Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1: (5,0 điểm)

Hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta. Sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2013 – 2014
MÔN: ĐỊA 8
 (Thời gian làm bài 120 phút)
Đề thi gồm 04 câu, trong 01 trang
Câu 1: (5,0 điểm)
Hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta. Sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu như thế nào?
Câu 2: (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí việt Nam và những kiến thức đã học hãy cho biết: 
a. Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung, ta phải vượt qua các dãy núi và các dòng sông lớn nào?
b. Đi dọc kinh tuyến 1080Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào?
Câu 3: (5,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học: 
a. Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái?
b. Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta? Nhà nước ta đã có những biện pháp và chính sách gì để bảo vệ rừng? 
Câu 4: (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: 
 	Sản lượng một số vật nuôi, cây trồng năm 2000
Lãnh thổ
Lúa
(triệu tấn)
Mía
(triệu tấn)
Cà phê
(nghìn tấn)
Lợn
(triệu con)
Trâu
(triệu con)
Đông Nam Á
157
129
1400
57
15
Thế giới.
599
1278
7300
908
165
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á so với toàn Thế Giới.
b. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
---------------------Hết----------------------
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC SINH GIỎI 
Môn: Địa 8
Năm học 2013 - 2014
Câu
Đáp án
Điểm
1
(5,0 điểm)
* Đặc điểm sông ngòi nước ta: (3,0 điểm)
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp nước: 
+ Cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% sông nhỏ, ngắn.
+ Các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. 
+ Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc- đông nam và vòng cung trùng với hướng địa hình.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Lượng nước mùa lũ gấp 3 - 4 lần mùa cạn, chiếm 70- 80 lượng nước cả năm
- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: bình quân 1m3 nước có 233g cát bùn và chất hòa tan, tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/ năm.
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
* Ảnh hưởng của khí hậu tới sông ngòi: (2.0 điểm) 
- Lượng mưa lớn -> sông ngòi phát triển
 - Khí hậu phân hóa làm 2 mùa -> sông ngòi cũng có 2 mùa nước: 
 + Mùa mưa của khí hậu tương ứng với mùa lũ của sông
 + Mùa khô của khí hậu tương ứng với mùa cạn của sông
 - Lượng mưa lớn, tập trung theo mùa -> xói mòn địa hình -> sông ngòi nhiều phù sa.
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
2
(4,0 điểm)
a. Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt- Lào đến biên giới Việt- Trung, ta phải vượt qua: (2.5 điểm)
- Các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Cánh cung Sông Gâm, Cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung Bắc Sơn.
- Các dòng sông lớn: sông Nậm Mức, sông Đà, sông Nậm Mu, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy, sông Cầu và sông Kì Cùng. 
1.0 đ
1.5 đ
b. Đi dọc kinh tuyến 1080Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: (1.5 điểm)
Các cao nguyên: Kon Tum, Plâyku, Đắk Lắk, Lâm Viên và Di Linh.
1.5 đ
3
(5,0 điểm)
a. Sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái: (3.0 điểm)
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn với sú, vẹt, đước,... cùng với các loài cua, cá, tôm... và chim, thú.
- Vùng đồi núi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng thưa rụng lá (rừng khộp ở Tây Nguyên), rừng tre nứa (Việt Bắc), rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn)
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, chủ yếu là những khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống con người. Các hệ sinh thái này ngày càng mở rộng lấn át các hệ sinh thái tự nhiên. 
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
0.75 đ
b. Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên rừng, những biện pháp và chính sách để bảo vệ rừng: (2.0 điểm)
- Nguyên nhân:
+ Chiến tranh hủy diệt.
+ Cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
+ Chặt phá, khai thác quá mức phục hồi.
+ Quản lý còn lỏng lẻo, bảo vệ kém.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tu bổ, tái tạo rừng.
+ Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác.
+ Bảo vệ đặc biệt rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
4
(6,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ: (3.5 điểm)
B1: Xử lí số liệu: Đơn vị tính %.
Lãnh thổ
Lúa
Cà phê
Đông Nam Á
26,2
19,2
Thế Giới.
100
100
B2: Vẽ biểu đồ hình tròn, có kí hiệu, có tên biểu đồ, có bảng chú giải, 2 biểu đồ có bán kính bằng nhau, đẹp, chính xác.
1.0 đ
2.5 đ
b. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều những nông sản đó là do: (2.5 điểm)
- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất noong nghiệp và có thể sản xuất ra nhiều loại nông phẩm nhiệt đới có giá trị, đặc biệt là lúa gạo và cà phê.
- Có các đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước, nhiều cao nguyên rộng lớn thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (cà phê)...
- Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm.
- Có nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước tưới dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Có dân cư đông, truyền thống canh tác lâu đời
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
---------------------Hết----------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_ho.doc