Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú

1. Nguyên lí nhân nghĩa:

- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

=> Nguyên lí nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.

2. Chân lí về sự tồn tại có độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Như nước Đại Việt ta từ trước.

- Vốn xưng nền văn hiến lâu đã lâu.

pdf5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 8 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ 
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 08/HK2 
MÔN: VĂN 8 
Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch bệnh Covid – 19 
Tiết 97: Bài 24: 
Văn bản NƯỚC ĐẠI VIỆT TA 
(Trích: Bình Ngô Đại Cáo) 
 Nguyễn Trãi 
1. Nội dung: 
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích: 
1) Tác giả 
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 
2. Tác phẩm: 
a) Hoàn cảnh ra đời: 
- Bài cáo ra đời khi cuộc kháng chiến chống quân minh thắng lợi hoàn toàn (1428) 
b) Thể loại: Cáo 
II/ Tìm hiểu văn bản 
1. Nguyên lí nhân nghĩa: 
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. 
- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 
=> Nguyên lí nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược. 
2. Chân lí về sự tồn tại có độc lập, chủ quyền của dân tộc. 
- Như nước Đại Việt ta từ trước. 
- Vốn xưng nền văn hiến lâu đã lâu. 
. 
- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. 
3. Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc. 
- Lưu cung  thất bại 
- Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. 
* Liệt kê dẫn chứng, kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. 
=> Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa. 
III/ Ghi nhớ: SGK/69 
2. Câu hỏi luyện tập: 
Thử khái quát trình tự lập luận của bài bằng một sơ đồ. 
Tiết 98: 
Tiếng Việt 
HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo) 
1. Nội dung: 
I/. Cách thực hiện hành động nói: 
* VD 1 – SGK/70 
Câu 
Mục đích 
1 2 3 4 5 
Hỏi 
Trình bày 
Điều khiển 
Hứa hẹn 
Bộc lộ cảm xúc 
- 
+ 
- 
- 
- 
- 
+ 
- 
- 
- 
- 
+ 
- 
- 
- 
- 
- 
+ 
- 
- 
- 
- 
+ 
- 
- 
 Câu 1, 2, 3: Cách dùng trực tiếp. 
 Câu 4, 5: Cách dùng gián tiếp. 
KIỂU CÂU 
Trần thuật 
Nghi vấn 
Cầu khiến 
Cảm thán 
HÀNH ĐỘNG NÓI 
Trình bày, hứa hẹn 
Hỏi 
Điều khiển 
Bộc lộ cảm xúc 
* Kiểu câu phù hợp với HĐ nói: Cách dùng trực tiếp. 
* Ghi nhớ: SGK/71 
II/. Luyện tập: 
BÀI TẬP 1/71: Tìm câu nghi vấn và nêu rõ mục đích nói của các câu nghi vấn trong bài 
“Hịch tướng sĩ”. 
- “Từ xưa các bậc trung thần  đời nào không có?”  Khẳng định. 
- “Vương Công Kiên  đội ơn sâu!” 
- “Cốt Đãi Ngột Long  lưu tiếng tốt!” 
 Nêu vấn đề để thu hút sự chú ý lắng nghe của binh sĩ. 
- “Lúc bấy giờ  được không?”  
- “Vì sao vậy?”  Hỏi 
BÀI TẬP 2/72 Chỉ ra câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong bài. 
a) “Vì vậy,  thống nhất tổ quốc”. 
“Hễ còn  quét sạch nó đi” 
b) Điều mong muốn  CM thế giới. 
* Tác dụng của cách diễn đạt trên: làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và 
thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao chính là nguyện vọng của mình. 
BÀI TẬP 3/72: Tìm câu có mục đích cầu khiến: 
- Song anh có cho phép em mới dám nói 
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào 
- Anh đã thương em  em chạy sang. 
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. 
* Quan hệ: Kẻ trên, người dưới. 
- Dế Mèn: huênh hoang, hách dịch 
- Dế Choắt: Khiêm nhường, nhã nhặn 
BÀI TẬP 4/72: 
- Có thể dùng cả 5 cách. 
- Hai cách b và e nhã nhặn và lịch sự hơn. 
BÀI TẬP 5/73: 
- Hành động a hơi kém lịch sự. 
- Hành động b hơi buồn cười 
- Hành động c là hợp lí nhất. 
2. Câu hỏi luyện tập: 
 Hoàn tất các bài tập trong SGK trang 73 
Tiết 99: 
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM 
1. Nội dung: 
I/ Khái niệm luận điểm. 
* VD 1: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (NV 7 – tập 2 trang 24, 25) 
+ Luận điểm 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước => LĐ xuất phát. 
+ Luận điểm 2: Lịch sử nước ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. 
+ Luận điểm 3: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng  
+ Luận điểm 4: Nêu rõ bổn phận 
* VD 2: VB “Chiếu dời đô” (LCU) SGK/48 
+ Luận điểm 1: Mục đích của việc dời đô 
+ Luận điểm 2: Địa thế thuận lợi của thành Đại La. 
* Ghi nhớ 1: SGK/75 
II/ Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị 
luận: 
Ghi nhớ 2: SGK/75 
III/ Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: 
* Hệ thống 1 – SGK/74. 
a) Luận điểm xuất phát. 
b) Luận điểm phát triển 
 c) Luận điểm kết luận 
 (Luận điểm chính) 
* Ghi nhớ 3: SGK/75 
2. Câu hỏi luyện tập: 
Làm bài tập phần luyện tập trong SGK/75 
Tiết 100: 
Tập làm văn 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 
1. Nội dung: 
I/ Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
* VD 1 – SGK/79, 80 
a) Câu chủ đề: “Thật là chốn hội tụ  muôn đời”. 
=> Luận điểm. 
+ Vị trí: đứng cuối đoạn  Đoạn văn qui nạp. 
b) Câu chủ đề: “Đồng bào ta  ngày trước” 
=> Luận điểm 
+ Vị trí: Đứng đầu đoạn. 
=> Đoạn văn diễn dịch 
* Ghi nhớ 1: SGK/81 
* VD 2: SGK/80 
- Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu  giai cấp nó ra”. 
- Luận cứ: 
+ Vợ chồng Nghị Quế thích chó 
+ Đùng đùng giở giọng chó má  
=> Luận cứ xác thực, thứ tự hợp lí. 
 Ghi nhớ 2: SGK/ 81 
II/ Luyện tập: 
Bài tập 2: SGK/82: 
- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm (ở đầu đoạn) 
- Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế (đoạn diễn dịch) 
- Luận cứ 1: Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê 
hương. 
- Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy 
một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm 
- Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần. 
Nhờ vậy mà người đọc càng thấy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ của Hoài 
Thanh. 
Bài tập 3: SGK/82: 
Câu a: 
- Luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. 
- Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức 
lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn. 
- Luận cứ 2: Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. 
- Luận cứ 3: Làm bài tập là rèn luyện các kĩ năng của tư duy, đặc biệt là tư duy phân 
tích, tổng hợp; so sánh, chứng minh, tính toán 
- Luận cứ 4: Vì vậy, nhất thiết học phải kết kợp với làm bài tập thì sự học mới đầy 
đủ và vững chắc. 
Câu b: 
- Luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ: 
- Luận cứ 1: Học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ 
(như con vẹt học nói tiếng người). 
- Luận cứ 2: Học không hiểu mà cứ học thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng 
thành công những điều đã học trong thực tế. 
- Luận cứ 3: Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết 
thực. 
- Luận cứ 4: Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. 
- Luận cứ 5: Bởi vậy không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng phải trên cơ sở 
hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề. 
Bài tập 4: SGK/82: 
- Luận điểm: Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu. 
- Luận cứ 1: Mục đích của văn giải thích: viết ra để người đọc hiểu rõ hơn một vấn 
đề, một luận điểm nào đó. 
- Luận cứ 2: Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm 
theo. 
- Luận cứ 3: Ngược lại, giải thích càng khó hiểu thì người viết càng xa mục đích đã 
đề ra. Người đọc càng như “chắt chắt vào rừng xanh” (Hồ Chí Minh) chẳng thấy 
lối ra. 
- Luận cứ 4: Bởi vậy, văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu. 
- Luận cứ 5: Viết dễ hiểu là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ 
chứng minh, viết cho đúng trình độ người đọc. 
2. Câu hỏi luyện tập: 
Hoàn tất các bài tập trong SGK trang 82 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_tuan_8_truong_thcs_nguyen.pdf