Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 Câu 6 (1,5 điểm)

a) Thế nào là trẻ đồng sinh? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng?

b) Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn (h) nằm trên NST X gây lên. Người có gen trội H không bị bệnh này; H, h đều không có trên Y. Một người bị bệnh máu khó đông có em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:

- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng?

- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới nào? Giải thích?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 7 câu, 01 trang)
Câu 1(1,5 điểm) 
a) Trình bày khái niệm tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, kiểu gen, kiểu hình.
b) Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Có 4 hạt đậu, trong đó có hai hạt đậu kiểu hình màu vàng có kiểu gen khác nhau, 2 hạt đậu màu xanh.
Trình bày phương pháp để xác định kiểu gen của hai hạt đậu màu vàng.
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng phát triển của cơ thể và đối với thực tiễn?
b) Ở một loài sinh vật, số nhóm gen liên kết bằng 4. Một nhóm học sinh đang quan sát một số tế bào sinh dưỡng của một loài đang phân bào thấy ở một số tế bào có các NST đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, một số tế bào có các NST đang phân li về hai cực của tế bào.
- Các tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào?
- Nếu tổng số NST có trong các tế bào đang ở các kì nêu trên là 160, trong đó số NST ở trạng thái đơn nhiều hơn số NST ở trạng thái kép là 64 NST. Hãy xác định số lượng tế bào ở mỗi kì nêu trên?
Câu 3(1,5 điểm)
a) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN?
b) Một đoạn phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
 - AUG - AAU - XUG - GXU - 
- Viết trình tự các nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn phân tử ARN ở trên
- Nếu bộ ba đối mã trên tARN có trình tự các nuclêôtit là GAX, thì phân tử tARN này sẽ giải mã cho bộ ba thứ mấy trên ARN?
 Câu 4 (1,5 điểm)
a) Biến dị tổ hợp xuất hiện đa dạng và phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được sinh học hiện đại giải thích như thế nào?
b) Một người đàn ông bị mù màu (bệnh do gen lặn nằm trên NST X gây lên) có vợ là người phụ nữ đồng hợp tử về gen này. Họ sinh được hai người con, không may cả hai đều mắc bệnh Tơc nơ XO, đồng thời một trong hai đứa mắc bệnh mù màu.
- Đối với đứa trẻ bị Tơc nơ và bị mù màu, sự không phân li của cặp NST giới tính xảy ra ở bố hay mẹ? Giải thích?
- Đối với đứa trẻ chỉ bị Tơc nơ, không bị mù màu, sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở bố hay mẹ? Giải thích?
 Câu 5 (1,5 điểm)
a) Trình bày quy trình nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm? Ưu điểm của phương pháp này? 
b) Đột biến gen là gì? Vì sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật?
 Câu 6 (1,5 điểm)
a) Thế nào là trẻ đồng sinh? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng?
b) Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn (h) nằm trên NST X gây lên. Người có gen trội H không bị bệnh này; H, h đều không có trên Y. Một người bị bệnh máu khó đông có em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:
- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng?
- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới nào? Giải thích?
 Câu 7 (1,0 điểm) Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thân thấp, hạt bầu.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Xác định số lượng cây trung bình của mỗi loại kiểu hình?
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ...................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: .....................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm ........ câu, ........ trang)
Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 
Câu
Ý
Nội dung
Tổng điểm
1
a
- Tính trạng: Là những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí trên cơ thể sinh vật
- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái đối lập nhai của một loại tính trạng.
- Kiểu gen: Là toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật. Thực tế khi nhắc tới kiểu gen người ta chỉ nhắc đén một hoặc một vài cặp gen quy định những tính trạng đang quan tâm.
- Nhân tố di truyền là vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào quy định tính trạng
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thực tế khi nhắc đến kiểu hình người ta chỉ nhắc tới một hay một vài cặp tính trạng đang quan tâm.
0.25
0.25
0.25
b
- Gọi gen A quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh
- 2 cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa, cây đậu hạt xanh có kiểu gen aa.
- Muốn xác định kiểu gen của cây đậu hạt vàng chúng ta có hai cách:
Cách 1: Cho hai cây đậu hạt vàng lai phân tích (tức là lai với cây hạt xanh) sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai.
+ Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu hạt vàng ban đầu có kiểu gen AA.
Sơ đồ minh họa: P Hạt vàng AA x aa hạt xanh " F1 100% Aa ( hạt vàng)
+ Nếu kết quả con lai phân tính 1 hạt vàng : 1 hạt xanh thì cây đậu hạt vàng ban đầu có kiểu gen dị hợp.
Sơ đồ minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanh " F1 1 Aa : 1aa ( 1 hạt vàng : 1 hạt xanh)
 Cách 2. Cho các cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa tự thụ phấn sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai.
- Nếu kết quả đồng tính thì cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA.
Sơ đồ lai : P hạt vàng AA x AA " F1 100% AA ( hạt vàng).
-Nếu kết quả của con lai phân tính, thì cây đậu hạt vàng ban đầu có kiểu gen Aa.
- Sơ đồ lai : P hạt vàng Aa x Aa " F1 1 AA: 2 Aa : 1aa 
- Tỉ lệ kiểu hình 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
0.25
0.25
0.25
Câu 2
a
+ Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển của cơ thể:
 - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và là hình thức lớn lên của cơ thể đa bào. Các mô các cơ quan trong cơ thể đa bào tăng lên về kích thước và khối lượng chủ yếu do sự tăng lên về số lượng tế bào nhờ quá trình nguyên phân.
 - Nguyên phân giúp thay thế các tế bào già yếu, tế bào chết và giúp hàn gằn vết thương
+ Ý nghĩa của nguyên phân đối với thực tiễn: Những hiểu biết của con người về nguyên phân được vận dụng vào trong các phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng như: giâm, chiết, ghép, vi nhân giống.
0.25
0.25
b
+ Các tế bào có NST xếp hàng trên mặt phằng xích đạo của thoi phân bào là các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
+ Các tế bào có NST đang phân li về hai cực của tế bào là các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.
+ Vì số nhóm gen liên kết của loài bằng 4 suy ra bộ NST đơn bội n = 4
+ Gọi số tế bào đang ở kì giữa là x, số tế bào đang ở kì sau là y (x,y nguyên, dương
 Ta có : 8. x + 16 . y = 160 (1)
 16.y – 8. x = 64 (2)
 Từ (1) và (2) suy ta x = 6, y = 7 
 Vậy số tế bào ở kì giữa là 6 tế bào, số tế bào ở kì sau là 7 tế bào
0.25
0.25
0.25
0.25
 Câu 3
a
+ Giống nhau:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: đều sử dụng AND làm khuôn mẫu.
- Nguyên tắc bổ sung: T trên mạch khuôn liên kết với A của môi trường, G tren mạch khuôn liên kết với X của môi trường
+ Khác nhau: 
 Nguyên tắc tổng hợp ADN
 Nguyên tắc tổng hợp ARN
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Cả hai mạch đơn của ADN đều sử dụng làm mạch khuôn
- Nguyên tắc bổ sung: A trên mạch khuôn liên kết với T trong môi trường.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi AND con được tạo ra có một mạch của AND mẹ( mạch cũ) và một mạch mới được tổng hợp
- Chỉ một trong hai mạch của ADN được sử dụng làm mạch khuôn.
- A trên mạch khuôn liên kết với U trong môi trường 
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn, phân tử ARN tạo ra hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
0.25
0.25
0.25
0.25
b
 Đoạn ARN: - AUG - AAU - XUG - GXU – 
 $
 Mạch khuôn của gen: - TAX – TTA- GAX- XGA- 
 $
 Mạch bổ sung của gen: -ATX- AAT-XTG- GXT
- Nếu bộ ba đối mã trên tARN có trình tự các nuclêôtit là GAX thì phân tử tARN này sẽ giải mã cho bộ ba thứ 3 trên ARN.
0.25
0.25
 Câu 4
a
+ Biến dị tổ hợp được sinh học hiện đại giải thích như sau
 Các loài sinh sản hữu tính, sự sinh sản kết hợp bao gồm 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:
- Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST tại kì sau I, sự trao đổi tréo giữa hai trong 4 crômatit tại kì đầu I của giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST là cơ sở xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử của bố và giao tử của mẹ tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc trong hợp tử, là cơ sở xuất hiện các biến dị tổ hợp
0.25
0.25
b
 Gọi gen A quy định tính trạng bình thường, a quy định màu màu.
- Người đàn ông bị mù màu có kiểu gen XaY.
- Đứa con chỉ bị Tơcnơ có kiểu gen XAO. Đứa con này phải nhận giao tử O từ bồ và XA từ mẹ . Suy ra người vợ đồng hợp tử có kiểu gen XAXA.
+ Đối với đứa trẻ vừa bị Tơc nơ vừa bị mù màu có kiểu gen XaO, đứa trẻ này phải nhận giao tử Xa từ bố và giao tử O từ mẹ. Vậy sự rối loạn phân li cặp NST giới tính xảy ra ở mẹ.
 Giải thích: Trong quá trình phát sinh giao tử ở người mẹ, do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến, hoặc do rối loạn sinh lí nội bào đã gây ra sự không phân li cặp NST giới tính tạo ra giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử Xa bình thường của bố tạo ra hợp tử XaO.
+ Đứa trẻ chỉ bị Tơc nơ không bị mù màu có kiểu gen XAO. Đứa trẻ này phải nhận giao tử XA từ mẹ và giao tử O từ bố. Vậy sự rối loạn phân li xảy ra ở bố.
 Giải thích: Trong quá trình phát sinh giao tử ở người bố, do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến, hoặc do rối loạn sinh lí nội bào đã gây ra sự không phân li cặp NST giới tính tạo ra giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử XA bình thường của mẹ tạo ra hợp tử XAO.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5
a
+ Quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
- Tách tế bào từ mô phân sinh( đỉnh sinh trưởng, hoặc là non) đem nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra mô sẹo.
- Dùng hooc môn sinh trưởng phù hợp kích thích cho mô sẹo phân hóa thành cây con hoàn chỉnh.
- Các cây con được chuyển sang trồng trong các bầu, thường là các hộp nhỏ đựng đất trong vườn ươm có mái che trước khi đem trồng ngoài đồng ruộng.
+ Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm:
- Hệ số nhân giống cao, rút ngắn thời gian tạo cây con giống, hạ giá thành cây giống.
- Cây con giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ.
0.25
0.25
0.25
0.25
b
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hay một vài cặp Nu nào đó. 
- Đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây rối loạn quá trình tổng hợp Prôtêin
0.25
0.25
Câu 6
a
+ Đồng sinh là những đứa trẻ được sinh ra từ cùng một lần sinh.
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- Một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo thành một hợp tử, nhưng trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, phôi bào đã tách ra làm hai hay nhiểu phần, mỗi phần phát triển thành một cơ thể và gây ra hiện tượng đồng sinh.
- Trẻ đồng sinh cùng trứng vì cùng phát triển từ một hợp tử, có kiểu gen giống nhau, nên bao giờ cũng cùng giới, giống nhau ở nhiều chi tiết và có thể cùng mắc một loại bệnh di truyền
- Hai hay nhiều trứng cùng rụng một lúc và cùng thụ tinh với các tinh trùng khác nhau tạo thành các hợp tử khác nhau gây ra đồng sinh khác trứng
- Trẻ đồng sinh khác trứng vì phát triển từ các hợp tử khác nhau, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới, giống hoặc khác nhau ở nhiều chi tiết
0.25
0.25
0.25
b
+ Cặp đồng sinh này là khác trứng vì: Người bị bệnh máu khó đông có kiểu gen XhXh hoặc XhY, còn người em trai bình thường có kiểu gen XHY. hai người có kiểu gen khác nhau nên là đồng sinh khác trứng.
+ Vì chưa biết kiểu gen của bố mẹ nên người này có thể là nam, có thể là nữ.
- Là nam thì người này có kiểu gen XhY, người này nhận giao tử Xh từ mẹ và Y từ bồ.
- Là nữ thì người này có kiểu gen XhXh, người này nhận giao tử Xh từ bồ và Xhtừ mẹ.
0.25
0.25
 Câu 7.
 - P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản suy ra F1 di hợp về hai cặp gen. 
 - F2 có tỉ lệ cây thân thấp hạt bầu = 1250/ 20000 = 1/ 16 Suy ra thân thấp, hạt bầu là tính trạng lặn so với thân cao, hạt tròn và accs gen phân li độc lập.
 Gọi gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp
 B quy định hạt tròn, b quy định hạt bầu
- Cây thân cao, hạt bầu có kiểu gen AAbb,
- Cây thân thấp, hạt tròn có kiểu gen aaBB.
 Vậy có sơ đồ lai:
P: Thân cao, hạt bầu AAbb x aaBB thân thấp, hạt tròn
F1: 100% AaBb( thân cao, hạt tròn)
F2 9 A- B- ; 3 A-bb; 3 aaB-; 1 aabb
2. Số lượng cây trung bình của mỗi loại kiểu hình:
- Cây thấp, hạt bầu = 1250
- Cây cao, hạt tròn = 1205 x 9 = 11250
- cây cao, hạt bầu = cây thấp, hạt tròn = 3750
0.25
0.25
0.25
0.25
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_de_du_bi_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan