Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Địa lí Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (2 điểm):

 Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

- Hãy nêu những điểm khác nhau của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giải thích vì sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?

Câu 3 (2 điểm):

Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Tây nguyên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Địa lí Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HẢI DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1 điểm):
	Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
Câu 2 (2 điểm):
	Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
- Hãy nêu những điểm khác nhau của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giải thích vì sao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 3 (2 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Tây nguyên.
Câu 4 (3 điểm):
	Cho bảng số liệu:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta qua các năm (%)
 Năm
 Loại cây
2000
2007
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
34,9
65,1
31,7
68,3
a, Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp năm 2000 và năm 2007.
b, Qua bảng số liệu và biểu đồ nêu nhận xét và giải thích cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
Câu 5 (2 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
..Hết
(Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam tái bản, chỉnh lí bổ sung 
năm 2009 để làm bài)
MÔN: ĐỊA LÍ
Ý chính
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Điểm
Câu 1:
- Trình bày:
- Hệ quả:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nghiêng 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian tự quay quanh trục là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang Đông.
- Khắp nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày, đêm.
- Các vận động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng: nhìn xuôi theo chiều chuyển động ở nửa cầu Bắc lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
a, Nêu điểm khác nhau:
- Đặc điểm chung:
- Mùa đông:
- Mùa hạ
b, Giải thích:
Miền Bắc và ĐBBB
- Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn:
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Có tiết mưa ngâu.
Miền TB và BTB
- Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm:
- Ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng nên ít mưa.
- Mùa mưa chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu lần lượt từng miền mà đảm bảo đủ kiến thức cơ bản như đáp án thì vẫn cho điểm bình thường, mỗi miền đạt 0,75 điểm
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới giảm sút mạnh mẽ vì:
- Miền nằm ở vị trí cận chí tuyến.
- Miền có địa hình thấp, 4 cánh cung mở ra ở phía Bắc nên gió mùa Đông Bắc tác động mạnh mẽ.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
- Mật độ chung:
- Tình hình phân bố và giải thích:
- Là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (81 người/km2 – năm 2002).
- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đô thị và ven các trục đường giao thông.
- Mật độ đông nhất 201 – 500 người/km2 ở Thành phố: KonTum, Plâyku, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột.
Vì đây là những trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của các tỉnh.
- Mật độ dưới 50 người/km2 ở các vùng còn lại.
Đây là những vùng núi cao, kinh tế khó khăn.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
- Giải thích:
- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn: Đảm bảo tương đối chính xác về tỉ lệ %. Đủ tên, chú thích, số liệu của biểu đồ, năm thể hiện biểu đồ.
(Nếu thiếu một trong những ý trên trừ 0,25 điểm)
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Tăng tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp lâu năm (CM = SL)
+ Giảm tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp hàng năm (CM = SL)
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (CM = SL).
- Cây công nghiệp lâu năm có nhiều điều kiện tự nhiên ( thuận lợi để phát triển ( Địa hình, khí hậu, đất đai..), có giá trị xuất khẩu cao.
- Cây công nghiệp hàng năm thường trồng ở đồng bằng, xen canh với cây lúa, khả năng mở rộng diện tích hạn chế.
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
a, Điều kiện tự nhiên:
b, Thế mạnh kinh tế:
- Vùng đất liền: Địa hình thoải, đất ba dan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.
- Vùng biển: Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
- Vùng đất liền: Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
- Vùng biển: Khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ, du lịch biển.
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_dia_li_lop_9_thcs_ngay_th.doc
Bài giảng liên quan