Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Hoá học - Năm học 2013-2014 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 3 (2,25 điểm):

1. Hỗn hợp G gồm Na và Al. Cho 16,9 gam G vào nước dư thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong G.

2. Lập sơ đồ tách riêng các kim loại Al, Fe và Mg ra khỏi hỗn hợp ở dạng bột bằng phương pháp hóa học.

 

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Hoá học - Năm học 2013-2014 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Hóa học
Ngày thi: 21/6/2013
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) FeS2 +  SO2 +  	d) Ca(HCO3)2 (dư) + NaOH ... + ... + ...
b) NaHSO4 + Ba(HCO3)2 ... +  +  +  	e) Cu + .... CuSO4 + ...
c) CH3COONa + ...  +  	g) P2O5 + NaOH (dư)  +  
(1)
(4)
2. Chọn các chất thích hợp và viết phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
(3)
(2)
(10)
(9)
 X Y Z	 
(8)
(5)
 A T 	 A Oxit của A 
(7)
(6)
	 M N P	 
(Biết A là kim loại màu trắng bạc, có hoá trị không đổi; X, Y, Z, M, N, P, T là các hợp chất khác nhau của A)
Câu 2 (2,0 điểm):	
1. Xác định các chất hữu cơ A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
 A + ... B	 (1)	 	 C + B D + H2O	 (4)
 B + ... C + H2O (2) 	 D + NaOH(dd) B + ... 	 (5) 
 B + O2 CO2 + H2O (3)	 B 	 A + ... (6)
2. Có các dung dịch: C2H5OH, CH3COOH, glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột và các chất lỏng: Lòng trắng trứng, C6H6 (benzen), CH3COOC2H5. Hãy nhận biết các dung dịch và các chất lỏng ở trên; biết chúng được đựng trong các bình mất nhãn riêng biệt.
Câu 3 (2,25 điểm):
1. Hỗn hợp G gồm Na và Al. Cho 16,9 gam G vào nước dư thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong G.
2. Lập sơ đồ tách riêng các kim loại Al, Fe và Mg ra khỏi hỗn hợp ở dạng bột bằng phương pháp hóa học.
Câu 4 (2,25 điểm):
1. Cho 6,44 gam hỗn hợp Q (gồm Mg và Fe) vào 500 ml dung dịch AgNO3 pM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A nặng 24,36 gam và dung dịch B. Cho dung dịch NaOH (dư) tác dụng với dung dịch B, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,0 gam chất rắn. 
 Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong Q và tính p.
2. Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau:
TN1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 160 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2,2564a gam kết tủa. 
TN2: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 190 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2a gam kết tủa. 
 Tính m? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Câu 5 (1,5 điểm):
1. Đốt cháy hoàn toàn b gam chất hữu cơ E (là chất khí ở điều kiện thường, tạo bởi 2 nguyên tố) thu được b gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của E.
2. Chất hữu cơ X mạch hở (chứa C, H, O; thể lỏng ở điều kiện thường) có tỉ khối hơi so với metan là 5,625. Cho X tác dụng với Na (dư) thu được khí H2 có số mol bằng số mol của X tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X?
(Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Fe=56; Ag=108; Ba=137)
------ HẾT -----
Họ và tên thí sinh :.................................................. Số báo danh:....................................................................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.................................................Giám thị 2:.........................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc
  • docHDC HOA.doc
Bài giảng liên quan