Đề thi chọn đội tuyển chính thức tham dự kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2014 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
a) Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên với cơ cấu dân số của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
b) Giải thích tại sao ở các nước phát triển ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nhưng ở các nước đang phát triển lại chiếm tỉ trọng thấp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC THAM DỰ KÌ THI CHỌN HSG QUỐC GIA NĂM 2014 MÔN: ĐỊA LÍ Ngày thi: 31/10/2013 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 07 câu, trong 02 trang) Câu 1: (3,0 điểm) a) Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất. Ở nước ta lực Côriôlít tác động đến đường sắt bắc, nam như thế nào? Tại sao tác động của lực Côriôlit làm lệch bên phải hướng chuyển động ở bán cầu Bắc, nhưng gió mùa mùa hạ thổi vào Bắc Bộ lại có hướng đông nam? b) Tính số ngày dài 24 giờ ở 900B và 900N. So sánh và giải thích sự khác nhau về số ngày địa cực ở hai địa điểm trên. Câu 2: (2,0 điểm) a) Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên với cơ cấu dân số của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. b) Giải thích tại sao ở các nước phát triển ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nhưng ở các nước đang phát triển lại chiếm tỉ trọng thấp. Câu 3: (3 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích ý kiến nhận xét sau: “Về phương diện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam”. b) So sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai loại gió mùa cùng hướng tây nam thổi vào nước ta trong mùa hạ. Câu 4: (3,0 điểm) a) Vì sao mạng lưới sông ngòi nước ta khác nhau giữa các khu vực? So sánh, giải thích sự khác nhau về thủy chế của sông Hồng và sông Cửu Long. b) Phân tích nguyên nhân làm giảm tính chất nhiệt đới của sinh vật nước ta. Câu 5: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẮNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC Vùng Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) 1995 2010 1995 2010 - Cả nước - Trong đó: + Đồng bằng sông Hồng + Đồng bằng sông Cửu Long 6 766 1 193 3 191 7 514 1 105 3 971 24 964 5 090 12 832 39 989 6 5 96 21 570 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích, sản lượng lúa phân theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1995 và 2010. b) Nhận xét, giải thích sự thay đổi tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa của hai đồng bằng so với cả nước qua biểu đồ đã vẽ. Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển du lịch biển ở nước ta. b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. Câu 7: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Trình bày, giải thích đặc điểm phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b) So sánh hiện trạng phát triển kinh tế biển giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao việc phát triển kinh tế biển ở hai vùng lại khác nhau? ------------------------HẾT------------------------- Chú ý: Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi Họ và tên thí sinh:SBD:. Họ tên và chữ ký giám thị 1:. Họ tên và chữ ký giám thị 2:................................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 – NĂM 2014 Môn: Địa lí ------------------------------------------------------------- Câu Nội Dung Điểm Câu 1 3,0 điểm a/ *Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển - Kn: Là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất, ở BBC lệch phải, NBC lệch trái. - Tác động đến hoàn lưu khí quyển: + Ở X Đ không khí bị đốt nóng bốc lên cao, lạnh đi và chuyển về phía Cực bị lệch về phía đông do tác động của Fc. Tới 300-350 các dòng không khí chuyển động song song với vĩ tuyến, tại đây không khí bị lạnh hẳn và hạ xuống rất mạnh => vùng áp cao CT ... + Sự chênh lệch về khí áp sinh ra gió thổi từ áp cao CT về hạ áp X Đ, dưới tác động của lực Côriôlit gió đổi hướng thành ĐB -TN ở BBC và ĐN-TB ở NBC gọi là gió tín phong. + Gió thổi từ cao áp CT về phía Cực, bị Fc làm lệch về phía đông đến 45-500 vĩ thổi gần như hướng T-Đ hình thành đai gió tây ôn đới. + Gió thổi từ cao áp Cực về hạ áp ôn đới cũng chịu tác độ của Fc tới khoảng 650 vĩ bị lệch hẳn về phía tây gọi là gió đông miền Cực. + Vùng ôn đới nằm giữa đai gió đông và gió tây là vành đai lặng gió, tại đây gió thổi từ 2 phía ngược hướng nhau là nguyên nhân động lực sinh ra đai áp thấp ôn đới. * Tác động của Fc đến đường sắt bắc-nam - Đường sắt bắc-nam cũng chịu tác động của Fc làm cho đường ray bên phải bị mòn hơn bên trái. Nhưng vì là đường 2 chiều, nên hai bên đường ray đều bị mòn như nhau. * Mặc dù chịu tác động của lực Côriôlít, nhưng gió mùa mùa hạ vẫn có hướng đông nam thổi vào Bắc Bộ nước ta là do hạ áp Bắc Bộ đã hút gió mùa tây nam đổi hướng chuyển đông nam ... 2,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b/ Tính số ngày dài 24 giờ ở 900 Bắc và 900 Nam - Ở 900B có 186 ngày; 900 N có 179 ngày dài 24 giờ. - So sánh 900B có ngày Địa Cực dài hơn 900N 7 ngày. - Giải thích: + Do mùa hạ ở BBC (từ 21/3->23/9) Trái Đất ở vị trí xa Mặt Trời -> chịu sức hút nhỏ, nên tốc độ di chuyển trên quĩ đạo chậm -> thời gian di chuyển trên quĩ đạo dài hơn, nên ngày địa cực ở 900B dài 186 ngày. + Thời gian từ 23/9-> 21/3 là mùa hạ NBC Trái Đất ở vị trí gần MT-> chịu sức hút của MT lớn -> tốc độ di chuyển trên quĩ đạo nhanh hơn, nên thời gian di chuyển trên quĩ đạo ngắn, ngày địa cực ở 900N có 179 ngày (ngắn hơn 7 ngày so với 900B) 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 2 2,0 điểm a/ Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng ds với cơ cấu ds của 2 nhóm nước. Nước phát triển có ds già, đang phát triển có ds trẻ điều này có liên quan chặt chẽ với gia tăng ds tự nhiên ở mỗi nhóm nước. - Nhóm nước phát triển: + Gia tăng ds tự nhiên thấp -> tỉ lệ trẻ em trong dân số không cao, dân số tăng chậm và ổn định -> có điều kiện phát triển kinh tế nâng cao CLCS => tuổi thọ trung bình tăng => DS già hóa. + Dân số già, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không cao, khả năng phát triển ds hạn chế => làm gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm. - Nhóm nước đang phát triển + Gia tăng tự nhiên cao -> số trẻ em trong ds đông, chiếm tỉ lệ cao. Dân số tăng nhanh làm chậm tăng trưởng kinh tế, khó khăn cho nâng cao CLCS và chăm sóc sức khỏe người dân => tuổi thọ thấp, nên các nước này thường có kết cấu ds trẻ + Dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đông ..., khả năng tăng ds rất lớn nếu không có chính sách Ds và biện pháp phù hợp 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b/ Giải thích * Ở các nước phát triển ngành dịch vụ phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao vì - Nhu cầu về dịch vụ rất lớn do: Sản xuất phát triển mạnh, đô thị hóa cao có nhiều thành phố lớn và cực lớn, mức sống của dân cư cao -> nhu cầu dịch vụ lớn, tạo điều kiện để dịch vụ phát triển mạnh. - Năng suất lao động xã hội cao ... cho phép chuyển lao động sang phát triển dịch vụ. Vì vậy DV phát triển mạnh, hàm lượng chất xám cao, đóng góp nhiều trong GDP. * Ở các nước đang phát triển ngành dịch vụ phát triển hạn chế, tỉ trọng trong GDP thấp vì: - Sản xuất phát triển chậm, đô thị hóa chưa cao, dân cư mức sống thấp -> nhu cầu dịch vụ còn chưa nhiều. - Năng suất lao động xã hội thấp -> chưa có điều kiện chuyển lao động sang phát triển DV, nên DV phát triển chưa mạnh, hàm lượng chất xám thấp đóng góp chưa cao trong GDP. 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3 3,0 điểm a / Giải thích ý kiến ....... - Khái quát: Câu nhận xét trên nói về những nét giống nhau giữa thiên nhiên Việt Nam và vùng BTB. - Về hình dạng lãnh thổ : đều nhỏ hẹp và kéo dài theo chiều bắc - nam. - Địa hình đa dạng (DC), chủ yếu là đồi núi ... - Đất đai đa dạng với 2 nhóm chính là đất feralit và đất phù sa ... - Khí hậu nhiệt đới ẩm phân hóa rõ rệt theo mùa; diễn biến thất thường, nhiều thiên tai bão lụt. - Sông ngòi ngắn, dốc, có hướng tây bắc-đông nam (DC), chế độ nước chảy theo mùa . - Tài nguyên khoáng sản giàu có, nhiều loại khác nhau, đa số là các mỏ nhỏ, rừng nhiều nhưng đã bị tàn phá nên độ che phủ giảm nhanh. 1,75 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b. So sánh điểm giống và khác nhau của 2 loại gió mùa cùng hướng tây nam * Giống nhau: Đều có hướng tây nam, từ vùng biển thổi vào, nên nóng ẩm gây mưa nhiều ... * Khác nhau: - Nguồn gốc - Thời gian thổi - Tác động đến khí hậu: + Gió tây nam xuất phát từ vịnh Bengan phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn, chỉ đem mưa cho Nam Bộ, Tây Nguyên, gây hiệu ứng fơn khô nóng cho BTB và phía nam Tây Bắc. + Gió tây nam xuất phát từ NBC có tầng ẩm dày, phạm vi ảnh hưởng rộng với 2 hướng khác nhau ở 2 miền, đem mưa lớn cho cả nước. 1,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 4 3,0 điểm a. Mạng lưới sông ngòi nước ta khác nhau giữa các vùng vì: - Mạng lưới sông ngòi chịu sự chi phối bởi 2 yếu tố chính là: Lượng mưa (chi phối mật độ và lượng nước sông ...); Cấu trúc địa chất và địa hình (chi phối mật độ, hướng chảy và đặc điểm lũ) - Hai yếu tố chủ yếu trên có sự phân hóa khác nhau trong không gian -> Làm cho mạng lưới sông ngòi khác nhau giữa các khu vực * So sánh sự khác nhau về thủy chế sông Hồng và sông Cửu Long, giải thích. - Khác nhau: Sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa, lũ lên chậm, rút chậm. Còn sông Hồng có chế độ nước thất thường, hay gây ra những trận lũ lớn. - Giải thích: + Sông Hồng: • Thượng nguồn có nhiều phụ lưu, tập trung thành mạng lưới dày đặc với dạng nan quạt. • Lưu vực có chế độ mưa mùa hạ diễn ra trên cả vùng, rừng trên lưu vực bị tàn phá nhiều. + Sông Cửu Long: • Đặc điểm lưu vực (dt lớn, dài -> độ dốc nhỏ, hình thái lá cây ...) • Có hồ Tônlêsáp điều tiết => chế độ nước khá điều hòa 2,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ b. Phân tích nguyên nhân làm giảm tính chất nhiệt đới của sinh vật nước ta - Khái quát ... - Tính chất nhiệt đới của sinh vật bị suy giảm do: + Khí hậu nước ta phân hóa theo vĩ độ thành 2 miền khí hậu khác nhau: Miền Bắc có một mùa đông lạnh kéo dài tới 3 tháng -> tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của các loài cận nhiệt và ôn đới. + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn dt, trong đó có một số núi cao trên 2000m làm cho khí hậu ở những vùng núi cao mát mẻ mang t/c cận nhiệt và ôn đới. + Vị trí địa lí: Nước ta nằm gần vùng chí tuyến Bắc, nơi gặp nhau của các khu hệ thực, động vật khác nhau, lại có sự xâm nhập của các khối khí lạnh phương bắc làm suy giảm loài nhiệt đới, tạo điều kiện cho các loài cận nhiệt, ôn đới phát triển. 1,0 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 5 3,0 điểm a. Vẽ biểu đồ: * Xử lí số liệu: Tính cơ cấu dt.sl lúa của nước ta năm 1995-2010 (Đơn vị %) Vùng Diện tích Sản lượng 1995 2010 1995 2010 - ĐBSH 17,6% 14,7% 20,4% 16,5% - ĐBSCL 42,2% 52,8% 51,4% 54,1% * Vẽ biểu đồ cơ cấu, kết hợp cột và tròn, mỗi năm có hai biểu đồ cột và tròn thể hiện cơ cấu %. Có chú giải và các ghi chú cần thiết. 2,0 đ 0,5 đ 1,5đ b. Nhận xét, giải thích: - Khái quát: Trong giai đoạn 1995-2010 tỉ lệ diện tích, sản lượng lúa của 2 đb so với cả nước có sự biến động khác nhau. - Đồng bằng sông Hồng: Tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa so với cả nước đều giảm (DC). Do: Khả năng tăng diện tích hạn chế, một phần đất trồng lúa chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư nên giảm. Tuy nhiên nhờ đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, nên sản lượng vẫn tăng, nhưng chậm hơn vùng khác nên tỉ trọng sản lượng lúa giảm - Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng diện tích, sản lượng đều tăng khá (DC). Do diện tích canh tác được mở rộng, hệ số sử dụng ruộng đất tăng => diện tích lúa tăng nhanh hơn vùng khác, kéo theo tỉ trọng tăng. Nhờ tăng diện tích, năng suất => sản lượng lúa tăng nhanh hơn vùng khác, nên tỉ trọng cũng tăng. 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 6 3,0 điểm a) Phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển DL biển ở nước ta. * Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DL biển đó là: - Bờ biển nước ta dài 3260 km, có tới 125 bãi tắm, trong đó có nhiều bãi tắm lớn, đẹp (DC). - Vùng biển nước ta có nhiều đảo, tới > 4000 đảo lớn nhỏ, một số đảo gần bờ có dân cư sinh sống và giá trị cao về du lịch (DC). - Có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, nên có sức hút lớn đối với du khách. - Điều kiện khác: Khí hậu biển trong lành, mát mẻ, nguồn lợi hải sản phong phú, bản sắc văn hóa của cư dân vùng biển đa dạng ... tạo thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch biển, đảo (DC) * Hiện trạng phát triển du lịch biển đảo: - Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm, nhiều trung tâm du lịch biển được xây dựng và nâng cấp. Nổi bật là khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (N An), Vũng Tàu (Bà Rịa -Vũng Tàu)... 1,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố CNCBLTTP + KQ: CBLTTP gồm CBSPTT-CN-TS => sự phát triển, phân bố gắn chặt với sự phát triển và phân bố NN + Phân bố rộng rãi, có mặt khắp các vùng lãnh thổ đất nước (đặc biệt ở các thành phố, thị xã, ở các đồng bằng). Do: Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ; thị trường tiêu thụ rộng lớn. Do vậy, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng khắp trong cả nước, đặc biệt ở các thành phố, thị xã lớn ở đồng bằng. + Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (vùng nông nghiệp, thuỷ sản) Do: Lấy nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp và thuỷ sản, nên phân bố gần các vùng sản xuất NN và thuỷ sản. (đặc biệt là các xí nghiệp sơ chế, vì nguyên liệu khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém). + Phân bố gần thị trường tiêu thụ, đặc biệt vùng đông dân cư, các thành phố lớn. Do: Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân cư; ngoài ra, một số sản phẩm vận chuyển đi xa không đảm bảo chất lượng, chóng hỏng, nên thường phân bố gần trung tâm tiêu thụ, các điểm dân cư (nhất là các xí nghệp chế biến thành phẩm như bia, rượu, đồ hộp, bánh kẹo,..). 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 7 3,0 điểm a) Đặc điểm phân bố dân cư vùng TDMNBB - Khái quát về vùng TDMNBB và mật độ Tb so với cả nước .. - Phân bố không đều giữa các vùng (DC: Vùng trung du và ven biển Quảng Ninh m đ cao > 501 ng/km2, vùng núi cao mật độ thấp < 50 ng/km2 ) - Phân bố không đều giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc, không đều ngay trong nội bộ một tỉnh (DC) * Giải thích: - Trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các khu vực (phân tích) - Điều kiện tự nhiên (phân tích) 1,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ b) Hiện trạng phát triển kinh tế biển giữa 2 vùng * Giống nhau: - Vai trò: Đều có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh ở 2 vùng và chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Đều phát triển nhiều ngành kinh tế biển (DC) và đều phải quan tâm đến bảo vệ môi trường khỏi nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn lợi ven bờ . * Khác nhau: - Duyên Hải Nam Trung Bộ: + Kinh tế biển có vai trò quan trọng hơn BTB, đặc biệt nghề cá, khai thác dầu khí ở gần đảo Phú Quí + Các ngành kinh tế biển phát triển mạnh với qui mô lớn hơn, cơ cấu ngành đa dạng hơn BTB... - Bắc trung Bộ: + Vai trò các ngành kinh tế biển còn nhiều hạn chế ... + Qui mô các ngành kinh tế biển nhỏ, cơ cấu ngành kém đa dạng ... * Khác nhau là do thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển khác nhau (Phân tích) + DHNTB có nhiều lợi thế hơn để phát triển kinh tế biển đó là: Biển nhiều cá tôm tập trung ở Cực NTB; Tiềm năng DL biển lớn, nhiều điều kiện xd cảng biển, khai thác dầu khí, sản xuất muối ăn ... + BTB tiềm năng phát triển các ngành kt biển hạn chế hơn cả về nghề cá, du lịch, giao thông biển, sx muối, kt khoáng sản. 1,75 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ ------------------------HẾT---------------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_chinh_thuc_tham_du_ki_thi_chon_hoc_sin.doc
- HDC Que.doc