Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 60: Bình ngô đại cáo(Nguyễn Trãi)

1. Giáo viên:

- SGK, giáo án điện tử, phiếu học tập, bảng phụ, tranh ảnh.

- Phương pháp: Hướng dẫn học sinh làm việc với SGK, thuyết trình, vấn đáp, làm việc cá nhân kết hợp với làm việc nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn.

- Sử dụng kiến thức liên môn môn Lịch sử lớp 10 ( bài 19 về cuộc khởi nghĩa lam Sơn), môn giáo dục công dân( giáo dục lòng yêu nước, tự hào về văn hóa, văn hiến dân tộc, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.)

 

doc9 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 60: Bình ngô đại cáo(Nguyễn Trãi), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đọc văn tiết 60
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO( Nguyễn Trãi)
Phần 2: Tác phẩm( tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Về kiến thức:
Nắm được những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô.
+ Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài Cáo. Thấy được đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. 
+ Nắm được những đặc trưng cơ bản của thể cáo và những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc.
+ Nhận thức được vẻ đẹp của áng “ thiên cổ hùng văn’ với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
- Nắm được những kiến thức liên môn trong bài cáo: lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục công dân, giáo dục môi trường
Về kỹ năng:
Nắm được kỹ năng đọc hiểu văn bản theo thể cáo.
Có kỹ năng tích hợp những kiến thức liên môn( ngữ văn với lịch sử, địa lý, giáo dục công dân..) khi đọc hiểu văn bản văn học này.
Về tình cảm:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử, về văn hóa, về những người anh hùng và chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. 
Bồi dưỡng ý thức bảo về đất nước, bảo vệ môi trường sống.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng ( tiết 1)
1. Kiến thức
Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, yêu hòa bình.
Bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh.
Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lý lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cớ giàu sức thuyết phục. 
Vận dụng được các kiến thức liên môn: Lịch sử, giáo dục công dân..
2. Kỹ năng
- Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể cáo. 
- Vận dụng kiến thức liên môn để đọc hiểu văn bản văn học.
III. Chuẩn bị 
Giáo viên:
SGK, giáo án điện tử, phiếu học tập, bảng phụ, tranh ảnh..
Phương pháp: Hướng dẫn học sinh làm việc với SGK, thuyết trình, vấn đáp, làm việc cá nhân kết hợp với làm việc nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn.
Sử dụng kiến thức liên môn môn Lịch sử lớp 10 ( bài 19 về cuộc khởi nghĩa lam Sơn), môn giáo dục công dân( giáo dục lòng yêu nước, tự hào về văn hóa, văn hiến dân tộc, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống..)
Học sinh: 
SGK, bài soạn, vở ghi, bảng phụ, tranh vẽ.
Vận dụng kiến thức liên môn để chuẩn bị bài. 
IV. Tæ chøc d¹y häc.
B­íc I: Ôn ®Þnh tæ chøc líp:
- KiÓm tra sÜ sè, trËt tù, néi vô cña líp.
B­íc II: KiÓm tra bµi cò.
B­íc III: Tæ chøc d¹y vµ häc bµi míi. 
Ho¹t ®éng 1: T¹o t©m thÕ( kết hợp với kiểm tra bài cũ)
- Phương pháp: Vấn đáp kết hợp thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
Giáo viên: Hãy phát biểu những ấn tượng của mình về tác giả Nguyễn Trãi sau khi học xong bài “ Đại cáo bình Ngô” ( phần tác giả)?
Ho¹t ®éng 2: Tri gi¸c
- Thêi gian: 7 phót.
- Ph­¬ng ph¸p: Giao việc cho HS, thuyết trình, vấn đáp, làm việc nhóm.
Giáo viên
Học sinh
ChuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng cÇn ®¹t
Ghi chó
- GV giao cho HS chuẩn bị phần tiểu dẫn trước ở nhà
( đọc kỹ phần tiểu dẫn, gạch chân vào các nội dung chính)
- GV phát phiếu học tập số 1( xem phụ lục I)
(Thông qua làm phiếu học tập, giúp HS nắm chắc hơn kiến thức của phần tiểu dẫn)
- GV đưa đáp án, HS trao đổi phiếu học tập trong bàn, tự chấm điểm 
- GV thu lại, chấm lấy điểm 15 phút.
- GV giới thiệu cho học sinh một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống quân Minh, hình ảnh người anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi... để nhấn mạnh thêm về không khí lịch sử- bối cảnh cho sự ra đời của bài cáo. 
- HS đọc, gạch chân vào các ý chính ở nhà.
- HS làm việc cá nhân bằng phiếu học tập (2 phút) 
- Trao đổi phiếu học tập trong bàn. Tự đối chiếu đáp án (1 phút)
- Nộp phiếu HT cho GV 
I. Đọc- chú thích
1. Hoàn cảnh ra đời
- Bài cáo ra đời vào năm 1428 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi.
- Bài cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo. 
2. Đặc trưng của thể cáo
- Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp.. để mọi người cùng biết.
- Cáo thường được viết bằng lối văn biền ngẫu với kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, lập luận sắc bén, lý lẽ đanh thép.
3. Nhan đề
- Đại cáo bình Ngô là công bố rộng rãi cho mọi người biết về việc dẹp yên giặc Minh xâm lược.
4. Bố cục
4 phần: 
- Nêu luận đề chính nghĩa
- Vạch rõ tội ác kẻ thù
- Kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
- Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
Ho¹t ®éng 3 : Ph©n tÝch, c¾t nghÜa
- Thêi gian: 30 phót.
- Ph­¬ng ph¸p: Giao việc, làm việc cá nhân kết hợp với làm việc nhóm
- KÜ thuËt: Kh¨n tr¶i bµn.
Giáo viên
Học sinh
ChuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng cÇn ®¹t
Ghi chó
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 1( chú ý giọng đọc phải đĩnh đạc, trang trọng, hào hùng)
- GV giao HS làm việc nhóm ở nhà. Các nhóm tìm hiểu đoạn 1 theo các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Có những chân lý nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?
+ Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?
+ Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc? 
- Trên lớp: GV cử đại diện một nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu (2phút). Các nhóm khác bổ sung. 
- HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Đại diện nhóm trình bày( 2 phút)
- Các nhóm HS khác bổ sung, nhận xét.
- GV chốt những đặc sắc nội dung và nghệ thuật, giá trị của đoạn 1 trên màn chiếu( 1 phút)
II. Đọc hiểu văn bản
Đoạn 1: ( TG làm việc: 10 phút) 
- Vị trí: Nêu nguyên lý chính nghĩa làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
- Nội dung: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Tư tưởng này vừa có tính kế thừa, vừa có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lại vừa sâu sắc, tiến bộ, toàn diện. 
> Ở đoạn thơ, ý thức dân tộc phát triển tới đỉnh cao; Khẳng định sự kết hợp giữa tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng yêu nước; có tầm vóc của bản tuyên ngôn độc lập. 
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế. Biện pháp tu từ phong phú (đối, so sánh, liệt kê..) Ngôn ngữ chính xác, hùng hồn, chan chứa niềm tự hào dân tộc, câu văn biền ngẫu sóng đôi. 
- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 2( xem phụ lục II)
 Yêu cầu: So sánh thật ngắn gọn ý thức độc lập dân tộc ở đoạn 1 của bài Cáo với bài thơ “Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt (HS làm việc cá nhân- 01 phút) 
- HS làm việc nhóm theo bàn để thống nhất lại kết quả (30s) 
- GV mời một số đại diện báo cáo. Sau đó bổ sung, nhận xét ( 2 phút)
- GV thuyết trình: Đoạn 1 đã làm sống dậy những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Giáo dục mỗi người lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn thơ không chỉ có giá về văn chương mà còn có giá trị về lịch sử, về giáo dục rất lớn. Tài năng của Nguyễn Trãi là đã đưa kiến thức lịch sử vào văn chương một cách nghệ thuật, tài tình. Và tự nó đã có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc. 
- HS làm việc cá nhân trong phiếu HT( 1 phút)
- HS thống nhất kết quả trong bàn (30s)
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 2 (chú ý giọng đọc phải đanh thép, thống thiết)
- GV hỏi: Ở đoạn 2, tác giả đã đề cập đến nội dung gì? Nội dung đó có mối liên hệ như thế nào với nội dung đoạn 1?
- HS đọc diễn cảm
- HS suy nghĩ, trả lời 
Đoạn 2( thời gian làm việc: 15 phút)
- Đoạn 2 là bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Mối liên hệ logic chặt chẽ giữa nội dung đoạn 1 và đoạn 2: Những âm mưu và hành động của giặc Minh là phản nhân nghĩa, trái với chân lý độc lập dân tộc của nước Đại Việt. Vì vậy, phải lập bản cáo trạng tố cáo tội ác của chúng.
> Thấy được tính chặt chẽ trong lập luận của tác phẩm. 
- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu HT số 3(2 phút)( xem phụ lục III)
Câu hỏi 1: Nguyễn Trãi đã tố cáo âm mưu và những hành động tội ác nào của giặc Minh?
Câu hỏi 2: Nguyễn Trãi đã tố cáo trên lập trường nào?
- Sau đó thảo luận nhóm, trình bày trên bảng phụ ( 3 phút) 
Câu hỏi thảo luận: Những đặc sắc trong nghệ thuật viết cáo trạng tố cáo tội ác giặc Minh của Nguyễn Trãi?
- GV mời đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.( 4 phút)
- GV chốt những kiến thức cần nhớ trên màn chiếu.
- GV kiểm tra phần làm việc ở nhà của 2 nhóm học sinh:
+ Nhóm 1: Bằng các chi tiết mà nhà thơ nêu ra trong đoạn cáo trạng, hãy vẽ một bức tranh thể hiện tình cảnh của nhân dân ta trước tội ác của giặc Minh?
+ Nhóm 2: Qua đoạn cáo trạng, hãy hình dung ra môi trường sống của con người trong thời điểm giặc Minh xâm lược nước ta? 
- Trên lớp, các nhóm thể hiện sản phẩm, để từ đó thấy được ý nghĩa giáo dục lịch sử, giáo dục các giá trị sống, giáo dục môi trường.. của bài cáo.
- GV: từ phần trình bày của học sinh, giáo viên chia sẻ cho học sinh những kiến thức liên môn được vận dụng. 
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập( 2 phút)
- HS thảo luận theo nhóm( 3 phút)
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Hai nhóm thể hiện sản phẩm và bình luận về các ý nghĩa giáo dục liên môn.
- Lập trường tố cáo:
+ Lập trường dân tộc khi tố cáo âm mưu xâm lược của giặc Minh.
+ Lập trường nhân nghĩa( đứng về quyền sống của nhân dân) khi tố cáo hành động tội ác của giặc Minh.
- Nội dung tố cáo: 
+ Tố cáo âm mưu cướp nước của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợm của chúng.
+ Tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh: tội ác diệt chủng, tàn sát con người, hủy hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống, bóc lột người dân bằng thuế khóa, nô dịch..
- Nghệ thuật viết cáo trạng: dùng hình tượng, dùng nghệ thuật đối lập tương phản, giọng văn linh hoạt vừa thống thiết, đau đớn vừa xót xa, vừa đanh thép.
> Bản cáo trạng mang tầm vóc của bản tuyên ngôn nhân quyền.
Ho¹t ®éng 4: Đánh giá, khái quát
- Thêi gian: 5 phót.
- Ph­¬ng ph¸p: Vấn đáp, thuyết trình.
Giáo viên
Học sinh
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
- Em cảm nhận thế nào về tư tưởng và tấm lòng của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai đoạn đầu của bài cáo?
GV chốt lại nội dung tiết 1, hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung tiết 2. 
- HS trả lời

File đính kèm:

  • docĐọc văn tiết 60.doc
  • pptTiết 60 - Đại cáo bình Ngô.ppt