Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

* Nguyên nhân:

- Do Trái Đất hình cầu.

- Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66033’ và không đổi hướng nên hai nửa cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời rồi lại chếch xa Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất.

* Hiện tượng:

- Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- 1 năm có 2 mùa: nóng và lạnh

+ Nủa cầu ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu sáng lớn, nhận nhiều ánh sáng và lượng nhiệt nên là mùa nóng.

+Nủa cầu chếch xa phía Mặt Trời có góc chiếu sáng nhỏ, nhận ít ánh sáng và lượng nhiệt nên là mùa lạnh.

+Thời kì chuyển tiếp là mùa thu và mùa xuân

- Ở vùng ôn đới, 1 năm phân chia thành 4 mùa xuân- hạ- thu- đông rõ rệt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Địa lí Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN ĐIA LÍ 
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
Câu 1 ( điểm):
Trình bày hiện tượng các mùa trên Trái Đất?
Câu 2 ( điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sinh vật nước ta.
b. Cho biết sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
Câu 3 ( điểm):
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta
b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi gây khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Câu 4 ( điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 đến năm 2005.
(Đ ơn vị : t ỉ đồng)
Năm
Tổng số
Lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, 
cây ăn quả, cây khác
1990
49604,0
33289,6
6692,3
9622,1
1995
66183,4
42110,4
12149,4
11923,6
2002
90858,2
55163,1
21782,0
13913,1
2005
107734,6
63689,5
25585,7
18459,4
 ( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005)
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 đến năm 2005. (Lấy năm 1990=100%).
b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 đến năm 2005.
Câu 5 ( điểm):
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày tiềm năng kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
------------- Hết-------------
 (HS được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do NXB GD ban hành để làm bài)
Giám thị 1: .................................................. Giám thị 2: .................................................
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ..............................................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Nguyên nhân: 
- Do Trái Đất hình cầu.
- Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66033’ và không đổi hướng nên hai nửa cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời rồi lại chếch xa Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
* Hiện tượng:
- Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.
- 1 năm có 2 mùa: nóng và lạnh
+ Nủa cầu ngả về phía Mặt Trời có góc chiếu sáng lớn, nhận nhiều ánh sáng và lượng nhiệt nên là mùa nóng.
+Nủa cầu chếch xa phía Mặt Trời có góc chiếu sáng nhỏ, nhận ít ánh sáng và lượng nhiệt nên là mùa lạnh.
+Thời kì chuyển tiếp là mùa thu và mùa xuân
- Ở vùng ôn đới, 1 năm phân chia thành 4 mùa xuân- hạ- thu- đông rõ rệt.
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sinh vật:
 - Việt Nam nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
- Vị trí nội chí tuyến, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Ảnh hưởng đến sinh vật nước ta:
+ Thành phần loài đa dạng, chủ yếu là loài nhiệt đới (14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật)
+ Sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn.
+ Nhiều hệ sinh thái khác nhau (rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, ).
b. Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
- Độ cao:
+ Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và thấp (dẫn chứng).
+ Vùng núi Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta (dẫn chứng).
- Hướng địa hình:
+ Các dãy núi và thung lũng sông vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung (4 cánh cung), quy tụ ở Tam Đảo (dẫn chứng).
+ Các dãy núi và thung lũng sông vùng núi Tây Bắc có hướng tây bắc - đông nam (dẫn chứng).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
3
a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta: 
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.
+ Tỉ lệ dân số 0 – 14 tuổi khá cao nhưng có xu hướng giảm (dẫn chứng). 
 + Tỉ lệ dân số trên 60 tuổi thấp nhưng có xu hướng tăng (dẫn chứng)
 b. Khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn. Tỉ lệ phụ thuộc lớn đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục.
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh còn cao.
0,25
0,25
0,25
0,25
4
* Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo từng
nhóm cây trồng (Lấy năm 1990=100%). (đơn vị : %)
Năm
Tổng số
Lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, 
cây ăn quả, cây khác
1990
100.0
100.0
100.0
100.0
1995
133.4
126.5
181.5
123.9
2002
183.2
165.7
325.5
144.6
2005
217.2
191.3
382.3
191.8
*Vẽ: 
-Biểu đồ đường (4 đường), có tên biểu đồ, chú giải chính xác, đẹp.
-Trục tung: đơn vị %
- Trục hoành thể hiện các năm, có chia khoảng cách năm. Trên các 
đường ghi số liệu tại mốc mỗi năm.
* Nhận xét:
- Về tốc độ tăng trưởng
+ Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 117,2%, nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau:
 + Cây CN có tốc độ tăng nhanh nhất, trong vòng 15 năm tăng 382.3%, tăng nhanh nhất giai đoạn 1995-2002(tăng 144%), tăng nhanh hơn tốc độ tăng chung của ngành trồng trọt.
+ Cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung của ngành trồng trọt. (CM = SL)
0,75
1,5
0,75
5
- Vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá, có 2 ngư trường lớn (Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận) (0,25), diện tích nước mặn, nước lợ lớn --> đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản (0,25).
- Nhiều bãi biển đẹp (kể tên), đảo --> du lịch biển - đảo.
- Nhiều vũng, vịnh nước sâu (kể tên) --> xây dựng cảng biển --> giao thông vận tải biển.
- Độ mặn lớn, số giờ nắng nhiều, mùa khô kéo dài --> nghề làm muối (Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, Cà Ná - Ninh Thuận).
- Khoáng sản: cát thủy tinh (Khánh Hòa), titan (Bình Định) --> công nghiệp khai khoáng.
- Các đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa phát triển khai thác tổ chim yến.
--> Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
0, 5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hsg_mon_dia_li_lop_9_de_du_bi_nam_hoc.doc
Bài giảng liên quan