Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Ngày thi 16-1-2015 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.

- Cơ cấu dân số trẻ (Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ lớn luôn >50%, nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ nhỏ <10%).

 - Cơ cấu dân số theo tuổi đang có sự thay đổi:

 + Nhóm tuổi 0 – 14 giảm từ 33,5% xuống 27,0%, giảm 6,5%.

 + Nhóm tuổi 15 – 59 tăng từ 58,4% lên 64,0%, tăng 5,6%.

 + Nhóm tuổi >60 tăng từ 8,1% lên 9,0%, tăng 0,9%.

 Cơ cấu dân số đang có xu hướng già hóa.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

- Thuận lợi:

 + Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

 + Nguồn dự trữ lao động lớn cho tương lai.

- Khó khăn:

 + Sức ép lên vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, .

 + Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Ngày thi 16-1-2015 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
Ngày thi 16 tháng 01 năm 2015 
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất và tia sáng Mặt Trời vào ngày 22/6.
b. Dựa vào hình vẽ, hãy nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm khi đi từ xích đạo lên cực Bắc. 
Câu 2 (2,0 điểm):
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm qua các đặc điểm của địa hình và sông ngòi nước ta.
b. Giải thích vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 3 (1,0 điểm):
	Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 1999 và 2005 (Đơn vị: %)
 Năm
Nhóm tuổi
1999
2005
0 - 14
33,5
27,0
15 - 59
58,4
64,0
60 trở lên
 8,1
 9,0
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.
b. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu 4 (3,0 điểm):
	Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1995 – 2007 (Đơn vị: nghìn tấn )
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1995
1584,4
1195,3
389,1
2000
2250,5
1660,9
589,6
2005
3474,9
1987,9
1487,0
2007
4197,8
2074,5
2123,3
a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 .
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét cần thiết và giải thích ?
Câu 5 (2,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Giải thích vì sao cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 03 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm TP
Tổng điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a
Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất và tia sáng Mặt Trời vào ngày 22/6.
- Vẽ hình dạng Trái Đất chính xác, có: đường xích đạo, hai đường chí tuyến, hai vòng cực, trục TĐ, đường phân chia sáng tối, tia sáng MT song song ở phía bên phải của TĐ và chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại chí tuyến Bắc.
- Thể hiện được một nửa TĐ được chiếu sáng, một nửa nằm trong bóng tối.
- Đầy đủ tên hình, chú giải.
1,0
1,0
b
Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm khi đi từ xích đạo lên cực Bắc.
- Xích đạo: ngày và đêm bằng nhau. Do trục TĐ và đường phân chia sáng tối cắt nhau tại tâm TĐ, nên diện tích được chiếu sáng và diện nằm trong bóng tối bằng nhau.
- Từ sau xích đạo đến trước vòng cực Bắc: ngày dài, đêm ngắn.
Vì vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía MT, tia sáng MT chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt đất tại 23027' B -> phần được chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối. 
- Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ. Do đường phân chia sáng tối đi sau vòng cực Bắc và cực Bắc.
- Càng xa xích đạo, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
Câu 2
(2,0 điểm)
a
Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm qua các đặc điểm của địa hình và sông ngòi nước ta.
* Địa hình:
- Đất đai dễ bị phong hóa. Trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa nên địa hình dễ bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
- Hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ độc đáo.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng . 
* Sông ngòi: 
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,25
b
Giải thích vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?
- Do miền nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta, nằm sát với khu vực ngoại chí tuyến (á nhiệt đới Hoa Nam của Trung Quốc), là miền đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc vào nước ta.
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các đợt gió mùa cực đới lạnh giá.
- Có các dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía bắc, quy tụ tại Tam Đảo (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập, ảnh hưởng đến miền.
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 3
(1,0 điểm)
a
Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.
- Cơ cấu dân số trẻ (Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ lớn luôn >50%, nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ nhỏ <10%).
 - Cơ cấu dân số theo tuổi đang có sự thay đổi:
 + Nhóm tuổi 0 – 14 giảm từ 33,5% xuống 27,0%, giảm 6,5%.
 + Nhóm tuổi 15 – 59 tăng từ 58,4% lên 64,0%, tăng 5,6%.
 + Nhóm tuổi >60 tăng từ 8,1% lên 9,0%, tăng 0,9%.
à Cơ cấu dân số đang có xu hướng già hóa.
0,25
0,25
0,5
b
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
- Thuận lợi: 
 + Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
 + Nguồn dự trữ lao động lớn cho tương lai.
- Khó khăn:
 + Sức ép lên vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, ...
 + Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn.
0,25
0,25
0,5
Câu 4
(3,0 điểm)
a
Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
* Xử lý số liệu:
Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1995 – 2007
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1995
100,0
75,4
24,6
2000
100,0
73,8
26,2
2005
100,0
57,2
42,8
2007
100,0
49,4
50,6
(Bảng số liệu chính xác, đầy đủ tên và đơn vị.)
 * Vẽ biểu đồ:
- Biểu đổ miền (biểu đồ khác không cho điểm), đảm bảo thể hiện chính xác số liệu %, đúng khoảng cách năm.
 - Có số liệu trong biểu đồ, tên biểu đồ, đơn vị đầu các trục, chú thích.
0,5
1,0
1,5
b
Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét: Từ năm 1995 đến năm 2007:
 - Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục từ 1584,4 nghìn tấn lên 4197,8 nghìn tấn , tăng 2613,4 nghìn tấn - gấp 2,7 lần .
 + Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm từ 1195,3 nghìn tấn lên 2074,5 nghìn tấn, tăng 879,2 nghìn tấn - gấp 1,7 lần.
 + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh từ 389,1 nghìn tấn lên 2123,3 nghìn tấn, tăng 1734,2 nghìn tấn - gấp 5,5 lần.
- Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi:
 + Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm mạnh từ 75,4% xuống còn 49,4% ( giảm 26%). 
 + Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh từ 24,6% lên 50,6% ( tăng 26%).
* Giải thích: 
- Sản lượng thủy sản tăng do:
 + Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Vùng biển rộng, nguồn hải sản phong phú, có 4 ngư trường lớn... Nhiều sông, suối, ao, hồ, vũng vịnh, đầm phá, ...
 + Điều kiện kinh tế - xã hội: Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm; chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước; cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ cấu thay đổi do:
 + Nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt.
 + Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
Câu 5
(2,0 điểm)
a
Tình hình sản xuất và phân bố cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Là vùng chuyên canh cây chè lớn nhất cả nước (Năm 2001: 67,6 nghìn ha – chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, 47,0 nghìn tấn – 62,1% sản lượng chè cả nước).
- Cây chè phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng: Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, ...
- Thương hiệu chè nổi tiếng: Mộc Châu (Sơn La), San (Hà Giang), Tân Cương (Thái Nguyên). 
0,5
0,25
0,25
1,0
b
Giải thích vì sao cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên:
 + Địa hình: Vùng đồi trung du rộng lớn thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây chè với qui mô lớn.
 + Đất đai: Diện tích đất feralít lớn, phù hợp với sự phát triển của cây chè.
 + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè vì đây là cây có nguồn gốc cận nhiệt.
 + Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: 
 + Dân cư, lao động: Người dân có kinh nghiệm trong trồng và chế biến các sản phẩm từ cây chè.
 + Cơ sở vật chất, hạ tầng đang được cải thiện.
 + Chính sách ưu tiên phát triển cây chè.
 + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
0,5
0,5
1,0
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_ngay_thi_16_1_201.doc
Bài giảng liên quan