Giáo án Lớp 1 - Tuần 32+33 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Bình

I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

Nhận biết được một số vật có sử dụng điện và một số hành vi nguy hiểm, có thể bị điện giật.

Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị điện giật.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

SGKĐựo đức 1.

Tranh ảnh, video clip về một số đồ dùng có sừ dụng điện và một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật.

Một số đồ dùng để chơi đóng vai.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động

GV tổ chức cho HS chơi trò “Tìm đồ vật có sử dụng điện”. Cách chơi như sau: + GV đê một HS xung phong làm người điều khiển trò chơi.

+ Người điều khiến trò chơi đứng phía trên Lớp và nêu tên một đồ vật nào đó.

 

docx44 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 32+33 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 6: Hai bạn nhỏ đang dùng que để khều chiếc diều bị mắc trên dây điện ngoài đường. Các bạn có thế bị điện giật. 
Tranh 7: Hai bạn nhỏ đi qua nơi có dây điện bị đứt, rơi xuống đường trong khi trời đang mưa to. Các bạn có thể bị điện giật. 
GV hỏi thêm: Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có nguy cơ bị điện giật?
HS nêu ý kiến. 
GV kết luận: Có rất nhiều hành động nguy hiểm, có thể dẫn đến việc người bị điện giật. 
Lưu ý: GV có thể sử dụng thêm các tranh ảnh, video clip về một số hành vi không an toàn, có thể bị điện giật để giới thiệu thêm với HS. 
Hoạt động 2: Thảo luận cách phòng tránh bị điện giật
Mục tiêu: HS xác định được một số cách để phòng tránh bị điện giật. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xác định cách để phòng tránh bị điện giật. 
HS làm việc nhóm. 
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. 
GV tống kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị điện giật, các em cần:
+ Không thò ngón tay, chọc que kim loại vào 0 điện. 
+ Không nghịch đồ điện khi đang được cắm điện. 
+ Không đi chân đất, dùng tay ướt, đứng ở chỗ ẩm ướt để cắm phích cắm vào 0 điện hoặc để bật công tắc, cầu dao điện. 
+ Không dùng que đê khều, lấy đồ vật bị mắc trên dây điện. 
+ Không đến gần tủ điện, leo trèo cột điện. 
+ . . . 
Vận dụng
Vận dụng trong gỉờ học: GV cùng HS quan sát các ổ cắm và thiết bị điện trong lớp xem đã bảo đảm an toàn chưa để báo cho nhà trường để kịp thời xử lí, nếu cần thiết. 
Vận dụng sau giờ học:
Hướng dẫn HS:
Nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số thiết bị điện trong gia đình. 
Tống kết bài học
HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị điện giật, em cần thực hiện đúng cách sử dụng điện an toàn đã học. 
 Thứ 4 ngày 6 tháng 5 năm 2021
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin một tờ báo thiếu nhi mang tới lớp (tên báo, ai mua hoặc cho mượn,...).
- Đọc cho các bạn nghe những nội dung của bài báo yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV, HS sưu tầm, mang đến lớp một số tờ báo thiếu nhi có bài hay hoặc mới lạ (có thể cho HS mượn đọc tại lớp).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập 
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC của bài học:
- HS 1 đọc YC 1. GV chỉ tên từng tờ báo thiếu nhi trong SGK, cả lớp đọc: Chăm học, Măng non, Hoạ mi, Nhi đồng Những thử nghiệm khiếp vía), Cười vui (Phải tích cực tập bơi), Rùa vàng, Văn tuổi thơ, Khăn quàng đỏ.
(Kiểm tra sự chuẩn bị) GV yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt một tờ báo thiếu nhi các em mang đến lớp (hoặc mượn ở thư viện), nhắc HS chú ý trao đổi sách báo cho nhau. GV vẫn chấp nhận nếu có HS mang sách khác (thơ, truyện) không phải là báo.
- HS 2 đọc YC 2. GV mời một vài HS giới thiệu tờ báo mình đã mang tới lớp (Tên tờ báo. Lí do có tờ báo: Ai mua hoặc cho em mượn?). VD: Mực tím là tờ báo dành cho tuổi học trò. Đây là tờ báo rất bổ ích với HS tiểu học. / Báo Hoạ mi dành cho HS lớp 1 và mẫu giáo. Tôi rất thích báo này vì báo có nhiều truyện tranh hay.
- HS 3 đọc YC 3. GV giới thiệu bài Ngỗng (M): Đây là một bài rất bổ ích vì nó giúp các em hiểu thêm về một vật nuôi trong nhà - con ngỗng. Nếu không có sách báo mang đến lớp, các em có thể đọc bài này. (Nếu tất cả HS đều có sách báo mang đến lớp: Bài Ngỗng rất bổ ích. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc lại bài này).
- HS 4 đọc YC 4. 
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8, 9 phút.
2.2. Tự đọc báo 
- GV bảo đảm yên tĩnh cho HS đọc; nhắc HS đọc kĩ một mẩu tin hoặc bài báo ngắn mình yêu thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. Với những HS không có báo, GV cho HS mượn báo hoặc YC các em đọc bài Ngỗng trong SGK.
- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc. 
2.3. Đọc cho các bạn nghe (BT 4)
- Lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc những tin tức hoặc nội dung một bài báo yêu thích (ưu tiên những HS đã đăng kí). HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, cung cấp những tin tức, thông tin, mẩu chuyện thú vị, bổ ích.
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài học. Nhắc nhở những HS còn hạn chế về khả năng đọc, khả năng nói, diễn đạt trước lớp.
- Dặn HS tiết Tự đọc sách báo tuần sau sẽ đọc sách ở thư viện.
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết tô các chữ viết hoa R, S theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (trắng tinh, cánh diều; Rừng cây rộn rã tiếng chim) kiểu chữ thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dâu thanh đúng vị trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu hoặc bảng phụ. Bìa chữ mẫu P, Q. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa P, Q đã học. 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa R, S. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa R, S.
- GV: SGK đã giới thiệu mẫu chữ R, S in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tổ chữ viết hoa R, S; luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tổ chữ viết hoa R, S
- HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét):
+ Chữ R viết hoa gồm 2 nét. Nét 1 là nét móc ngược trái. Đặt bút trên ĐK 6, tô từ trên xuống dưới, phần cong cuối nét lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2. Nét 2 bắt đầu từ ĐK 5, tô theo đường cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoắn nhỏ rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên ĐK 2..
+ Chữ S viết hoa tô liền 1 nét. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong xuống dưới rồi lại lượn lên đến ĐK 6, chuyển hướng bút tô tiếp nét móc ngược trái, tạo vòng xoắn to phía dưới, cuối nét móc lượn vào trong, dừng bút trên ĐK 2.
- HS tộ các chữ viết hoa R, S cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ). 
- HS đọc từ ngữ, câu: trắng tinh, cánh diều, Rừng cây rộn rã tiếng chim.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ R sang tư, vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết sau.
 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI 20 (T3)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện TDTT và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân và tích cực tham gia tập luyện.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác đá bóng bằng lòng bàn chân. 
II. Địa điểm – phương tiện 
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, bóng mini, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
 I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “nhảy ô tiếp sức”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 2
*Kiến thức
- Ôn động tác đá bóng bằng lòng bàn chân.
 Nhắc lại cách thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân.
*Luyện tập
+Tập đồng loạt
Lớp trưởng hô- GV quan sát sửa sai
 +Tập theo tổ
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
+ Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “lăn bóng”.
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
Buổi chiều
TẬP ĐỌC 
NGÔI NHÀ ẤM ÁP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm gia đình: Thỏ con rất vui vì được sống trong ngôi nhà ấm áp, bố mẹ con cái vui chơi, làm việc cùng nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ để HS làm BT trắc nghiệm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài thơ Hoa kết trái, trả lời câu hỏi: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì?
B. DẠY BÀI MỚI
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1 Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau (Nhạc sĩ: Phan Văn Minh). 
1.2 Thảo luận: HS chia sẻ về gia đình. Ví dụ: 
- Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?
- Bạn cảm thấy thế nào khi một người thân trong gia đình bạn đi vắng? 
- Vào thời gian nào, mọi người trong gia đình bạn bên nhau đông đủ nhất?
- Mọi người trong gia đình bạn thường cùng nhau làm những việc gì? 
- Bạn thích làm gì cùng người thân? Vì sao bạn thích? 
1.3. Giới thiệu bài
a) GV: Các em đều rất yêu gia đình. Có một chú thỏ con cũng rất yêu gia đình. Chú luôn mong muốn cả nhà cùng làm việc, cùng vui chơi. Câu chuyện Ngôi nhà ấm áp sẽ giúp các em hiểu vì sao thỏ con nói: Ngôi nhà của mình thật là ấm áp.
b) GV đưa lên bảng hình minh hoạ bài tập đọc. HS quan sát tranh.
- GV: Tranh vẽ những gì? (Tranh vẽ cảnh gia đình thỏ: thỏ bố, thỏ mẹ và thỏ con, đang ở trong bếp. Thỏ mẹ nấu ăn. Thỏ bố thái cà rốt. Thỏ con cầm củ cà rốt giơ lên trước mặt bố).
- GV: Trong bức tranh, vẻ mặt của thỏ bố, thỏ mẹ, thỏ con đều rất vui vẻ, hạnh phúc. Các em cùng nghe câu chuyện để biết vì sao họ vui như vậy,
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Lời dẫn chuyện đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời thỏ mẹ giao hẹn lúc chơi cờ: vui, thân mật, lời thỏ con khi thì hồn nhiên Bố mẹ ơi, cả nhà làm việc cùng nhau đi!; khi vui sướng: Nhà mình thật ấm áp, bố mẹ nhỉ!
b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, nấu ăn, làm vườn, thỏ thẻ, làm việc, thích lắm, vui vẻ, ấm áp,... Giải nghĩa: thỏ thẻ (lời nói nhỏ nhẹ, đáng yêu).
c) Luyện đọc câu 
- GV cùng HS đếm số câu. 
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 cậu lời nhân vật) (cá nhân, từng cặp).
TIẾT 2
4) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... ra vườn chăm cây. ( Tiếp theo đến ... cùng nhau đi! Còn lại); thi đọc cả bài. Cuối cùng, 1 HS đọc, cả lớp đọc.
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và BT; các ý trả lời, lời dưới 4 tranh (BT 2). 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ Câu hỏi 1: GV: Ai thắng ván cờ? / Cả lớp viết lên thẻ phương án mình chọn, giơ thẻ. Đáp án: Ý b đúng (Thỏ mẹ thắng). / GV hỏi lại: Ai thắng ván cờ? Cả lớp: Thỏ mẹ thắng. (GV: Thỏ mẹ giao hẹn Ai thắng nấu ăn, ai thua làm vườn. Hết ván cờ, thỏ mẹ vào bếp nấu ăn nghĩa là thỏ mẹ thắng).
+ Câu hỏi 2: GV: Thỏ con muốn gì? Chọn 2 tranh thích hợp để trả lời. / Cả lớp đáp: (Tranh 3 và tranh 4) cùng nấu ăn, cùng chăm cây./ GV hỏi lại: Thỏ con muốn gì? Cả lớp: cùng nấu ăn, cùng chăm cây.
+ Câu hỏi 3: GV: Vì sao thỏ con nói: “Nhà mình thật ấm áp”? / Cả lớp giơ thẻ. Đáp án: Ý a đúng (Vì cả nhà thỏ yêu thương nhau). / GV: Vì sao thỏ con nói “Nhà mình thật là ấm áp”? / Cả lớp: Vì cả nhà thỏ yêu thương nhau.
+ GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Gia đình sẽ rất hạnh phúc, rất ấm áp khi mọi người yêu thương nhau, cùng nhau làm việc, vui chơi).
2.3. Luyện đọc lại (theo vai) 
- 1 tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo các vai người dẫn chuyện, thỏ mẹ, thỏ con. 
- 2 tốp HS phân vai, thi đọc truyện. GV khen HS, tốp HS đọc đúng, đọc hay. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại một vài câu trong bài đọc.
- Qua bài đọc này em học được điều gì?
- Chia sẻ bài đọc với bạn bè, người thân trong gia đình.
TOÁN
ÔN LẠI NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC (T1)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.
Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.
HS chia sẻ trước lớp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.
- GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
GV nên giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí.
Bài 2
Đặt tính rồi tính:
HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp.
Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.đặ đặ
Tính: GV hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.
Bài 3
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi. kết quả vào vở: Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật)
HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có 9 hình tròn.
 GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI 20 (T4)
I. MỤC TIÊU
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện TDTT và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân trong sách giáo khoa. 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết cách thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân và tích cực tham gia tập luyện.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác đá bóng bằng lòng bàn chân. 
II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Sân trường 
- Phương tiện: 
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, bóng mini, trang phụ thể thao, còi phục vụ trò chơi. 
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu. 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 I. Phần mở đầu
Nhận lớp
Khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... 
- Trò chơi “nhảy ô tiếp sức”
II. Phần cơ bản:
Hoạt động 2
*Kiến thức
- Ôn động tác đá bóng bằng lòng bàn chân.
 Nhắc lại cách thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân.
*Luyện tập
+Tập đồng loạt
Lớp trưởng hô- GV quan sát sửa sai
 +Tập theo tổ
- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
+ Thi đua giữa các tổ
* Trò chơi “lăn bóng”.
III.Kết thúc
* Thả lỏng cơ toàn thân. 
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. 
 Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2021
 TẬP ĐỌC
EM NHÀ MÌNH LÀ NHẤT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Ngôi nhà ấm áp; trả lời câu hỏi: Vì sao thỏ con nói: Nhà mình thật là ấm áp?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. Thảo luận nhóm
- Nhà bạn có anh, chị hoặc em không? Anh, chị hoặc em của bạn có gì đáng yêu? Bạn thường làm gì với anh, chị hoặc em của mình?
- Một vài HS phát biểu trước lớp.
1.2. Giới thiệu bài: Em nhà mình là nhất nói về tình cảm của Nam với em gái. (HS quan sát tranh minh họa: Tranh vẽ bố mẹ đưa em bé mới sinh về. Mẹ bế em trong tay. Từ xa, Nam vui sướng giơ tay chào đón. Bên cạnh là hình ảnh Nam mong ước sẽ được đá bóng cùng em trai). Các em hãy cùng đọc để biết Nam yêu em thế nào.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu bài, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời Nam khi háo hức: Mẹ sinh em trai để em đá bóng với con nhé!; khi vùng vằng: Con bảo mẹ sinh em trai cơ mà!; khi kiên quyết: Con không đổi đâu!; quả quyết: Em gái cũng đá bóng được. Em nhà mình là nhất! Con không đổi đâu! Lời mẹ mừng rỡ: Nam ơi, vào đây với em. Em gái con xinh lắm! Lời bố đùa, vui vẻ,...
b) Luyện đọc từ ngữ: giao hẹn, mừng quýnh, xinh lắm, vùng vằng, kêu toáng, quả quyết,... Giải nghĩa từ: mừng quýnh (mừng tới mức cuống quýt); vùng vằng (điệu bộ tỏ ra giận dỗi, vung tay vung chân), kêu toáng (kêu to lên), quả quyết (tỏ ý chắc chắn, không thay đổi).
c) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 20 câu. 
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 hoặc 3 câu) (cá nhân, từng cặp).
TIẾT 2
d) Thi đọc đoạn, bài 
- Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi.
- Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... Em gái con xinh lắm! / Tiếp theo đến ... không đổi đâu! / Còn lại).
- Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi và các ý lựa chọn. 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài. 
- GV hỏi - HS trả lời: 
+ GV: Mẹ Nam sinh em trai hay em gái? HS: Mẹ Nam sinh em gái.
+ GV: Vì sao Nam không vui khi mẹ gọi vào với em? /HS (ý b): Vì Nam thích em trai.
+ GV: Vì sao Nam không muốn đổi em gái? / HS (ý a): Vì Nam yêu em mình.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - Cả lớp đáp.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (HS: Nam rất yêu em bé. / Anh chị luôn yêu quý em. / Nam thích em trai nhưng vẫn yêu em gái. / Em gái rất đáng yêu, không đổi được,...). GV: Nam thích em trai. Dù mẹ sinh em gái, Nam vẫn rất yêu em. Với Nam, em nhà mình là nhất.
2.3. Luyện đọc lại (theo vai) 
- 1 tốp (4 HS) đọc (làm mẫu) theo 4 vai: người dẫn chuyện, Nam, mẹ, bố. 
- 2 tốp thi đọc theo vai. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà đọc (kể) cho người thân nghe câu chuyện Em nhà mình là nhất.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BẦU TRỜI BAN NGÀY- BAN ĐÊM (T2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). 
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. 
Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình ở Bài 20 trong SGK.
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm (để trình bày chung cả lớp). 
III.Hoạt động dạy học 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Thực hành quan sát bầu trời
Hoạt động 5: Thực hành quan sát bầu trời
* Mục tiêu
 - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời khi quan sát thực tế.
 Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. 
* Cách tiến hành
- GV lưu ý các em không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để không hại mặt, 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_3233_nam_choc_2020_2021_le_thi_binh.docx