Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 3 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 3. Em hãy phân tích hậu quả của việc dân số tăng nhanh ở nước ta?
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu dưới đây, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải hàng không của nước ta.
Tình hình vận chuyển hàng hóa và hành khách
của ngành hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005.
PHÒNG GD&ĐT TPHD Đ3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 0 5 câu, 01 trang ) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy vẽ hình thể hiện các vành đai khí áp trên Trái Đất và giải thích nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp thấp xích đạo và khí áp cao khu vực hai chí tuyến? Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày về hoạt động và ảnh hưởng của bão ở nước ta? Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy phân tích hậu quả của việc dân số tăng nhanh ở nước ta? Câu 4. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu dưới đây, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải hàng không của nước ta. Tình hình vận chuyển hàng hóa và hành khách của ngành hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005. Các loại 1995 2000 2005 - Vận tải hàng hoá (nghìn tấn) 35,2 45,2 105,1 + Trong nước 20,6 24,2 58,7 + Quốc tế 14,6 21,0 46,4 - Vận tải hành khách (nghìn lượt người) 2435,0 2806,0 6839,0 + Trong nước 1454,3 1683,0 2932,0 + Quốc tế 908,7 1123,0 2907,0 Câu 5. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2004 và 2007. ( Đơn vị : Tỉ đồng) Năm Cả nước Đông Nam Bộ 2004 336100,3 185592,8 2007 808968,3 461878,6 Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy : a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự so sánh về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2004 và 2007. b. Nhận xét và giải thích giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước ? ---------------Hết--------------- ( Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài) PHÒNG GD&ĐT TPHD Đ3 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang ) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) * Vẽ hình các vành đai khí áp trên Trái Đất. (1 điểm) - Vẽ đủ và chính xác các vành đai khí áp trên Trái Đất: Khí áp được phân bố thành những đai khí áp thấp và cao xen kẽ nhau từ Xích đạo đến cực. Ghi rõ các vĩ độ cơ bản ở cả hai nửa cầu. 1 vành đai áp thấp Xích đạo 2 vành đai áp cao chí tuyến (khoảng 300B và 300N) 2 vành đai áp thấp vòng cực ( khoảng 600B và 600N) 2 vành đai áp cao ở cực B và N - Có tên hình vẽ. ( Thiếu tên hình vẽ trừ 0,2đ) 1,0 điểm * Giải thích. ( 1điểm) * Áp thấp Xích đạo: Ở khu vực xích đạo do có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời trong năm đều lớn nên nhận được nhiều nhiệt, nóng quanh năm. Nhiệt độ cao làm không khí tại khu vực xích đạo giãn nở ra, bốc lên cao, áp lực của không khí lên bề mặt đất tại khu vực này giảm sinh ra vành đai áp thấp xích đạo do nhiệt. * Hai vành đai áp cao chí tuyến: Không khí nóng ở vùng xích đạo bốc lên cao, tỏa ra 2 bên đến vĩ tuyến 300 Bắc và Nam hai khối khí này chìm xuống đè lên khối không khí tại chỗ làm tăng áp lực của không khí lên bề mặt đất sinh ra 2 đai áp cao gần khu vực chí tuyến do động lực. 0,5 điểm 0,5 điểm 2 ( 2 điểm) * Hoạt động của bão ( 1.5 điểm) - Hướng di chuyển: Từ Biển Đông đổ bộ vào. - Tần suất bão: + Lớn nhất: từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng. Phân bố: vùng khí hậu Bắc Trung Bộ (các tỉnh từ Thanh Hoá đến Huế) vào tháng 9. + Lớn thứ 2: từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng. Phân bố: chủ yếu đổ vào khu vực khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ (tháng 8); khu vực khí hậu Nam Trung Bộ (tháng 10). + Ít nhất: từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. Phân bố: chủ yếu đổ vào khu vực khí hậu Đông Bắc Bộ (tháng 6,7); khu vực khí hậu Nam Trung Bộ (tháng 11); khu vực khí hậu Nam Bộ (tháng 12) - Thời gian bão: Mùa bão diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12 (chủ yếu vào mùa hè thu). - Phạm vi hoạt động: + Diễn ra trên cả nước. + Diễn biến của mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. 0,25 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm * Ảnh hưởng của bão. ( 0.5 điểm) - Hoàn lưu của bão đem lại lượng mưa đáng kể. - Gây mưa to gió lớn, lũ lụt ..... làm thiệt hại nặng nề đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. 0,25 điểm 0,25 điểm 3 ( 1 điểm) Hậu quả: Dân số tăng nhanh, trong khi nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả: - Đối với phát triển kinh tế : + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3-4 % và lương thực phải tăng trên 4% Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. - Sức ép đối với việc phát triển xã hội + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện (đặc biệt là trong việc đáp ứng lương thực, thực phẩm). + GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển y tế, văn hoá, giáo dục. - Sức ép đối với tài nguyên môi trường: + Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25điểm 0,25điểm 4 ( 3 điểm) * Tình hình phát triển. ( 2 điểm) - Khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách đều tăng. + Khối lượng vận chuyển hàng hoá năm 2005 so với năm 1995 tăng 69,9 nghìn tấn, gấp 3 lần trong đó khối lượng vận chuyển hàng hóa trong nước tăng 2,8 lần và hàng hóa quốc tế tăng 3,2 lần. + Khối lượng vận chuyển hành khách tăng 4404 nghìn lượt người, gấp 2,8 lần, trong đó vận tải hành khách trong nước gấp 2 lần, hành khách quốc tế gấp 3,2 lần. - Cơ cấu vận chuyển hàng hóa và hành khách có sự thay đổi: + Tỉ trọng hàng hoá vận chuyển trong nước giảm từ 58,5% xuống còn 55,9% năm 2005, còn tỉ trọng hàng hóa vận chuyển quốc tế tăng tương ứng từ 41,5% lên 44,1%. + Tỉ trọng hành khách vận chuyển trong nước giảm từ 59,7% xuống còn 57,5% năm 2005, trong khi đó tỉ trọng hành khách vận chuyển quốc tế tăng tương ứng từ 40,3% lên 42,5%. - Năm 2002, vận tải hàng không chỉ chiếm 0.03 % khối lượng hàng hoá vận chuyển nhưng có tốc độ tăng về tỉ trọng nhanh nhất trong tất cả các loại hình vận tải. - Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004, hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại như Boeing 777, Boeing 767,.... 0,25 điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm * Tình hình phân bố. ( 1 điểm) * Mạng lưới sân bay phân bố rộng khắp trong cả nước: - Sân bay quốc tế: + Nội Bài (Hà Nội). + Tân Sơn Nhất (Tp. Hồ Chí Minh). + Đà Nẵng (Tp. Đà Nẵng). - Sân bay nội địa: + Điện Biên Phủ (Điện Biên). + Nà Sản (Sơn La). + Cát Bi (Hải Phòng). + Vinh (Nghệ An). + Phú Bài (Huế). + Plâyku (Gia Lai). + Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). + Liên Khương(Lâm Đồng) + Cam Ranh (Khánh Hoà). + Trà Nóc (Cần Thơ). + Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). * Các đường bay: - Đường bay trong nước: Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội ( Nội Bài), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh ( Tân Sơn Nhất). + Từ Hà Nội (Nội Bài) đi: Điện Biên Phủ, Phú Bài, Cam Ranh, Nha Trang... + Từ Tp. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) đi: Đà Nẵng, Cam Ranh, Plâyku, Liên Khương, Phú Quốc... - Đường bay quốc tế: Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam và nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ và Ô-xtrây-li-a. + Từ Hà Nội đi: Bắc Kinh, Hồng Công, Xêun, Tôkyô, Băng Cốc, Viên Chăn, Matxcơva, Pari. + Từ Tp. Hồ Chí Minh đi: Băng Cốc, Xingapo, Menbơn, Manila, Lôt Angiơlet... 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 0,25điểm 5 ( 2 điểm) a. Vẽ biểu đồ. ( 1 điểm) * Xử lí số liệu : Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2004 và 2007. Đơn vị (%) Năm Cả nước Đông Nam Bộ 2004 100,0 55,2 2007 100,0 57,1 * Vẽ biểu đồ hình tròn: - Tính bán kính hình tròn, bán kính hình tròn năm 2007 lớn hơn năm 2004. - Vẽ đúng 2 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau, có kí hiệu đầy đủ, có số liệu trong biểu đồ, có chú thích và tên biểu đồ (nếu thiếu mỗi yêu cầu trên trừ 0,2 điểm ) 0,25 điểm 0,75 điểm b. Nhận xét và giải thích. ( 1 điểm) - Nhận xét: Tỉ trọng GTSXCN của vùng Đông Nam Bộ luôn giữ vị trí lớn nhất (chủ yếu ) trong tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước ( CM=SL) - Giải thích: + Vị trí địa lí: Nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. + Vùng có dân cư đông đúc, tập trung lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo, nhất là ở Tp.HCM. + CSVCKT hoàn thiện nhất cả nước. Vùng có các trung tâm CN rất lớn, lớn với cơ cấu ngành đa dạng. + Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch. Các dịch vụ: bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước. + Chính sách : có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. + Thị trường: sản phẩm công nghiệp của vùng đáp ứng được thị hiếu của thị trường trong nước và xuất khẩu . 0,25điểm 0,75 điểm Hết
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_3_phong_gddt_hai_du.doc