Giáo án Khối Tiểu học - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ.

- HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì.

- Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.

- Viết phép tính và nêu câu trả lời.

Phép tính: 31+8 = 39.

Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó tó tất cả 39 bạn.

- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

- GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp mình.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

 

docx44 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khối Tiểu học - Tuần 29 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
vệ môi trường, yêu thương cỏ cây, hoa lá.
2.3. Luyện đọc lại (theo vai) 
- Một tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo 3 vai: người dẫn chuyện, Mai, bà Mai.
- 2 – 3 tốp thi đọc theo vai. GV khen những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời; đọc đúng từ, câu; đọc biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- Chia sẻ với bạn bè, người thân về câu chuyện.
Tự học 
ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
Bài 15: Hướng dẫn trẻ tự đọc những truyện về Bé học lễ giáo
I. MỤC TIÊU:
- Qua những truyện về Bé học lễ giáo trẻ sẽ lễ phép, cư xử đúng mực hơn khi ở trong nhà trường hay ngoài xã hội.
- Trẻ yêu thích những truyện về Bé học lễ giáo.
- Trẻ thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số truyện về Bé học lễ giáo.
- Địa điểm: Trong lớp. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT:
1. Trước khi đọc (5 phút)
- Gợi ý. 
- Tình cảm của em đối với họ như thế nào? 
- Giới thiệu một sách truyện về Bé học lễ giáo.

* Cả lớp 
- Nêu cách ứng xử của các em khi gặp thầy cô giáo ở trường, người quen, người lớn ở ngoài xã hội.
- Theo dõi, mỗi HS chọn một quyển truyện, đọc để thấy rõ hơn về lễ giáo trong nhà trường, ngoài xã hội.
2. Trong khi đọc (17 phút)
- Giao việc. 
- Theo dõi – giúp đỡ HS.
- Đến trò chuyện với HS ( Tuỳ theo bài đồng dao HS chọn đọc mà GV đặt câu hỏi trò chuyện cho phù hợp).
* Cá nhân - nhóm 
- Cá nhân tự tập đọc truyện mình chọn.
- Thay phiên nhau đọc to nghe chung cho cả nhóm nghe câu chuyện mỗi cá nhân đã chọn.
- Trò chuyện với GV một vài ý trong bài câu chuyện mà mình chọn đọc.

3. Sau khi đọc (5-8 phút)
 - Tổ chức cho HS chia sẻ với nhau về câu chuyện đã đọc.
- Đến trò chuyện với HS.
- Qua các câu chuyện các em vừa được nghe các em học được điều gì từ các bạn nhỏ?
- Chốt ý, liên hệ giáo dục.
- Giao việc. 
* Cả lớp - nhóm
- Nói cho các bạn trong nhóm nghe trong truyện của mình có những nhân vật nào? Em thấy mình cần làm theo nhân vật nào vì sao?
- Rút bài học cho bản thân.
- Chọn, mượn một quyển sách truyện mình thích đem về tự đọc hoặc nhờ cha mẹ/ anh chị đọc cho nghe.

Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
CHUYÊN TRONG VƯỜN
( tiết 2) ; đã soạn thứ 3
Tiếng việt
TẬP VIẾT
(1 tiết)
TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA : E Ê
I. MỤC TIÊU 
- Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa D, Đ đã học.
- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa E, Ê, hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? HS: Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê.
- GV: SGK đã giới thiệu chữ in hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E, E ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tô chữ viết hoa E, Ê
- GV dùng máy chiếu hoặc bìa chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét):
+ Chữ E viết hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó tô tiếp 2 nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn hắn vào trong.
+ Chữ viết hoa gồm 3 nét: Nét đầu tô như chữ E viết hoa. Tiếp theo, tô 2 nét thẳng xiên ngắn tạo “dấu mũ” trên đầu chữ E.
- HS lần lượt tô các chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- HS đọc từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa chữ viết hoa E và ch, vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: đọc trước nội dung bài (SGK, . tr. 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích.
Toán
Bài 62. LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.
Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.
Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau:
Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 10.
HS chia sẻ: + Cách cộng nhẩm của mình.
+ Đe có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
GV dần vào: Các em đã biết cộng nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta cùng nhau cộng nhẩm các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bàil
Cá nhân HS thực hiện các phép tính: 5 + 2 = ?; 65 + 2 = ?
HS thảo luận nhóm tìm cách tính kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà không cần 
đặt tính, rồi nêu kết quả (5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67).	
Chia sẻ trước lớp.
HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.
GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2; 71 + 4; ...).
HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.
HS hoàn thành bài 1.
HS kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
67
68
Lưu ỷ: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm thêm, 
 65 + 2 = 67
Bài 2
HS thực hiện các thao tác:
Tính nhẩm các phép tính.
Chỉ cho bạn xem phép tính tương ứng với kết quả đúng.
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.
Bài 3
HS thực hiện các thao tác:
Tính nhẩm rồi nêu kết quả.
Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
Lưu ý: GV khuyến khích HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính, nếu HS gặp khó khăn có thể cho phép HS viết kết quả trung gian.
HS thực hiện theo cặp:
Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.
Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai bạn đều đạt 55 điểm).
Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn nghe cách tính.
Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ.
HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì.
Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.
Viết phép tính và nêu câu trả lời.
Phép tính: 31+8 = 39.
Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó tó tất cả 39 bạn.
HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp mình.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Em thích nhất bài nào? Vì sao?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản, vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triên NL giao tiếp toán học.
Luyện Toán
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết đặt tính phép cộng ,tính nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.
Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HS làm các bài tập sau
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
42 + 23
40 + 39
52 + 16
 3 + 26
27 + 50
64 + 4
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

Bài 2. Tính:
5 + 4
35 + 4 = 
2 + 4
32 + 4 = 
5 + 3
55 + 3 = 
2+ 6 = 
3+ 6 = 
1+ 6 = 
22 + 6 = 
23 + 6 = 
21 + 6 = 

Bài 3. Huấn có 25 viên bi, Mạnh có 33 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
Phép tính:..
 Trả lời : Cả hai bạn có tất cả ..viên bi.
D. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Chiều Sinh hoạt chuyên môn
---------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Sáng 
TẬP ĐỌC
KỂ CHO BÉ NGHE
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ (nghỉ dài như khi gặp dấu chấm).
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Biết cùng bạn hỏi - đáp theo nội dung bài đọc; hỏi - đáp về những con vật, đồ vật, cây cối xung quanh.
- Hiểu nội dung bài: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chuyện trong vườn; trả lời câu hỏi: 
- HS 1: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc? 
- HS 2: Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. HS nghe hát hoặc hát bài hát về con vật. VD: bài Một con vịt (sáng tác: Kim Duyên), bài Đàn gà trong sân (nhạc Pháp, lời Việt: Ngô Ngọc Thắng) hoặc Đàn gà con (nhạc sĩ: Việt Anh).
1.2. Giới thiệu bài 
GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài đọc. HS quan sát tranh, nói tên các con vật, đồ vật trong tranh (vịt, chó, nhện, cối xay lúa, cua, máy bơm, máy cày, quạt hòm). Đây là các con vật, đồ vật có những đặc điểm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu qua lời bài thơ Kể cho bé nghe của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc 
a) GV đọc mẫu: giọng vui, tinh nghịch.
b) Luyện đọc từ ngữ: ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, chăng dây điện, quay tròn, quạt hòm, trâu sắt, phun nước bạc, nấu cơm,...
c) Luyện đọc các dòng thơ 
- GV: Bài có 16 dòng thơ. 
- HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân, từng cặp).
d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 8 dòng); thi đọc cả bài thơ. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc
- 2 HS tiếp nối đọc 2 BT trong SGK (đọc cả M). 
- HS làm việc nhóm đôi, cùng thực hành hỏi - đáp. 
- BT 1 (hỏi - đáp theo nội dung bài đọc) 
+ 2 HS hỏi - đáp: 
HS 1: Hay nói ầm ĩ là con gì? HS 2: Là con vịt bầu.
HS 1: Hay hỏi đâu đâu là con gì? HS 2: Là con chó vện.
HS 1: Hay chăng dây điện là con gì? HS 2: Là con nhện con. 
HS 1: Ăn no quay tròn là cái gì? HS 2: Là cối xay lúa.
HS 1: Mồm thở ra gió là cái gì? HS 2: Là cái quạt hòm.
HS 1: Không thèm cỏ non là con gì? HS 2: Là con trâu sắt.
HS 1: Rồng phun nước bạc là cái gì? HS 2: Là cái máy bơm. 
HS 1: Dùng miệng nấu cơm là con gì? HS 2: Là cua là cáy. 
+ (Lặp lại) GV chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 hỏi - nhóm 2 đáp.
+ (Đảo lại) Nhóm 2 hỏi - nhóm 1 đáp. 
- BT 2 (hỏi - đáp về các con vật, đồ vật, cây cối xung quanh) 
+ 2 HS khác hỏi - đáp: 
HS 3: Con gì kêu “meo meo”? HS 4: Con mèo. 
HS 3: Cái gì kêu “tùng, tùng” báo giờ học? HS 4: Cái trống trường. 
HS 3: Con gì la to khi đẻ trứng? HS 4: Con gà mái. 
HS 3: Con gì là bạn của nhà nông? HS 4: Con trâu
+ (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp.
- GV: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. GV: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nếu yêu quý chúng và chăm chú quan sát, các em sẽ nhận ra điều đó. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ này khi nhà thơ còn nhỏ, ở độ tuổi thiếu nhi.
* Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo.
Tiếng việt
GÓC SÁNG TẠO
EM YÊU THIÊN NHIÊN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm.
- Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của GV: Những mẩu giấy cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt (có dòng kẻ ô li) để phát cho HS viết và đính vào những sản phẩm. Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.
- ĐDHT của HS: Tranh, ảnh con vật, cây, hoa sưu tầm hoặc tranh HS tự vẽ con vật, cây, hoa; giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài
a) Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các minh hoạ (BT 1), nhận ra hình ảnh các con vật, cây hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải làm gì (sưu tầm tranh, ảnh, cắt dán, tô màu, vẽ, viết để thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên).
b) Giới thiệu bài: Trong tiết học Em yêu thiên nhiên, các em sẽ sưu tầm tranh, ảnh hoặc tự vẽ tranh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích. Sau đó, trang trí, tô màu sản phẩm, viết lên đó lời giới thiệu. Cả lớp sẽ thi đua xem ai có sản phẩm đẹp, viết được lời giới thiệu ấn tượng, thể hiện đúng chủ đề Em yêu thiên nhiên.
2. Khám phá Cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách. 
- HS 1 đọc YC của BT 1.
- HS 2 đọc YC của BT 2. 4 HS tiếp nối nhau đọc các lời giới thiệu làm mẫu bên 4 sản phẩm của 4 bạn HS.
- HS 3 đọc YC của BT 3; đọc lời giới thiệu bức tranh nói về tình bạn thân thiết giữa bạn Sơn và chó Lu.
3. Luyện tập 
3.1. Chuẩn bị
- HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ,... GV nhắc những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích.
- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS sẽ viết rồi đỉnh vào vị trí phù hợp trên sản phẩm.
- HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở;
+ Với những HS đã có sự chuẩn bị thì trang vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.
+ Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các em sẽ dán tranh, ảnh, vẽ con vật, cây hoa, trang trí trên trang vở này và viết lời giới thiệu ở vị trí trung tâm – chỗ có ô hình chữ nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô li.
3.2. Làm sản phẩm
- HS trang trí sản phẩm: dán tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp. Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ một con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích (khoảng 8 – 10 phút).
- HS viết lời giới thiệu tranh, ảnh – viết vào sản phẩm hoặc vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li, rồi dán lên sản phẩm. GV khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm.
3.3. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm 
- Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình.
- GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, lời giới thiệu hay.
* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc, mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. Cuối giờ, GV sửa lời trên sản phẩm cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẩu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT (để không thất lạc) sau khi gỡ đi sản phẩm cũ.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết kể chuyện Chuyện của hoa hồng.
Thể dục
Cô Thủy dạy
Chiều Tiếng việt
KỂ CHUYỆN 
CHUYỆN CỦA HOA HỒNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của hoa hồng.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu/ 5 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ câu chuyện Ba món quà, mời HS 1 kể chuyện theo 3 tranh đầu, HS 2 kể chuyện theo 2 tranh cuối.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý).
1.1. Quan sát và phỏng đoán
GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ Chuyện của hoa hồng: Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào? (Chuyện có 4 nhân vật: hoa hồng giun đất, mẹ đất và ông mặt trời).
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Hoa hồng là loài hoa rất thơm và đẹp. Hoa hồng thường kiêu ngạo. Chuyện gì đã xảy ra với cô bé hoa hồng xinh đẹp trong câu chuyện này khi cô muốn rời khỏi mẹ đất đã nuôi dưỡng mình? Cuối chuyện, hoa hồng đã hiểu ra điều gì?
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. 
- Câu mở đầu: kể khoan thai.
- Giọng hoa hồng lúc kinh hãi khi nhìn thấy giun đất; lúc coi thường, khinh miệt khi nói với mẹ về anh giun đất; lúc trầm trồ, ngưỡng mộ khi nhìn thấy cảnh vật từ trên cao; lúc sợ hãi, hoảng hốt cầu cứu ông mặt trời khi lả đi vì nắng.
- Giọng mẹ đất, ông mặt trời: chậm rãi, từ tốn. 
- Hai câu cuối (sự ân hận của hoa hồng): giọng thấm thía.
Chuyện của hoa hồng 
(1) Khu vườn nọ có nhiều loài hoa nhưng đẹp nhất, thơm nhất là hoa hồng.
Sáng hôm ấy, hoa hồng bỗng nghe thấy tiếng sột soạt dưới chân. Nhìn xuống, thấy một con vật thân dài loằng ngoằng, hoa hồng kêu lên: “Khiếp quá!”.
(2) Nghe thấy vậy, mẹ đất bảo:
- Đó là anh giun đất. Anh ấy là bạn tốt của cây cối. Nhờ có anh ấy mà đất tơi xốp, rễ cây hút được nước và thức ăn đấy con ạ.
Hoa hồng bĩu môi: 
- Nom anh ta sợ quá. Con chả cần anh ta!
(3) Nói rồi hoa hồng đu lên cành bưởi. Từ trên cao, nó thấy khu vườn thật đẹp. Nó reo lên: “Ôi, đẹp quá!”.
(4) Đến trưa, mặt trời lên cao, những tia nắng chói chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng. Hoa hồng lả đi. Nó cầu cứu mặt trời:
- Cứu cháu với, ông mặt trời ơi! 
Ông mặt trời bảo:
- Sao cháu lại trèo lên đó? Không có mẹ đất, cháu sống sao được. Hãy trở về với mẹ đất đi!
(5) Hoa hồng vội trèo xuống. Bộ rễ vừa tiếp đất, hoa hồng đã cảm thấy một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể khiến nó tỉnh táo hắn. Nó hối hận xin lỗi mẹ đất, xin lỗi anh giun đất! Từ đó, nó không bao giờ rời xa mẹ đất.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh
HS nhìn tranh, nghe thầy cô hỏi, trả lời từng câu hỏi.
- GV chỉ tranh 1: Cây hoa hồng sống ở đâu? (Cây hoa hồng sống ở trong một khu vườn). Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy gì? (Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy một con vật có thân dài). Nó đã nói gì? (Nó kêu lên: Khiếp quá!).
- GV chỉ tranh 2: Mẹ đất giải thích với hoa hồng thế nào? (Mẹ giải thích: Đó là giun đất, là bạn tốt của họ nhà cây). Hoa hồng trả lời mẹ ra sao? (Hoa hồng trả lời: Con chả cần anh ta!).
- GV chỉ tranh 3: Sau đó, hoa hồng đã làm gì? (Sau đó, hoa hồng đu mình trên cành bưởi). Nó nhìn thấy gì? (Nó nhìn thấy khu vườn thật đẹp).
- GV chỉ tranh 4: Điều gì xảy ra khi mặt trời lên cao? (Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chói chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng khiến hoa hồng lả đi); Hoa hồng nói gì với ông mặt trời? (Hoa hồng nói với mặt trời: Cứu cháu với, ông mặt trời ơi!). Ông trả lời ra sao? (Ông bảo hoa hồng: Không có mẹ đất, cháu sống sao được. Hãy trở về với mẹ đất đi!).
- GV chỉ tranh 5: Hoa hồng cảm thấy thế nào khi trở về với mẹ đất? (Khi trở về với mẹ đất, hoa hồng cảm thấy một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể khiến nó tỉnh táo hẳn). Nó đã làm gì để thể hiện sự hối lỗi? (Hoa hồng đã xin lỗi mẹ đất và anh giun đất. Từ đó, nó không dám rời xa mẹ đất nữa).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. 
b) 1 hoặc 2 HS kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc). 
2.4. Tìm 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_tieu_hoc_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.docx