Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (4,5 điểm):

 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm sau:

a) Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó.

 b) Hoà tan sắt II đisunfua trong dung dịch H2SO4 đặc nóng có SO2 thoát ra.

 c) Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí không màu hoá nâu trong không khí.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Hoá học
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang
Câu 1 (4,5 điểm): 
 	1. Viết phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm sau:
a) Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó. 
 	b) Hoà tan sắt II đisunfua trong dung dịch H2SO4 đặc nóng có SO2 thoát ra. 
 	c) Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí không màu hoá nâu trong không khí.
2. Cho A, B, C, D, E là các hợp chất của natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T tác dụng với nhau từng đôi một. Tỉ khối của X so với Z bằng 2, tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Xác định các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2 (4,0 điểm):
a) Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam hợp chất A chứa C, H, O cần dùng hết 3,696 lít oxi (đktc), thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ V(H2O) : V(CO2) = 5 : 4. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với nitơ là 3,215. 
b) Viết lại công thức phân tử và gọi tên các chất sau đây: 
a) C2H5O2N ; 	b) N2H9O4P ;	c) N2H4O3 ; 	 d) C2H7O2N ; 	e) H10C4O2Ca
Câu 3 (3,5 điểm):
Cho V lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, cho khí đi ra khỏi ống hấp thụ vào dung dịch NaOH dư. Sau đó thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất của phản ứng khử CuO theo V, a và m.
Câu 4 (4,0 điểm): 
 	Hỗn hợp khí B chứa mêtan và axetilen.
a) Cho biết 44,8 lít hỗn hợp B nặng 47 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong B.
b) Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp B và cho tất cả sản phẩm hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,2 g/ml) được dung dịch C. Tính nồng độ % của mỗi chất tan trong dung dịch C.
c) Trộn V lít hỗn hợp B với V1 lít khí hiđrocacbon X được hỗn hợp khí D nặng 271 gam. Trộn V1 lít hỗn hợp khí B với V lít hiđrocacbon X được hỗn hợp khí E nặng 206 gam. 
Biết V1 - V = 44,8 lít. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5 (4,0 điểm):
Hoà tan hết 3,82 gam hỗn hợp gồm muối sunfat của kim loại M hoá trị I và muối sunfat của kim loại R hoá trị II vào nước thu được dung dịch A. Cho 500 ml dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được m gam muối khan.
a) Tính m.
b) Xác định kim loại M và R.
c) Tính phần trăm khối lượng muối sunfat của hai kim loại trong hỗn hợp đầu. Biết rằng nguyên tử khối của kim loại R lớn hơn nguyên tử khối của M là 1 đvC.
(Cho: C=12; H=1; O=16; N=14; Cu=64; Zn=65; Na=23; Ba=137; 
Ca=40; Li=7; K=39; Mg=24; Cl=35,5; S=32)
-----------------HẾT-----------------
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:. 
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.Giám thị 2:

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc
  • docHOA HOC-HDC-HSG9-2010-2011.doc