Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Vòng 2 - Ngày thi 15-1-2018 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (6,0 điểm):

 Bàn về thơ, nhà phê bình Hoàng Minh Châu khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết.”

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các đoạn trích đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập một: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

 

docx6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Vòng 2 - Ngày thi 15-1-2018 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9- VÒNG 2
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 02 câu, 01 trang)
Ngày thi: 15-01-2018
Câu 1 (4,0 điểm): 
	Nhiều khi sự im lặng vô cùng quý giá:
	- Im lặng để hối lỗi
	- Im lặng là đồng tình
	- Im lặng để lắng nghe, cảm nhận.
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự im lặng.
Câu 2 (6,0 điểm):  
	Bàn về thơ, nhà phê bình Hoàng Minh Châu khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết.”	
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các đoạn trích đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập một: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
 ------------------------------------Hết---------------------------------
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh:
Giám thị số 1: ..Giám thị số 2:
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀCHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9-VÒNG 2
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 câu, 05 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lý, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
1(4 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phài có bố cục đầu đủ, rõ ràng
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp...
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau:
1. Mở bài (0,25 điểm):
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
0,25
2. Thân bài (3,5 điểm):
3,5
a. Giải thích ý nghĩa từ “ im lặng” (0,5 điểm):
+ Không nói, không phát ra tiếng động, lặng lẽ quan sát
+ Khả năng suy nghĩ cũng như lắng nghe nhưng lại không bộc lộ mình trong giao tiếp hoặc can thiệp vào công việc của người khác.
b. Suy nghĩ về ý nghĩa của sự im lặng (1,5 điểm):
- Ngoài những tình huống như trong đề bài, HS đưa ra những tình huống cần im lặng trong cuộc sống từ đó làm nổi bật ý nghĩa của sự im lặng
- Ý nghĩa của sự im lặng:
 + Im lặng, lắng nghe cảm nhận, chia sẻ bằng hành động, sự quan tâm...=> Giá trị hơn lời nói
+ Im lặng, suy tư, đào sâu trí tuệ => Im lặng rất cần thiết trong lao động trí óc...
+ Im lặng lặng thầm cống hiến...=> Làm việc và lo nghĩ cho mọi người, cho đất nước... 
( HS nêu được một số dẫn chứng sinh động, phù hợp)
c. Mở rộng vấn đề(1,0 điểm):
+ Trái ngược với im lặng là lên tiếng...
+ Khác với im lặng là vô cảm, thụ động ỷ lại, ích kỉ, hèn nhát...
+ Im lặng đúng lúc => học được cách nói chuyện, cách cư xử đúng nhất
+ Không phải lúc nào cũng im lặng, có lúc phải lên tiếng- lên tiếng để khẳng định mình, bảo vệ quyền lợi, bảo vệ lẽ phải
( HS nêu được một số dẫn chứng sinh động, phù hợp)
d. Rút ra bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm): 
+ Chọn im lặng hay lên tiếng... => cần một suy nghĩ chín chắn, một cái đầu tỉnh táo để bản thân không bị rơi vào cách cư xử sai lầm, lối sống tầm thường...=> Cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Mức tối đa (3,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 3,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai hoàn toàn hoặc không làm nội dung này.
3. Kết bài (0,25 điểm):
- Khẳng định lại vấn đề.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
0,25
III. Tiêu chuẩn cho điểm:
* Mức tối đa: (4,0 điểm): Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 3-> 3,75: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- Điểm 2-> 2,75: Bài viết đảm bảo khá tốt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Điểm 1-> 1,75: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả
- Điểm 0,25-> 0,75: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
* Mức không đạt: 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
2(6 điểm)
I. Về kĩ năng: 
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học... 
+ Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
+ Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc.
II. Về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài (0,25 điểm):
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
0,25
2.Thân bài (5,5 điểm)
5,5
a. Giải thích (1,0 điểm) 
- Thơ khởi sự từ tâm hồn: thơ là tiếng lòng của người viết. Thơ là thể loại trữ tình chất chứa những tâm trạng, tình cảm của người viết. Nhà thơ không thể làm ra một bài thơ hay nếu như không có cảm xúc. Bởi vậy, thơ chính là tấm gương phản chiếu tâm hồn nhà thơ.
- Vượt lên bằng tầm nhìn: là muốn nói tới tư tưởng của người viết thơ và những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm qua từng câu chữ. Đó là những suy nghĩ, quan niệm hay tư tuởng có sự mới mẻ, tiến bộ, đặc sắc.
- Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết: là giá trị của tác phẩm, sức sống của mỗi bài thơ. Một bài thơ để sống được trong lòng người đọc phải được viết bằng cái tâm của người cầm bút. Khi tiếng lòng của nhà thơ chạm được đến tiếng lòng của người đọc thì bài thơ ấy sẽ có sức sống lâu bền.
=> Ý kiến khẳng định: điểm khởi đầu của thơ là cảm xúc, rung động thẩm mĩ; tầm cao giá trị của thơ là tư tưởng và sức sống của thơ là ở tấm lòng.
- Lí giải:
+ Thơ khởi sự từ tâm hồn, bởi khi nhà thơ cầm bút viết thơ là có một tình cảm mãnh liệt thôi thúc. Tình cảm còn hiện diện trong suốt quá trình sáng tạo; nó chi phối điểm nhìn, cấu tứ và giọng thơ để tạo nên hồn cho tác phẩm. Nội dung của thơ chính là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc.
+ Thơ vượt lên bằng tầm nhìn: Nội dung tư tưởng tạo chiều sâu cho tác phẩm. Tầm nhìn khiến cho thơ có khả năng vượt lên trên hiện thực cuộc đời. Tư tưởng, cái nhìn của nhà thơ là phong cách, là nét riêng của nhà thơ => tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc.
+ Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết: Tình cảm ban đầu là của riêng người nghệ sĩ nhưng khi bước vào thơ nó hướng tới nhân loại. Người đọc tìm đến thơ là tìm đến một tấm lòng.
b. Chứng minh qua các đoạn trích đã được học trong chương trình
Ngữ văn lớp 9 tập một: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) (4,5 điểm):
Ý 1. Thơ khởi sự từ tâm hồn (1,0 điểm):
- Xuất phát từ sự đồng cảm với những khổ đau của Kiều mà Nguyễn Du đã viết lên những trang thơ thấm đẫm nỗi đau (nỗi cô đơn, nỗi buồn...)
- Là sự trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người:
+Vẻ đẹp Thúy Vân, vẻ đẹp Thúy Kiều
- Vẻ đẹp Thúy Kiều sáng lên ngay cả lúc đau khổ nhất...
(Học sinh lấy dẫn chứng trong hai đoạn trích đã học để làm sáng tỏ)
Ý 2. Thơ vượt lên bằng tầm nhìn (2,0 điểm):
- Tầm nhìn thể hiện qua việc nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh: (đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”)
+ Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Vân tạo sự hòa hợp êm đềm với xung quanh (“mây thua”, “ tuyết nhường” ) nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng suôn sẻ
+ Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghét ghen, các vẻ đẹp khác phải đố kị “ hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le đau khổ
- Tầm nhìn thể hiện qua việc nhà thơ đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều:
+ Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng=> điều này vừa phù hợp với qui luật tâm lí, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du
+ Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ
=>Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ=> Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng
+Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà trên bờ biểnđều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: sự cô đơn, thân phận nổi chìm vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ
=>Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ như báo trước giông bão số phận sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
 => Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật qua bút pháp ước lệ cổ điển (đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”)
=> Trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tài năng của Nguyễn Du được thể hiện rõ ở nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình- miêu tả nội tâm nhân vật là một trong những thành tựu đặc sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong“ Truyện Kiều”.
=>Cảm hứng nhân đạo trong “Truyện Kiều”, tiêu biểu ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con người; niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người...
Ý 3. Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết( 0,5 điểm):
 - Tâm lòng của người viết được thể hiện ở tư tưởng nhân đạo: 
+ Trong “Chị em Thúy Kiều” ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện về cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
+ Trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tư tưởng nhân đạo là sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp sáng lên ngay cả lúc đau khổ nhất; là sự cảm thương cho những khổ đau bất hạnh của nhân vật...
( Trong trang thơ như có tiếng nức nở của Kiều và tiếng nức nở của Nguyễn Du khóc cho Kiều...)
c. Đánh giá (1,0 điểm):
- Ý kiến trên khẳng định sự thống nhất của những yếu tố cần có cho một bài thơ hay, một bài thơ có sức sống lâu bền, đó là “ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết”, thiếu đi một yếu tố vẫn thành thơ nhưng không phải là thơ có sức lay động mạnh mẽ, có giá trị trường tồn. Vì vậy người cầm bút phải yêu và sống hết mình với cuộc đời, luôn tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thể hiện bằng tài năng, tâm huyết của người nghệ sĩ.
- Ý kiến trên còn nhấn mạnh đến vai trò của người tiếp nhận. Người đọc cũng cần bồi đắp tâm hồn và vốn sống để cảm nhận được giá trị của thơ ca, có thái độ trân trọng đối với những áng thơ hay, yêu quý những nhà thơ chân chính.
+ Mức tối đa (5,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 5,0 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai hoàn toàn hoặc không làm nội dung này.
3. Kết bài (0,25 điểm):
- Khẳng định lại vấn đề.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
0,25
III. Tiêu chuẩn cho điểm:
* Mức tối đa: (6,0 điểm): Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 5-> 5,75: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
- Điểm 4-> 4,75: Bài viết đảm bảo khá tốt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Điểm 3-> 3,75: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả
- Điểm 2-> 2,75: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
- Điểm 0,25->1,75: Trình bày quá sơ sài, không đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng; chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá
* Mức không đạt: 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_vong_2_ngay_thi_15_1.docx
Bài giảng liên quan