Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

 3. Do nằm giữa các vĩ tuyến 120B - 420B nên Tây Nam Á thuộc đới khí hậu:

A. Nhiệt đới và cận nhiệt B. Nhiệt đới và ôn đới

C. Cận nhiệt và ôn đới D. Cận nhiệt và hàn đới

4. Loài cây lương thực ở châu Á được trồng nhiều ở nơi có khí hậu khô hạn là:

A. Ngô B. Lúa mì C. Lúa gạo D. Sắn

5. Nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á là

A. Dòng biển C. Sông ngòi B. Vị trí D. Địa hình

6. Về mùa đông, khí hậu Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam, nơi có cùng vĩ độ là do :

A. Có các dòng biển nóng chảy ven bờ B. Lãnh thổ rộng lớn

C. Dãy núi hi-ma-lay-a chắn gió Đông Bắc D. Gió Tây Nam hoạt động mạnh

7. Nền kinh tế các nước Mianma, Lào, Bănglađét có đặc điểm là :

A. Có nền kinh tế xã hội phát triển toàn diện

B. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Đề: Chẵn+Lẻ - Năm học 2019-2020 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 - 2020
ĐỊA LÍ 8
I. MỤC TIÊU 
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học:
+ Địa lí Châu Á
+ Các khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khác quan + tự luận
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
 Mức độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng theo nội dung
TN

TL

TN

TL

TN.TL Cấp độ thấp

TN.TLCấp độ cao

1.Đặc điểm phát triển KT-HX các nước châu Á
Câu 7
Số câu: 
1; 





1; 
Số điểm: 
0,5đ; 





0,5; 
Tỉ lệ: 
5%; 





5%; 
2.Tình hình phát triển KT-XH các nước châu Á
câu1
câu4
Số câu: 
2;





2; 
Số điểm: 
1,0đ; 





1,0đ; 
Tỉ lệ: 
10%; 





10%; 
3. Khu vực Tây Nam Á 



câu2


câu3



Số câu: 


1; 

1; 

2;
Số điểm: 


0,5đ; 

0,5đ; 

1đ; 
Tỉ lệ: 


5% ;

5% ;

10%;
4. khu vực Nam Á

Câu9a

Câu10a

câu5
câu6
Câu9b
câu10b


Số câu: 

0,5

1;
2;
1 

5; 

Số điểm: 

1,5đ
2,5đ 
1; 
2đ; 
6,5; 
Tỉ lệ: 

15%;

25%; 
10%;
20%; 
65%; 
5. khu vực Đông Á



Câu8





Số câu: 


1



2; 
Số điểm: 


0.5



1đ; 
Tỉ lệ: 


5%



10%
Tổng số câu: 
3; 
1; 
2; 
0,5; 
3; 
1 
10
Tổng số điểm: 
1,5đ; 
1,5đ; 
1đ; 
25đ; 
1,5đ’; 
2đ; 
10, 
Tỉ lệ: 
15%
15%
10%;
25%
15%
20%
100%

IV. ĐỀ RA
ĐỀ CHẴN
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn ý đúng điền vào bảng sau:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án








1. Các quốc gia có sản lượng lúa gạo đứng đầu thế giới là: 
A. Trung Quốc và Ấn Độ B. Việt Nam và Thái Lan 
C. Inđônêxia và Bănglađét D. Trung Quốc và Mianma
2. Ý nào không phải là khó khăn của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nam Á :
A. Địa hình nhiều núi và cao nguyên B. có nhiều núi lửa và động đất 
C. Sông ngòi kém phát triển D. Khí hậu khô hạn và nóng
 3. Do nằm giữa các vĩ tuyến 120B - 420B nên Tây Nam Á thuộc đới khí hậu:
A. Nhiệt đới và cận nhiệt	B. Nhiệt đới và ôn đới 
C. Cận nhiệt và ôn đới	D. Cận nhiệt và hàn đới
4. Loài cây lương thực ở châu Á được trồng nhiều ở nơi có khí hậu khô hạn là:
A. Ngô	 B. Lúa mì C. Lúa gạo	 D. Sắn
5. Nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á là
A. Dòng biển C. Sông ngòi B. Vị trí D. Địa hình 
6. Về mùa đông, khí hậu Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam, nơi có cùng vĩ độ là do :
A. Có các dòng biển nóng chảy ven bờ B. Lãnh thổ rộng lớn
C. Dãy núi hi-ma-lay-a chắn gió Đông Bắc D. Gió Tây Nam hoạt động mạnh 
7. Nền kinh tế các nước Mianma, Lào, Bănglađét có đặc điểm là :
A. Có nền kinh tế xã hội phát triển toàn diện	
B. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh
C. Chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp 
D. tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quang trọng
8. Ý nào không đúng với phần hải đảo của Đông Á ?
A. Có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng. 
B. Khí hậu gió mùa ẩm
C. Là miền núi trẻ, có nhiều động đất và núi lửa D. Cảnh quan rừng là chủ yếu 
 	II. TỰ LUẬN (6 điểm ) 
9 
a. Nêu đặc điểm dân cư khu vực Nam Á. 
b. Giải thích những nơi đông dân ở Nam Á ?
10. Cho bảng số liệu : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA ẤN ĐỘ 
Các ngành kinh tê
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP(%)
1990
2005
- Nông- lâm -thủy sản
- Công nghiệp-xây dựng
- Dịch vụ
29,0
26,5
44,5
18,8
28,1
53,1
 Nguồn : SGK địa lí 8, trang 13
a. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
b. Sự thay đổi đó phản ánh điều gì ?
ĐỀ LẺ
I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm): Chọn ý đúng điền vào bảng sau:
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án









1. Các quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng nhất, nhì thế giới là: 
A. Trung Quốc và Ấn Độ B. Trung Quốc và Mianma
C. Inđônêxia và Bănglađét D. Việt Nam và Thái Lan 
2. Loài vật nuôi phổ biến nhất ở khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa là :
A. Trâu B. Bò C. Cừu D. Lợn
3. Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, ngành kinh tế phát triển mạnh nhất ở khu vực Tây Nam Á là:
A. Trồng lúa gạo, lúa mì, chà là	B. Khai thác và chế biến dầu mỏ
C. Thương mại D. Chăn nuôi du mục, dệt thảm 
4. Biển không tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á là :
A. Biển Ban Tích B. Biển Đỏ C Biển Địa Trung Hải D Biển Đen 
5. Nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa lượng mưa ở Nam Á là
 	 A. Địa hình C. Dòng biển B. Vị trí D. Sông ngòi
6. Nhận định nào không đúng với đồng bằng Ấn - Hằng
A. Là đồng bằng rộng và bằng phẳng 	
B. Chạy từ bờ vịnh Ben-gan đến biên giới Pa-ki-xtan 
C. Nằm giữa chân núi Himalaya và sơn nguyên A ráp
D. Dài hơn 300km, bề rộng 250-350km
7. Các nước công nghiệp mới ở châu Á có đặc điểm là:
A. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh 
B. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quang trọng
C. Có các ngành công nghiệp rất hiện đại	 
D. Có nền kinh tế xã hội phát triển toàn diện 
8. Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất và núi lửa là do :
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi B. Lãnh thổ là quần đảo nên không ổn định
C. Nằm trong « vòng đai lửa Thái Bình Dương » D. Lãnh thổ hẹp
II. TỰ LUẬN (6 điểm ) 
9. 
a. Nêu điểm khác nhau về khí hậu và cảnh quan giữa phần đất liền phía tây với phần đất liền phía đông và hải đảo của khu vực Đông Á. 
b. Giải thích những nơi thưa dân ở Nam Á ?
10. Cho bảng số liệu : CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA ẤN ĐỘ 
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP(%)
2000
2010
- Nông- lâm -thủy sản
- Công nghiệp-xây dựng
- Dịch vụ
23,1
26,1
50,8
18,0
27.6
54,4
 Nguồn : SGK địa lí 8, trang 13
a. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
b. Sự thay đổi đó phản ánh điều gì ?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ CHẴN
I. TRẮC NGHIỆM :( 4Đ )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Ý đúng
A
B
A
B
D
C
C
A
II. TỰ LUẬN (6 điểm ) 
9. 
a. Nêu đặc điểm dân cư khu vực Nam Á. ( 1,5 điểm )
- Số dân đông thứ 2 châu Á.
- Mật độ dân số cao nhất châu Á.
- Phân bố dân cư không đều.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn giáo và Hồi giáo.
b. Giải thích những nơi đông dân ở Nam Á ? ( 1,0 điểm )
- Đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, Khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a, vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi (...); trình độ phát triển KT-XH cao hơn; lịch sử khai thác lãnh thổ sớm; tâm lí thích đông con...
10. 
a.Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. ( 2,5 điểm )
- Nông- lâm -thủy sản: năm 1990 đứng vị trí thứ hai, nhưng đến năm 2005 lại nhỏ nhất và giảm nhanh ( d/c)
- Công nghiệp-xây dựng: năm 1990 nhỏ nhất, nhưng đến năm 2005 đã đứng vị trí thứ hai và tăng lên ( d/c)
- Dịch vụ: Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh (d/c)
b.Sự thay đổi đó phản ánh điều gì ? ( 1 điểm ) Kinh tế Ấn Độ đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa.
ĐỀ LẺ
I. TRẮC NGHIỆM :( 4Đ )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Ý đúng
D
C
B
A
A
C
A
C
II. TỰ LUẬN: (6 Đ)
9. 
a. Nêu điểm khác nhau về khí hậu và cảnh quan giữa phần đất liền phía tây với phần đất liền phía đông và hải đảo của khu vực Đông Á. ( 1,0 điểm )
 - Phần đất liền phía tây: khí hậu khô hạn, cảnh quan hoang mạc và núi cao
 - Phần đất liền phía đông và hải đảo: gió mùa ẩm, rừng là chủ yếu
b. Giải thích những nơi thưa dân ở Nam Á ? ( 1,5 điểm )
- Trung tâm Ấn Độ, SN Pakixtan, hoang mạc Tha, trên dãy Hi-ma-lay-a, vì đị hình hiểm trở, khí hậu khô hạn ...
10
a. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. ( 2,5 điểm )
- Nông- lâm -thủy sản: Luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và giảm (d/c)
- Công nghiệp-xây dựng: Luôn có tỉ trọng đứng thứ 2 và tăng (d/c)
- Dịch vụ: Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng (d/c)
b. Sự thay đổi đó phản ánh điều gì ? Kinh tế Ấn Độ đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa. ( 1 điểm )

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_8_de_chanle_nam_hoc_2019.doc