Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Địa lí - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Phân tích hậu quả của dân số đông, tăng nhanh tới phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường ở nước ta.

b) Giải thích sự chênh lệch về tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Địa lí - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi môn chuyên: ĐỊA LÍ - Ngày thi: 05/6/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có 05 câu trong 01 trang)
Câu 1 (1,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng 01 và tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình 
tháng 01 
Nhiệt độ trung bình
 tháng 7 
Hà Nội
21001'B
16,4
28,9
Huế
16024'B
19,7
29,4
TP. Hồ Chí Minh
10047'B
25,8
27,1
(Nguồn: Số liệu SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 01 và tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Phân tích hậu quả của dân số đông, tăng nhanh tới phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường ở nước ta.
b) Giải thích sự chênh lệch về tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay.
Câu 3 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
 	a) Trình bày hiện trạng phát triển ngành du lịch ở nước ta.
	b) Nêu giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch ở Việt Nam.
Câu 4 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a) Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên.
	b) Giải thích vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta.
Câu 5 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
Số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990 - 2017
 Vật nuôi
Năm
Trâu
(Nghìn con)
Bò
(Nghìn con)
Lợn
(Nghìn con)
Gia cầm
(Triệu con)
1990
2854,1
3116,9
12260,5
107,4
2002
2814,4
4062,9
23169,5
233,3
2010
2877,0
5808,3
27373,1
300,5
2017
2491,7
5654,9
27406,7
385,5
 (Nguồn: Số liệu SGK Địa lí 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016;
 Niên giám Thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
	a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990 - 2017.
	b) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta qua các năm.
	c) Qua thực tế và bằng hiểu biết của bản thân, hãy cho biết vì sao trong thời gian gần đây bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước (trong đó có tỉnh Ninh Bình)?
------------ HẾT ------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành 
từ tháng 9 năm 2009 đến nay.
Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: ...
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi thứ nhất: ..
 Cán bộ coi thi thứ hai: .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi môn chuyên: ĐỊA LÍ - Ngày thi 05/6/2019
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 01 và tháng 7 của một số địa điểm ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
* Nhiệt độ trung bình tháng 01 tăng dần từ Bắc vào Nam, chênh lệch nhiệt độ lớn (Dẫn chứng).
0,25
Nguyên nhân: 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa (gió mùa Đông Bắc) nên làm cho miền Bắc (Hà Nội) nhiệt độ hạ thấp trong thời kỳ mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng 01 thấp. Càng vào phía Nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu, gần xích đạo, nền nhiệt độ cao.
0,25
* Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao, chênh lệch nhiệt độ nhỏ, Huế có nền nhiệt cao hơn hai địa điểm còn lại (Dẫn chứng).
0,25
Nguyên nhân:
Tháng 7 là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) nền nhiệt cao trên cả nước, nhiệt độ không chênh lệch nhiều.
Huế có nền nhiệt cao hơn do ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn (gió Tây khô nóng).
0,25
(Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ nêu được 1/2 các ý trên cho tối đa 1/2 tổng số điểm của cả câu)
Câu 2
(2,0 điểm)
a) Phân tích hậu quả của dân số đông, tăng nhanh tới phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường ở nước ta (1,25 điểm)
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm do sản xuất không đáp ứng đủ yêu cầu tích lũy và tái sản xuất.
0,25
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ chuyển dịch chậm.
0,25
- Đối với xã hội:
+ GDP bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
0,25
+ Khó khăn trong giải quyết việc làm, nhà ở, phát triển y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội gia tăng,...
0,25
- Đối với tài nguyên và môi trường:
Tài nguyên suy giảm, cạn kiệt, môi trường ô nhiễm,...
0,25
b) Giải thích sự chênh lệch về tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay
 (0,75 điểm)
- Hiện trạng tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay: Nam nhiều hơn Nữ (112,1 bé trai/100 bé gái năm 2017), có xu hướng tăng.
0,25
- Nguyên nhân: 
+ Do phong tục tập quán, tâm lý xã hội nặng nề (tư tưởng trọng nam khinh nữ,...). 
0,25
+ Tiến bộ của khoa học kĩ thuật, có thể sàng lọc, lựa chọn giới tính trước khi sinh.
0,25
Câu 3
(2,0 điểm)
a) Trình bày hiện trạng phát triển ngành du lịch ở nước ta (1,5 điểm)
- Ngành du lịch ở nước ta bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX và phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay.
0,25
- Kết quả:
+ Khách du lịch (tổng số khách, khách nội địa, khách quốc tế) tăng nhanh (Dẫn chứng).
0,25
0,25
+ Doanh thu từ du lịch tăng nhanh (Dẫn chứng).
0,25
+ Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam đa dạng (Dẫn chứng).
0,25
- Phân hóa lãnh thổ du lịch: Hình thành các trung tâm du lịch, vùng du lịch
0,25
(Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu được dẫn chứng trừ 0,25 điểm/tổng số điểm ý a)
b) Nêu giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch ở Việt Nam (0,5 điểm)
- Nâng cao năng lực cạnh tranh (tạo ra nhiều sản phẩm mới, sản phẩm du lịch địa phương để hấp dẫn khách du lịch). Chú trọng bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển du lịch.
0,25
- Các giải pháp khác: Đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch; đầu tư, hiện đại cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch,
0,25
Câu 4
(2,0 điểm)
a) Sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (0,5 điểm)
- Cây trồng: Cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cao su, cây thực phẩm, đậu tương, mía
0,25
- Vật nuôi: Bò, lợn.
0,25
(Lưu ý: Thí sinh nêu từ 2/3 loại cây: 0,25 điểm; đủ 2 vật nuôi: 0,25 điểm)
b) Nguyên nhân Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta (1,5 điểm)
Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển cây công nghiệp.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình và đất đai: Địa hình cao nguyên xếp tầng, đất đỏ badan màu mỡ, diện tích rộng, thuận lợi trồng các cây công nghiệp trên quy mô lớn (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè).
0,25
- Khí hậu: Cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ổn định, ít thiên tai, hai mùa mưa - khô rõ rệt, phân hóa theo độ cao => cơ cấu cây công nghiệp đa dạng (cây nhiệt đới, cận nhiệt đới).
Mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy các sản phẩm cây công nghiệp sau thu hoạch.
0,25
- Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ thủy điện,
=> Nguồn nước dồi dào cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp nhất là trong mùa khô.
0,25
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động: Người dân có truyền thống sản xuất, nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến cây công nghiệp.
0,25
- Thị trường tiêu thụ: Rộng lớn (trong nước và xuất khẩu) thúc đẩy cây công nghiệp phát triển.
0,25
- Các điều kiện khác: Cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách của nhà nước, lịch sử phát triển cây công nghiệp,... tạo thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển.
0,25
(Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ nêu đầy đủ tên các nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho tối đa 0,5 điểm/tổng điểm ý b;
Nếu thí sinh chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng, không nêu được ảnh hưởng cụ thể tới phát triển cây công nghiệp cho tối đa 0,75 điểm/tổng điểm ý b).
Câu 5
(3,0 điểm)
a) Vẽ biểu đồ (1,5 điểm)
* Xử lí số liệu: Lấy năm 1990 = 100,0%.
Tốc độ tăng trưởng số lượng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta
giai đoạn 1990 - 2017 (Đơn vị: %)
 Vật nuôi
 Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
2002
98,6
130,4
189,0
217,2
2010
100,8
186,3
223,3
279,8
2017
87,3
181,4
223,5
358,9
(Lưu ý: Nếu thí sinh tính đúng 2 đáp án cho 0,25 điểm; 
 đúng 4 đáp án cho 0,5 điểm)
0,5
* Vẽ biểu đồ: 
- Dạng biểu đồ: Thí sinh vẽ đúng biểu đồ đường tăng trưởng.
(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm).
- Yêu cầu:
+ BĐ vẽ tương đối chính xác số liệu, khoảng cách năm.
+ Biểu đồ có đủ: Tên BĐ, số liệu, chú giải, đơn vị các trục. 
(Mỗi chi tiết thiếu hoặc sai trừ 0,25 điểm).
0,5
0,5
b) Nhận xét (0,75 điểm)
- Số lượng đàn trâu không ổn định, tốc độ giảm (Dẫn chứng).
0,25
- Số lượng đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm tăng, tốc độ tăng khác nhau (Dẫn chứng).
0,25
- Số lượng đàn bò tốc độ tăng không ổn định, số lượng đàn lợn và đàn gia cầm tốc độ tăng ổn định.
0,25
(Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu được dẫn chứng trừ 0,25 điểm/tổng điểm ý b)
c) Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước (trong đó có tỉnh Ninh Bình) (0,75 điểm)
- Số lượng đàn lợn lớn, mật độ nuôi dày => khi xảy ra dịch bệnh tốc độ lây lan nhanh trên diện rộng.
0,25
- Một số người chăn nuôi và thương lái chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của dịch bệnh => chủ quan trong phòng bệnh cho đàn lợn.
0,25
- Do lợi ích kinh tế trước mắt => khi có lợn bị bệnh, lợn chết vẫn mua bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ trên phạm vi rộng dẫn đến dịch bệnh bùng phát.
0,25
(Lưu ý: Nếu thí sinh có cách diễn đạt khác, đảm bảo các ý chính vẫn cho điểm tối đa).
Tổng điểm
10,0
---------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_dia_li_nam_hoc_2019_202.doc
Bài giảng liên quan