý nghĩa sinh học của việc trồng cỏ thủy sinh trong các bể nuôi cá?
-------Hết-------
Họ và tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: ......................................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1: .........................................................................................................
	 Cán bộ coi thi 2: .........................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_sinh_hoc_thpt.doc
  • docxHDC TU LUAN - SINH 2018.docx