Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Vòng 2 - Ngày thi 15-1-2018 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 a. Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

 - Thuộc khu vực Đông Nam Á.

- Hệ tọa độ:

+ Cực Bắc: Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang (23o23’B)

+ Cực Nam: Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau (8o34’B)

+ Cực Tây: Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên (102o24’Đ)

+ Cực Đông: Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa (109o10’Đ)

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc: Trung Quốc

+ Phía Tây: Lào, Campuchia

+ Phía Đông, Nam: Biển Đông.

- Nước ta trải dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Vòng 2 - Ngày thi 15-1-2018 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
Ngày thi 15/01/2018
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất.
b. Tại sao ở khu vực xích đạo, khu vực ôn đới có lượng mưa lớn; vùng chí tuyến, vùng cực lại ít mưa?
Câu 2 (2,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta.
b. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên.
Câu 3 (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký 
(triệu USD)
Vốn thực hiện 
(triệu USD)
1991
152
1292
329
1997
349
5591
3115
2000
391
2839
2414
2006
987
12004
4100
2010
1237
19886
11000
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011)
a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2010.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên.
Câu 5 (2,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy đánh giá những thuận lợi về mặt tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:..........Số báo danh:........
Chữ kí giám thị 1: ......... Chữ kí giám thị 2........
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-VÒNG 2
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn Địa lí
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất:
1,00
 - Khí áp và gió: Vùng khí áp thấp thường mưa nhiều, các khu áp cao mưa ít. Vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa và gió biển thì mưa nhiều, vùng có gió mậu dịch thì mưa ít;
- Frông: Nơi có Frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều;
- Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít;
- Địa hình: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. Lượng mưa còn thay đổi theo độ cao địa hình.
0,25
0,25
0,25
0,25
 b. Giải thích ở khu vực xích đạo, khu vực ôn đới có lượng mưa lớn; vùng chí tuyến, vùng cực lại ít mưa:
1,00
- Khu vực xích đạo: khu áp thấp, diện tích biển, đại dương lớn, nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi nhiều... lượng mưa lớn;
- Khu vực chí tuyến: khu áp cao, diện tích lục địa lớn... lượng mưa nhỏ;
- Khu vực ôn đới: khu áp thấp, chịu ảnh hướng của gió Tây ôn đới thổi từ biển vào... lượng mưa khá lớn;
- Vùng cực: khu áp cao, nhiệt độ rất thấp... lượng mưa rất thấp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
 a. Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:
1,00
 - Thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Hệ tọa độ: 
+ Cực Bắc: Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang (23o23’B)
+ Cực Nam: Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau (8o34’B)
+ Cực Tây: Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên (102o24’Đ)
+ Cực Đông: Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa (109o10’Đ)
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bắc: Trung Quốc
+ Phía Tây: Lào, Campuchia
+ Phía Đông, Nam: Biển Đông.
- Nước ta trải dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Ý nghĩa:
1,00
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần trung tâm khu vực gió mùa châu Á, có vùng biển rộng => khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nằm tại nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng lớn => nhiều khoáng sản.
- Nơi gặp gỡ của các luồng di cư sinh vật --> sinh vật phong phú, đa dạng.
- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1,0 điểm)
Sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta
1,0
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, nơi thượng lưu của các con sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cưu trú của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng, Thái, Mường; người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700-1000m, trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là địa bàn cư trú của khoảng 20 dân tộc. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắc Lắc, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng, 
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me tập trung thành từng dải hoặc phân bố xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, đông nhất ở TP. Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi tích cực. Họ di cư đến các vùng khác sinh sống, định canh, định cư, ổn định cuộc sống. 
0,75
0,25
Câu 4
(3,0 điểm)
 a. Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2010.
2,00
- Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng, (hoặc cột ghép) và đường.
- Yêu cầu:
+ Chính xác về khoảng cách năm.
+ Có chú giải và tên biểu đồ.
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
(Chú ý: Nếu học sinh vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các yêu cầu trên thì bị trừ 0,25 điểm).
 b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên.
1,00
* Nhận xét:
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn 1991- 2010 có xu hướng ngày càng tăng lên: số dự án tăng; vốn đăng kí và vốn thực hiện đều tăng (dẫn chứng).
- Sự gia tăng có khác nhau theo từng giai đoạn: tăng nhanh trong giai đoạn 1991-1997, giảm trong giai đoạn 1997- 2000, sau đó tiếp tục tăng (dẫn chứng).
* Giải thích 
- Nước ta đang tiến hành đổi mới, là thị trường mới, chính trị ổn định, có nhiều hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nên đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng tăng lên;
- Sự khác nhau giữa các giai đoạn do sự thay đổi của chính sách trong nước, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 1997 nên vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm, sau đó tiếp tục tăng
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(2,0 điểm)
Thuận lợi về mặt tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
2,0
- Vị trí địa lí:
+ Phía Bắc: giáp Bắc Trung Bộ
+ Phía Tây: giáp Lào, Tây Nguyên
+ Phía Nam: Đông Nam Bộ
+ Phía Đông: Biển Đông
=> Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, cửa ngõ ra biển của Lào và Tây Nguyên, phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Địa hình, đất đai: 
+ Đất rừng chân núi ở vùng núi và gò đồi phía Tây => trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.
+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển => trồng lúa, ngô, khoai sắn, rau quả và một số cây công nghiệp (bông, mía).
- Khí hậu, sông ngòi:
+ Khí hậu nóng quanh năm => các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.
+ Nhiều sông dốc => cung cấp nước, thủy sản, giá trị thủy điện.
- Khoáng sản: vàng, cát thủy tinh, titan,  => công nghiệp.
- Tài nguyên rừng: đa dạng với nhiều loại gỗ, lâm sản quý như quế, trầm hương, sâm quy và một số loài chim quý hiếm.
- Tài nguyên biển: 
+ Nhiều bãi tôm, bãi cá; ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận; dọc bờ biển có nhiều đầm phá => thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
+ Đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vùng vịnh sâu, kín gió để xây dựng cảng nước sâu (Vân Phong, Dung Quất) => giao thông vận tải.
+ Nhiều bãi biển đẹp (kể tên) => du lịch.
+ Khoáng sản biển, đồng muối lớn (Cà Ná, Sa Huỳnh) => khai thác khoáng sản, nghề muối.
+ Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến đem lại giá trị kinh tế cao.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
Tổng số câu: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 10,00 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_vong_2_ngay_thi_15_1_2.doc
Bài giảng liên quan