Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 75 đến tiết 101

A.Mục đích,yêu cầu:

 *Kiến Thức:Giúp hs cảm nhận được nỗi buồn cô đơn của tác giả và cũng là của một số ít thanh niên VN hồi bấy giờ trước vũ trụ bao la và cũng là trước cảnh đất trời nặng sầu đau. Đồng thời qua bài thơ hiểu được phong cách cổ điển và màu sắc triết lý trong thơ Huy Cận cũng như tấm lòng yêu nước thầm kín của ông.

 * Trọng tâm: Nỗi buồn cô đơn của tác giả trước cảnh trời rộng sông dài.

* Kỹ năng. Cảm thụ, phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.

* Giáo dục : Yêu thương con người, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 75 đến tiết 101, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
thuộc bài thơ.
 Chuẩn bị: Thơ lục bát, hát nói, thơ thất ngôn, thơ mới.
Phân môn:TV Bài:THƠ LỤC BÁT, HÁT NÓI, Ngày soạn: 10/1/07	 
Tiết:82,83 THƠ THẤT NGÔN, THƠ MỚI Ngày dạy: 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp hs nắm được đặc điểm cấu tạo của các kiểu thơ.
 * Trọng tâm: Thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú đường luật.
* Kỹû năng. Phân tích cấu tạo và luật thơ trong mỗi thể thơ.
* Giáo dục: Ý thức tự tìm hiểu cấu tạo và luật thơ để áp dụng vào việc phân tích cảm thụ thơ. 
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	11C	
	2.Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày vai trò của “Tiếng” trong ngôn ngữ thơ? (5 phút)
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Đặc điểm của thể thơ lục bát?
Cách hiệp vần của thể thơ lục bát?
GV chọn VD giảng cho hs hiểu cách hiệp vần. Có thể lấy “Truyện Kiều” hay bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến làm VD.
Nhắc lại cho hs nhớ : Thanh điệu nào là thanh bằng. (Huyền, ngã, ngang).
GV giảng các VD trong SGK để giúp hs hiểu thêm ccá kiểu biến thể của thơ lục bát.
Thế nào là “Mưỡu”? vai trò của mưỡu trong bài hát nói?
Các loại mưỡu trong bài hát nói?
GV giảng cho hs hiểu cách hiệp vần của bài “Trên vì nước, dưới vì nhà” trong sgk để hs hiểu thêm về cách hiệp vần của bài hát nói.
Thơ thất ngôn đã hõc sơ qua ở lớp 10 nên dành ít thời gian.
Gọi hs nhắc lại: Thế nào là thơ cổ phong, thơ Đường luật?
GV giảng cách phối thanh của thể thơ này theo mô hình trong sgk.
Thơ mới xuất hiện khi nào? Có gì khác so với thơ cũ?
GV chọn ví dụ hướng dẫn hs phân tích đặc điểm của thơ mới.
GV gọi hs kiểm tra kiến thức theo các câu hỏi trong sgk.
A.Lý thuyết: (55 phút)
I.Thơ lục bát: (15 phút)
1.Đặc điểm:
-Là thể thơ dân tộc ra đời vào thế kỷ 18.
-Số tiếng được qui định: Câu trên 6 tiếng (câu lục), câu dưới 8 tiếng (câu bát), cứ vậy kế tiếp nhau, độ dài không hạn chế.
-Cách hiệp vần: Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng 6 của câu bát (vần lưng), vần của tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối của câu lục (vần chân).
-Ngắt nhịp: Nhịp chẳn, nhịp đôi là chủ yếu.
-Thanh điệu: Tiếng thứ 2, 6,8 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, còn các vị trí khác không qui định.
(Có thể thay đổi thanh khi có tiểu đối)
2.Lục bát biến thể: Là thêm bớt một số tiếng, hoặc xê dịch cách hiệp vần, cách phối thanh.(sgk)
II.Hát nói: (10 phút)
1.Khái niệm: Gồm 2 phần.
-Lời thơ : Biến thể của thể thơ lục bát, song thất LB.
-Phần nhạc: Theo lối hát nói – một lối của hát ả đào.
2.Đặc điểm cấu tạo của phần lời thơ:
a.Mưỡu : Là 1 hoặc 2 cặp lục bát, nêu ý bao trùm của bài hát nói.
- Đặt ở đầu bài( mưỡu đầu), đặt ở cuối( mưỡu cuối)
-Một cặp lục bát(mưỡu đơn), hai cặp(mưỡu kép).
b.Bài hát nói: Gồm 11 câu, 3 khổ theo tỉ lệ 4/4/3.
-Cách hiệp vần:
+Vần cuối trong khổ 1: Trắc, bằng, bằng, trắc.
+Vần cuối trong khổ 2: Trắc, bằng, bằng, trắc.
+Vần cuối trong khổ cuối: Trắc, bằng, bằng.
III.Thơ thất ngôn: (10 phút)
1.Cách tìm hiểu:
-Căn cứ vào số câu chia ra: Thất ngôn bát cú, tứ tuyệt và tràng thiên.
-Căn cứ vào luật thơ chia ra: cổ phong, đường luật.
2.Thơ thất ngôn bát cú đường luật:
-Ngắt nhịp: phối hợp theo kiểu 4/3 hay 3/4.
- Phối thanh: Sgk
-Bố cục : 4 cặp câu đề, thực, luận, kết.
IV.Thơ mới: (20 phút)
1.Khái niệm: Được khởi xướng từ 1932, không theo luật lệ của thơ cũ, không hạn chế số câu, số tiếng, coi trong vần và điệu.
2.Đặc điểm:
-Số câu, số tiếng trong một câu không nhất định.
-Vần: Mỗi câu gieo theo mỗi vần, có khi không có. Hiệp vần cũng rất tự do.
-Nhịp điệu: các âm, thanh được lựa chọn tự do, phù hợp với tình và ý của câu thơ.
B.Thực hành: 30 phút.
1.Trình bày đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật?
2.So sánh sự khác nhau giữa Thơ mới và thơ cũ?
3.Phân tích đặc điểm cấu tạo của bài “Tự tình” của HXH
4.Củng cố: Theo em đặc điểm, cấu tạo của thể thơ nào khó nhớ nhất?
5.Dặn dò: Học thật kỹ lý thuyết? Tự chọn ví dụ để phân tích đặc điểm của các thể thơ vừa học.
Chuẩn bị: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Phân môn:GV Bài: HAI ĐỨA TRẺ 	Ngày soạn:12/2/07
Tiết:84,85,86 Thạch Lam 	Ngày dạy: 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp hs hiểu được tấm lòng nhân ái của Thạch Lam đối với những con người sống quẩn quanh, tàn lụi. Cảm nhận nét đặc sắc của nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.
 * Trọng tâm: Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tàn lụi.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Giáo dục : Tình yêu thương con người.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	11C	
	2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và nêu chủ đề bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Nét khái quát về con người, cuộc đời Thạch Lam ?
TL là em của Nhất Linh, Hoàng Đạo.
Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam?
Gv Kể tóm lược cho hs nghe một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam:
-“Nhà mẹ Lê”: 11 đứa con, chồng chết, túp lều xiêu vẹo 
-“Hai lần chết”: Dung, lấy chồng, về nhà chồng phải làm lụng như một con ở, trốn về nhà mẹ, bị la mắng, tự vẫn nhưng không chết, mở mắt ra thấy mẹ chồng đang đay nghiến. Trở về nhà chồng, sống cuộc sống chết mòn 
Gọi hs đọc tác phẩm. 
 Tác phẩm miêu tả điều gì? Qua đó tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?
Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được miêu tả như thế nào?
Cảnh vật đó gợi cho em một cảm giác như thế nào?
Sinh hoạt của con người trong buổi chiều tàn được khắc hoạ như thế nào?
Nhận xét của em về cuộc sống của họ?
Cảnh vật phố huyện về đêm được miêu tả như thế nào?
Tác giả dùng ánh sáng để tả bóng tối, ánh sáng leo lét đó càng làm cho bóng tối dày thêm.
Cuộc sống, sinh hoạt của con người trong đêm được tác giả miêu tả như thế nào?
Nhận xét của em về cuộc sống của họ?
Vì sao chị em Liên cố thức đợi đoàn tàu?
Thành công nghệ thuật của Thạch Lam trong tác phẩm?
I.Giới thiệu:
1.Vài nét về tác giả Thạch Lam. (1910 – 1942).
a.Con người- cuộc đời:
-Là cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn.
-Cuộc đời ngắn ngủi, sáng tác không nhiều lắm.
b.Sự nghiệp:
-Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam:
+Kết hợp đan xen giữa hiện thực và trữ tình.
+Văn phong giản dị, không có cốt truyện.
+Nhân vật gần gũi với đời thường.
-Thạch Lam sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết.
-Thường khai thác cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắt của nông dân, tiểu tư sản nghèo và những khía cạnh bình thường mà nên thơ trong cuộc sống.
-Tác phẩm tiêu biểu : Sgk.
2.Tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
a.Xuất xứ : 1938 - in trong tập “Nắng trong vườn”.
b.Chủ đề: Tác phẩm miêu tả cuộc sống nghèo nàn, tàn lụi, đơn điệu, buồn tẻ nơi phố huyện. Qua đó cho ta thấy được tấm lòng nhân ái và khát vọng đổi mới cuộc sống cho người dân nghèo của Thạch Lam.
II.Phân tích:
1.Bức tranh phố huyện:
a.Phố huyện lúc chiều tàn:
-Cảnh vật : Mặt trời đỏ rực như lửa cháy, dãy tre làng đen lại , chợ tàn để lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị , mùi ẩm mốc bốc lên 
-Âm thanh : Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve 
->Khung cảnh phố huyện tiêu điều, xơ xác, lụi tàn.
-Con người: Những đứa trẻ bới rác, người đi chợ đang xỏ quang gánh nói với nhau những lời than thở, chị em Liên – chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu.
->Những kiếp đời lắt lay, túng quẫn.
*.Khung cảnh phố huyện chiều tàn, chợ vãn tiêu điều xơ xác, một nỗi buồn man mác dâng lên, thấm thía vào tâm hồn Liên. 
b.Phố huyện về đêm và khuya.
*.Cảnh vật :
+ Bóng tối bao trùm “Tối hết cả  sẫm đen hơn nữa, đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối” 
+Càng đậm đặc hơn “Trống cầm canh chìm ngay vào bóng tối”.
+Aùnh sáng rất hiếm hoi và đơn độc “Chấm, hột, khe” càng làm cho bóng tối đậm hơn, dày hơn.
-> Phố huyện ngập chìm trong bóng tối.
*.Con người:
+ Mẹ con chị Tí: dọn hàng nước từ chập tối cho đến đêm, chả kiếm được bao nhiêu “sớm muộn  ăn thua gì.”
+ Bác phở Siêu : món quà xa xỉ, nhiều tiền.
+ Bác xẩm : Manh chiếu, cái thau sắt, ế ẩm.
+ Liên, An mẹ dặn phải thức chờ tàu đến để bán hàng.
=> Họ sống phẳng lặng, sinh hoạt đơn điệu buồn tẻ, cuộc sống lay lắt, ngoi ngóp “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống của họ”.
2.Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của chị em Liên:
-Được tả từ xa đến gần: 
- Các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường -> Mang đến cho phố huyện, cho chị em Liên một thế giới khác, gợi nhớ Hà Nội vui vẻ và huyên náo, làm tan đi cái ảm đạm, tẻ nhạt của phố huyện.
-Chị em Liên cố thức chờ đoàn tàu, dù chỉ trong chốc lát nhưng đó là chiếc phao tinh thần để cuộc sống của chị em Liên khỏi ngập chìm đi ở phố huyện này.
III.Tổng kết:
-Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam: giàu cảm xúc, tinh tế, tả ít mà gợi nhiều, ẩn trong chiều sâu câu chữ. Giọng văn nhỏ nhẹ, trong sáng, câu văn uyển chuyển, giàu nhạt điệu.
-Truyện miêu tả cuộc sống ngưng đọng, tẻ nhạt ở phố huyện, qua đó ta thấy khát vọng đổi đời của con người ở phố huyện này. 
4.Củng cố: cảm nhận của em về bức tranh phố huyện được tả trong tác phẩm?
Vì sao nói tác phẩm thể hiện lòng nhân ái của Thạch Lam?
5.Dặn đò: Học bài cũ, phân tích bức tranh phố huyện và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.
 Chuẩn bị: Tiết sau trả bài viết số 5.
Phân môn:GV Bài:CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ	Ngày soạn:15/2/07
Tiết:90,91,92 Nguyễn Tuân 	Ngày dạy: 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức:Giúp học sinh cảm nhận được những thành công của Nguyễn Tuân trong tác phẩm: Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử được chung đúc trong hình tượng nhân vật Huấn Cao. Truyện vừa cổ kính vừa hiện đại, thể hiện trong cách kể chuyện, tả cảnh, tạo tình huống, xây dựng tính cách nhân vật 
 * Trọng tâm:Làm rõ sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiên lương.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Giáo dục :Ý thức giữ gìn, quí trọng cái đẹp, cái thiên lương.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
a.Câu hỏi: Vì sao hai chị em Liên – An đêm nào cũng cố thức chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện ?
b.Đáp án: Nêu được những ý cơ bản sau : Đoàn tàu như đem một thế giới khác đi qua phố huyện, làm bừng tỉnh không gian tối tăm của phố huyện trong chốc lát, đặc biệt với Liên, An đoàn tàu đã mang đến những ký ức tuổi thơ về Hà Nội xa xăm và huyên náo  đoàn tàu như chiếc phao tinh thần để tâm hồn của hai chị em không bị chìm đi trong cái tối tăm của phố huyện 
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
GV đọc phần 1 tiểu dẫn, lưu ý hs những điểm đáng nhớ về tác giả NT.
HS xem sgk (Sẽ học cụ thể vào lớp 12)
GV giảng thêm về tập “Vang bóng một thời”, học sinh xem sgk.
Có bao nhiêu em đã đọc xong tác phẩm? Hãy cho biết bố cục của truyện?
Qua tác phẩm này, tác giả muốn nói điều gì với chúng ta ?
Qua lời của viên quản ngục, em thấy Huấn Cao là người thế nào ?
Chi tiết nào cho thấy Huấn Cao là người tài hoa?
Vì sao Huấn Cao bị khép vào án tử hình ?
Khi xuất hiện ở cửa tù, HC tỏ rõ là người như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
- HC thừa biết rằng nếu nổi giận, quản ngục sẽ không ngần ngại áp dụng những đòn tra tấn dã man nhất, nhưng vẫn khinh bạc, xúc phạm quản ngục.
-Được biết giờ xử chém HC, quản ngục thì “tái nhợt người đi”, thầy thơ lại thì “hớt hơ hớt hải” nhưng HC chỉ mỉm cười.
-Trong thời buổi hiện tại, với tài viết chữ của mình, HC có thể làm giàu, nhưng “Đời ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân”.
-HC không sợ chết nhưng lại sợ “Phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
-Quản ngục đang là công cụ trấn áp của giặc, tuy không sáng tạo ra cái đẹp, nhưng biết trân trọng thực lòng yêu cái đẹp của tài hoa.
-Theo em, nếu sự việc biệt đãi HC của quản ngục mà bại lộ thì sẽ thế nào?
Qua đó em hiểu gì về viên quản ngục?
-Vì sao quản ngục không nổi nóng trước thái độ khinh bạc của Huấn Cao?
-Qua những chi tiết trên, em thấy quản ngục là người như thế nào? Tác giả đã dùng hình ảnh nào để ví với viên quản ngục?
-Vì sao tác giả gọi cảnh cho chữ là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
-Hãy nêu nhận xét của em về nghệ thuật dựng cảnh, tả tình của NT qua cảnh cho chữ?
GV giảng cho hs hiểu rõ sự đổi ngôi trong cảnh cho chữ?
Qua cảnh cho chữ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Lời khuyên của Huấn Cao có ý nghĩa gì?
Tác dụng của lời khuyên đó?
Hãy đối chiếu ý nghĩa của câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” với câu “Xin lĩnh ý” ở đoạn trên để thấy rõ sự chuyển biến tâm trạng của viên quản ngục.
Thành công nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tác phẩm là gì?
Giá trị nội dung của tác phẩm? 
I.Giới thiệu:
1.Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân: (sgk)
2.Tác phẩm “Chữ người tử tù”:
a.Xuất xứ : Trích trong tập “Vang bóng một thời”.
b.Bố cục: 3 đoạn
-Từ đầu -> sẽ liệu : Nỗi lòng xốn xang của viên quản ngục khi biết trong số tử tù sắp đến đây có Huấn Cao.
-Tiếp theo -> tấm lòng trong thiên hạ :Tâm trạng, thái độ của HC và quản ngục trong những ngày ở đề lao.
-Còn lại: HC cho chữ và dặn dò quản ngục những lời tâm huyết.
c.Chủ đề : Truyện là bài ca đầy cảm hứng, động viên con người gắng giữ gìn cái đẹp của “thiên lương” dù trong bất kỳ hoàn cảnh nghiệt ngã nào.
II.Phân tích :
1.Nhân vật Huấn Cao:
a.Là con người tài hoa: bộc lộ gián tiếp qua lời viên quản ngục :
-Viết chữ nhanh và đẹp, nổi tiếng cả tỉnh Sơn “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm ”
-Từ lâu rồi, viên quản ngục đã ước muốn có được chữ của ông Huấn Cao để treo ở nhà riêng “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.
b.Là con người khí phách, dám chống lại triều đình:
-Điềm tĩnh, lạnh lùng rỗ gông trừ rệp, không thèm để ý đến những lời đùa cợt doạ dẫm của tên lính áp giải.
-Thản nhiên nhận rượu thịt, không bận tâm đến sự biệt đãi của viên quản ngục.
-Xưng “ta – ngươi” với viên quản ngục và cố ý tỏ ra khinh bạc đến điều “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
-Được tin sáng mai lĩnh án chém “Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười” – thật ung dung, đĩnh đạt.
=> Phong thái ung dung, đĩnh đạt, coi thường cái chết.
c.Con người của thiên lương:
-“Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” ->Trọng nghĩa, khinh tài, không đem tài ra để mua lợi, để phục vụ những kẻ chỉ biết săn tìm vật lạ một cách tầm thường, phàm tục.
-Thay đổi thái độ khi nhận ra tâm hồn và sở thích cao quí của quản ngục “Thiếu chút nữa  trong thiên hạ”
*.Tài hoa, khí phách, thiên lương hội tụ và toả sáng ở hình tượng Huấn Cao, đã phản ánh vẻ đẹp của nhân cách nhà nho, trong thất thế vẫn giữ được cốt cách và phẩm giá trong sạch của mình.
2.Nhân vật quản ngục :
- Biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền.
- Có sở nguyện thanh cao “Một ngày kia được treo ở nhà riêng câu đối do tay ông Huấn Cao viết”-> Biết yêu quí cái đẹp.
- Bất chấp nguy hiểm để biệt đãi Huấn Cao, vì điều này nếu bị phát giác thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Cam chịu nhẫn nhục trước thái độ khinh bạc đến điều của Huấn Cao “Lễ phép lui ra với một câu “xin lĩnh ý”.
- Băn khoăn, khổ tâm vì có HC trong tay, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào để xin được chữ.
=> Quản ngục là người biết giữ thiên lương, biết trân trọng những giá trị văn hoá và kính phục nhân cách, quí trọng tài năng “là một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
3.Khung cảnh cho chữ và lời khuyên của Huấn Cao. 
*.Cảnh cho chữ:
-Thời gian : đêm khuya
-Không gian : Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, khói bốc toả cay mắt.
-Người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang đĩnh đạc, chăm chú viết. Viên quản ngục và thầy thơ lại khúm núm, run run -> Có sự đổi ngôi.
=> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết, bởi một con người sắp chết. Ranh giới giữa tội phạm và cai tù đã bị xoá bỏ, chỉ còn là những người bạn tri kỷ đang quây quần quanh cái đẹp. Cái đẹp đã thắng thế.
*.Lời khuyên của Huấn Cao: “Tôi bảo thực đấy  nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
-Ý nghĩa của lời khuyên: Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi tội ác, nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
-Tác dụng của lời khuyên : Cảm hoá một con người “Ngục quan cảm động  kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
=> Cảnh cho chữ là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu, nô lệ.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính (Từ Hán –Việt, cách đối thoại) phù hợp với tính cách nhân vật.
-Sáng tạo tình huống giàu kịch tính.(Hoàn cảnh gặp nhau, diễn biến mối quan hệ giữa HC và quản ngục)
-Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, đồng thời dùng nhân vật quản ngục và thầy thơ lại làm đối sánh để tôn cao nhân vật Huấn Cao.
2.Nội dung: Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử.
4.Củng cố: Huấn Cao là nguyên mẫu của ai ? Đó là một người như thế nào?
5.Dặn dò: Đọc lại tác phẩm, học bài cũ, đặc biệt chú ý nhân vật HC và cảng cho chữ.
 Chuẩn bị : “Hạnh phúc một tang gia” Trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Phân môn:GV Bài:HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA	Ngày soạn:18/2/07
Tiết:93,94,95 (Trích “Số Đỏ”)	 Ngày dạy: 
	 Vũ Trọng Phụng 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Qua đoạn trích giúp hs hiểu rõ: Thành công của VTP trong việc khắc hoạ tính cách lố bịch, nhố nhăng của các loại quái thai trong xã hội thực dân tư sản trước CMT8. Những thủ pháp nghệ thuật để mang lại tính trào phúng cao.
 * Trọng tâm: Sự băng hoại đạo đ

File đính kèm:

  • docin.doc