Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 4 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 5: Trung du và miền núi bắc bộ là một trong các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta, em hãy:

 a) Phân tích những điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.

 b) Nêu giải pháp để ổn định sự phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 4 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
D4
ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 5 câu, 01 trang) 
Câu 1: (2 điểm)
 Cho biết độ dài của ngày, đêm ở địa điểm A có vĩ độ 66033’N vào các ngày 21 tháng 3; ngày 22 tháng 6; ngày 23 tháng 9 và ngày 22 tháng 12. Giải thích tại sao?
Câu 2 (2 điểm). 
Dựa vào vị trí, địa hình, hướng gió và kiến thức đã học, trình bày về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với những nội dung sau:
Vì sao tính chất nhiệt đới của miền lại giảm sút khá mạnh so với các miền khác?
Vì sao miền này, mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn các miền khác?
Vì sao mùa đông ở miền này thường có mưa phùn?
Đặc điểm khí hậu và thời tiết nêu trên đã ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống như thế nào?
Câu 3: (1 điểm) 
 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều và bất hợp lí? 
Câu 4: (3 điểm) 
 Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ: (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam Bộ
2004
336100,3
57683,4
185592,8
2007
808968,3
154942,2
461878,6
Dựa vào bảng số liệu trên em hãy:
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qui mô, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2004 và 2007
b) Nhận xét và giải thích giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ so với cả nước.
Câu 5: (2 điểm)
 Trung du và miền núi bắc bộ là một trong các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của nước ta, em hãy:
 a) Phân tích những điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.
 b) Nêu giải pháp để ổn định sự phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.
----------------Hết--------------
( Ghi chú: HS được phép sử dụng Átlat địa lí Việt Nam)
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
Đ4
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
 (hướng đẫn chấm gồm 04 trang) 
Câu 1 ( 2 điểm): 
Độ dài của ngày, đêm của điểm A
- Ngày 21/3 và 23/9: Ngày bằng đêm
- Ngày 22/6: Đêm dài 24 giờ
- Ngày 22/12: Ngày dài 24 giờ
0,5đ
Ngày 21/3 và 23/9
Do: Hai ngày này ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất tại xích đạo, cả hai nửa cầu đều ngả về phía MT như nhau, nhận được lượng ánh sáng và nhiệt bằng nhau nên mọi địa điểm trên TĐ đều có ngày bằng đêm.
0.5đ
Ngày 22/6
 Do: Ngày 22/6 NCB ngả về phí MT, ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất tại chí tuyến Bắc. NCN chếch xa MT, đường phân chia sáng tối đi trước vòng cực nam vì vậy mọi địa điểm trên vòng cực nam không nhận được sánh sáng MT trong suốt 24 giờ. 
0.5đ
Ngày 22/12
Do: Ngày 22/12 NCN ngả về phí MT, ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất tại chí tuyến Nam, đường phân chia sáng tối đi sau vòng cực nam vì vậy mọi địa điểm trên vòng cực nam sẽ nhận được sánh sáng MT trong suốt 24 giờ. 
0.5đ
Câu 2 ( 2 điểm): 
a)Tính chất nhiệt đới của miềm giảm sút mạnh so với các miền khác là do:
 - Có sự hạ thấp đáng kể của nền nhiệt độ, nhất là mùa đông do hoạt động của gió mùa Đông Bắc mang đến khối không khí lạnh ở vùng cực đới ảnh hưởng sâu sắc đến miền này, mặt khác do nằm ở vĩ độ cao nhất so với các miền khác trong cả nước, lại thêm các dãy núi vòng cung mở ra về phía Bắc tạo điều kiện cho không khí lạnh dễ dàng xâm nhập gây ảnh hưởng mạnh mẽ. ( 0.5 điểm )
b) Mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn hơn các miền khác là vì:
 - Gió mùa đông bắc đem theo khối không khí lạnh ở vùng cực đới tràn vào nước ta theo hướng đông bắc, do miền này nằm ở vĩ độ cao nhất, đã ảnh hưởng trực tiếp đem đến mùa đông sớm nhất so với các miền khác.
 - Gió mùa mùa hè đem theo các khối khí nóng ẩm vượt xích đạo tràn vào nước ta theo hướng tây nam và đông nam phải vượt qua hàng nghìn km đến miền này muộn hơn các miền khác, mùa đông thường kết thúc muộn .
( Mỗi ý đúng được 0,25 điểm )
c) Mùa đông thường có mưa phùn vì:
- Vào nửa sau mùa đông, trung tâm của vùng áp cao lục địa châu á chuyển dịch sang phía đông khiến cho đường di chuyển của không khí cực đới vòng qua biển trước khi tràn vào miền này đem theo độ ẩm tương đối cao gây mưa phùn và mưa nhỏ rải rác. Mặt khác, do tính chất ổn định của khối khí này nên không có mưa to. (0,5 điểm )
d) Ảnh hưởng của diễn biến khí hậu và thời tiết nêu trên.
- Ảnh hưởng tích cực: Do có mùa đông lạnh làm cho miền có cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú, bên cạnh cây trồng và vật nuôi xứ nóng, miền còn có thêm cây trồng và vật nuôi xứ lạnh, có thêm cơ cấu cây trồng vụ đông. Mưa phùn làm hạn chế bớt sự khô hạn của mùa đông.
- Ảnh hưởng tiêu cực: dễ phát sinh dịch bệnh, ẩm mốc, phải phòng chống rét cho vật nuôi, cây trồng. ( dẫn chứng ). 
( Mỗi ý đúng 0,25 điểm )
Câu 3: (1 điểm)
* Phân bố không đều
* Phân bố không hợp lí
a) Phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng với miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giữa đồng bằng phía Bắc với các đồng bằng phía Nam:
- Miền núi chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm khoảng 1/4 dân số. Vì miền núi có điều kiện tự nhiên khó khăn như địa hình hiểm trở khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng; các điều kiện về y tế, văn hóa, giáo dục còn hạn chế, nền kinh tế còn nặng về tự cung, tự cấp các hoạt động công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng lại chiếm khoảng 3/4 dân số:
+Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (trên 1192 người/km2- 2003) do có điều kiện sống thuận lợi, có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long cũng có điều kiện sống thuận lợi nhưng do quá trình khai thác lãnh thổ diễn ra chậm hơn nên có mật độ dân số thấp hơn (trên 500 người/km2- 2007)
- Trong phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 26% dân số sống ở thành thị (2003).
b) Phân bố chưa hợp lí:
- Ở miền núi, trung du nơi có nhiều tài nguyên rừng, khoáng sản, đấtvà có khả năng lớn về phát triển trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lại có dân cư thưa thớt, thiếu lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo.
- Ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn dân cư tập trung quá đông đã tạo sức ép về việc làm, môi trường, làm nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế – xã hội.
0.25đ
0.125đ
0.125đ
0.25đ
0.125đ
0.125đ
Câu 4: (3 điểm)
Xử lí số liệu
- HS xử lí số liệu ra đơn vi (%) 
Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (%) 
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam Bộ
2004
100
17,2
55,2
2007
100
19,2
57,1
- Tính bán kính biểu đồ
0,5
Vẽ biểu đồ
- Vẽ hai biểu đồ tròn đẹp, chính xác, có chú giải, tên biểu đồ. Bán kính biểu đồ năm 2007 lớn hơn năm 2004
1,5
Nhận xét và giải thích
* Giá trị sản xuất công nghiệp của cả hai vùng chiếm tỉ trong lớn trong GTSXCN của cả nước do:
- Cả hai vùng đều có nguồn nguyên liệu phong phú, đều gần các vùng giàu nguyên liệu của cả nước
- Có dân cư đông, nguồn lao động có trình độ dồi dào
- Cả hai vùng có cơ sở vật chất và hạ tầng tốt nhất trong cả nước
- Có thị trường trong khu vực và thị trường xuất khẩu lớn
- Đều có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong cả nước
* GTSXCN vùng ĐNB chiếm tỉ trọng lớn nhất và luôn lớn hơn GTSXCN của vùng Đồng bằng sông Hồng do: Đông Nam bộ có vị trí, các đặc điểm kinh tế - xã hội thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng, vùng có khả năng thu hút vốn lớn nhất trong cả nước
(Phần nhận xét cần có số liệu chứng minh)
0,5
0,5
Câu 5: (2 điểm)
Điều kiện để phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.
- Địa hình:Vùng đồi trung du rộng lớn thích hợp qui hoạch các vùng chuyên canh CCN (cây chè) có qui mô lớn.
- Đất trồng: Diện tích đất feralít có diện tích lớn nhất cả nước, phù hợp với sự phát triển của cây chè.
- Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè vì đây là cây có nguồn gốc cận nhiệt.
- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi khá phát triển đã cung cấp khá tốt nguồn nước tưới cho cây chè.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Người dân có kinh nghiệm trong trồng và chế biến các sản phẩm từ cây chè, cơ sở vật chất, hạ tầng dần được cải thiện, có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây chè, thị trường lớn...
* Một số khó khăn: Khí hậu còn diễn biến thất thường, thiếu lao động (cả chất và lượng), cở sở vật chất hạ tầng thấp kém, sản xuất thiếu qui hoạch đồng bộ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Giải pháp để ổn định sự phát triển cây chè ở Trung du và miền núi bắc bộ.
- Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ và bổ sung thêm nguồn lao động đặc biệt là nguồn lao động có chuyên môn.
- Tăng cường đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông, xây dựng các cơ sở chế biến.
- Mở rộng và ổn định thị trường kết hợp mở rộng các vùng chuyên canh có qui hoạch, tránh hiện tượng chặt phá rừng để mở rộng diện tích cây chè. Đảm bảo lương thực, thực phẩm và hàng hóa cho người sản xuất.
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_4_phong_gddt_hai_du.doc
Bài giảng liên quan