Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí vào Lớp 10 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (1,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh. Đặc điểm đó tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường nước ta?

Câu 4 (3,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

 a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành."

 b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí vào Lớp 10 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 5 câu, 01 trang)
Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016
Câu 1 (2,0 điểm)
	Kể tên các vành đai khí áp cao và khí áp thấp trên Trái Đất. Giải thích sự hình thành các vành đai khí áp đó.
Câu 2 (2,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc. 
	b. Nêu ảnh hưởng của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu của Bắc Trung Bộ.
Câu 3 (1,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh. Đặc điểm đó tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường nước ta?
Câu 4 (3,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành."
	b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. 
Câu 5 (2,0 điểm)
	Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người 
của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước giai đoạn 1995 - 2002 (Đơn vị: kg/người) 
Năm
1995
1998
2000
2002
Bắc Trung Bộ
235,5
251,6
302,1
333,7
Cả nước
363,1
407,6
444,8
463,6
	(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 9)
	Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy:
	a. Vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước giai đoạn 1995 - 2002.
	b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn trên.
------------- Hết-------------
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: ĐỊA LÝ
(Hướng dẫn chấm gồm 5 câu, 03 trang)
Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2 đ)
* Kể tên:
- Khí áp thấp: 0o (hoặc xích đạo), 60oB - N.
0,5
- Khí áp cao: 30oB - N (chí tuyến), 90oB - N (cực).
0,5
* Giải thích:
- Ở vùng xích đạo: quanh năm nóng, không khí nở ra, bốc lên cao hình thành vành đai khí áp thấp.
0,25
- Khoảng 30oB - N: không khí nóng ở xích đạo bốc lên cao, tỏa ra hai bên. Đến khoảng vĩ tuyến 30oB - N, hai khối khí này chìm xuống, đè lên khối không khí tại chỗ hình thành hai đai khí áp cao.
0,25
- Ở hai cực quanh năm lạnh, không khí co lại, chìm xuống hình thành hai đai khí áp cao.
0,25
- Ở 60oB - N: luồng không khí từ cực và luồng không khí từ 30oB - N sau khi gặp nhau ở khoảng vĩ tuyến 60oB - N thì bốc lên cao, hình thành hai đai khí áp thấp.
0,25
2
(2 đ)
a. Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:
- Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
0,25
- Là vùng núi thấp (Phần lớn dưới 1000m, có một số đỉnh cao trên 1000 m như: Pu xai lai leng 2711m, Pu Hoạt 2452m, ....)
0,25
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam
0,25
- Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ (Hoành Sơn, Bạch Mã...).
0,25
b. Ảnh hưởng:
- Mùa hạ: Chắn gió Tây Nam
 => gây thời tiết khô nóng (hiện tượng phơn). 
0,25
0,25
- Mùa đông: Đón gió Đông Bắc đi qua biển
 => gây thời tiết lạnh, mưa nhiều.
0,25
0,25
3
(1 đ)
* Chứng minh dân số đông và tăng nhanh:
- Dân số đông: (Atlat: Năm 2007 là 85,17 triệu người hoặc theo SGK năm 2002 là 79,7 triệu người; xếp thứ 14 thế giới).
0,25
- Tăng nhanh: Từ năm 1960 đến năm 2007 tăng 55 triệu người, tăng 2,8 lần; trung bình mỗi năm tăng lên hơn 1 triệu người.
0,25
* Tác động: 
- Thuận lợi: Tạo nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
0,25
- Khó khăn: Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm; chất lượng cuộc sống chậm cải thiện; kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
0,25
4
(3đ)
a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành."
- Khoáng sản: phong phú, gồm:
+ Nhiên liệu: Than (Quảng Ninh, ...), dầu khí ( thềm lục địa phía Nam) 
 => Là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất.
0,25
+ Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Hà Tĩnh, ...), Mangan (Cao Bằng,...), Crôm (Thanh Hóa, ...),...
 => Phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
0,25
+ Phi kim loại: Apatit (Lào Cai), Pirit, Photphorít, ...
 => Phát triển công nghiệp hóa chất .
0,25
+ Vật liệu xây dựng: Đá vôi (miền núi phía Bắc,...), sét, cao lanh, ...
 => Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
0,25
- Thủy năng của sông suối: Nhiều sông có giá trị thủy điện như: Sông Đà, sông Chảy, sông Đồng Nai, sông Xê xan, ...
 => Phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện)
0,25
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển tạo thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
 => Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
0,25
b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
* Trình bày:
- Là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp (năm 2007 chiếm 11,1%).
0,25
- Giá trị sản lượng từ năm 2000 đến năm 2007:
+ Than: Tăng nhanh và liên tục, tăng từ 11, 6 triệu tấn lên 42,5 triệu tấn (tăng 30,9 triệu tấn hoặc tăng 3,7 lần)
0,25
+ Dầu thô: Biến động (từ năm 2000 đến năm 2005 tăng 2,2 triệu tấn; từ năm 2005 đến năm 2007 giảm 2,6 triệu tấn). Hoặc từ 2000-2007 giảm 0,4 triệu tấn.
0,25
+ Điện: tăng nhanh và liên tục: từ 26,7 tỉ kWh lên 64,1 tỉ kWh (tăng 37,4 tỉ kWh, hoặc tăng 2,4 lần)
0,25
* Giải thích:
- Công nghiệp năng lượng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, luôn được đầu tư phát triển đi trước một bước phục vụ sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 - Sản lượng than tăng do trữ lượng lớn, đẩy mạnh khai thác, nhu cầu thị trường cao,...
- Sản lượng dầu biến động do sự biến động của thị trường.
- Sản lượng điện tăng do có nhiều tiềm năng để phát triển, nhiều nhà máy điện được xây dựng, nhu cầu thị trường lớn, ...
0,5
5
(2 đ)
a. Vẽ biểu đồ:
- Đúng dạng cột ghép.
- Đầy đủ tên biểu đồ, số liệu đầu cột, đơn vị các trục, chú giải.
- Chia khoảng cách năm tương đối chính xác.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ.
(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm)
1,0
b. Nhận xét và giải thích: Từ năm 1995 đến 2002:
- Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ tăng liên tục qua các năm (từ 235,5 kg/người lên 333,7 kg/người, tăng 98,2 kg/người hoặc tăng 1,4 lần).
Do: có một số điều kiện để phát triển, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, ...
0,25
0,25
- Tuy nhiên, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.
Do: Sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn: diện tích đất canh tác ít, đất xấu, nhiều thiên tai,...
0,25
0,25
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_vao_lop_10_ngay_thi_11.doc