Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (6 điểm)

"Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học."

(Tố Hữu – Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2002, tr.66)

 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)
Ngày thi: 25 tháng 12 năm 2017
Câu (4 điểm)
Trong một bài thơ đề tặng con gái, Chế Lan Viên nhắn nhủ: 
“Ta cúi xuống đất
Hí hửng nhặt tìm từng cái kim rơi vụn vặt
Mà để lồng lộng trên cao
Những mùa trái, mùa chim bay mất
Những mùa yêu, mùa hạnh phúc bay vèo!”
(“Tu hú có cần đâu” - Chế Lan Viên)
Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình từ điều tâm niệm trên.
Câu 2 (6 điểm) 
"Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học."
(Tố Hữu – Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2002, tr.66)
	Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Giám thị 1:   Giám thị 2
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(0,25 đ)
(3,5 đ)
(0,25đ)
a. Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu đoạn thơ
- Suy nghĩ của bản thân.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài 
2.1 Giải thích (0,75đ)
+ Giải thích từ ngữ: (0,5 đ)
- Đất : không gian ngay dưới chân mình, gắn với thế giới bé nhỏ, chật hẹp của một cá nhân
- hí hửng: sự tầm thường của con người trong sự vui vẻ, thỏa mãn, đắc ý.
- kim rơi vụn vặt: cái nhỏ nhặt tầm thường
- trên cao: vượt ra ngoài không gian của một cá nhân nhỏ hẹp. Nó rộng lớn hơn, cao cả hơn. Nó chứa đựng những điều lớn lao, đẹp đẽ hơn.
- những mùa: giá trị lớn lao, đẹp đẽ. Nó hứa hẹn sẽ đem lại cho con người sự thăng hoa cảm xúc.
- bay mất, bay vèo: giá trị không thuộc về ta, ta tự đánh mất đi cơ hội để chạm tới những điều cao rộng của thế giới này.
+ Giải thích ý nghĩa: (0,25đ)
 Đoạn thơ bằng những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm đã khẳng định nếu chúng ta dễ dàng thỏa mãn những điều tầm thường, nhỏ bé, ta sẽ đánh mất đi cơ hội để chạm tới, sở hữu những điều lớn lao, cao cả trong cuộc sống.
2.2. Bàn bạc và chứng minh ý kiến: (1,5 đ)
 Quan niệm của Chế Lan Viên là lời khuyên của cha mong con trưởng thành thật sâu sắc 
- Con người không nên dễ dàng thỏa mãn những điều tầm thường, nhỏ bé (0,75đ). Vì:
+ Khi đã quá tập trung cho những điều tầm thường nhỏ bé, vụn vặt thì ta sẽ không còn thời gian cho những điều cao rộng, lớn lao. Lúc ấy, ta tự bó mình trong thế giới của những điều bé nhỏ, những giá trị tủn mủn, vặt vãnh bình thường. 
+ Khi bằng lòng thỏa mãn ta sẽ tự thủ tiêu động lực để phấn đấu cố gắng, nó sẽ trở thành sợi dây trói, tấm băng bịt mắt của ta.
(Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp)
- Khi dễ dàng thỏa mãn những điều tầm thường, nhỏ bé, con người sẽ đánh mất đi những giá trị lớn lao đẹp đẽ, mất đi cơ hội: (0,75đ)
+ Mở rộng thế giới sống
+ Đem đến cảm hứng sống để khiến con người sống một cách phóng khoáng hơn, sôi nổi hơn.
+ Tự bộc lộ hết những giá trị tiềm ẩn của bản thân.
+ Kết nối các mối quan hệ và từ đó biết chính mình, nhìn mình một cách thấu đáo,sâu sắc hơn.
 (Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp)
2.3. Mở rộng vấn đề (0,75 đ)
- Ý thơ của Chế Lan Viên giúp ta hiểu rằng những giá trị lớn lao có thể nâng cánh tâm hồn, hoàn thiện kỹ năng để cuộc sống con người phong phú, đầy ý nghĩa.
- Là những người trẻ chúng ta cần hướng tới những chân trời khát vọng để tìm kiếm những cơ hội, xây dựng những giá trị cho bản thân, để thử sức mình. 
- Nếu chỉ nhìn những điều xa mà quên đi những điều nhỏ thì điều cao rộng dù có cũng không trọn vẹn đủ đầy, khiên ta giống một kẻ vô ơn bội bạc, tầm thường như con diều không có sợi dây.
- Phê phán: Những con người dễ dàng thỏa mãn với những điều tầm thường, nhỏ bé; mải mốt đi săn tìm những cái xa xôi, hão huyền hoặc những người không có khát vọng, thiếu ý chí, luôn bằng lòng với những gì mình có.
2.4. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
 Mỗi người cần có những nhận thức, và hành động sâu sắc về vấn đề:
 Không nên thỏa mãn với những điều tầm thường, nhỏ bé
 Không nên ngoảnh mặt, quay lưng với những gì thân thiết của mình (gia đình, bạn bè, quê hương)
Trân trọng những giá trị lớn lao, đẹp đẽ trong cuộc sống
Sống có khát vọng, ý chí, 
+ Mức tối đa (3,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 3,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
3. Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
+ Không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
2
1. Yêu cầu: 
a. Về kĩ năng
 - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
 - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 b. Về kiến thức
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
A. Mở bài :
 Giới thiệu được vấn đề nghị luận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
B. Thân bài
1. Giải thích : (1,0 đ)
-"Cuộc đời" là hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ; "nơi xuất phát" là điểm bắt đầu; "nơi đi tới" là đích đến
- "Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học" nghĩa là văn học phải bắt nguồn từ hiện thực và quay trở lại tác động tới nhận thức, tình cảm của con người, góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú, tốt đẹp hơn
-> Ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống
- Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ : 
+ Hiện thực cuộc sống chính là "vật liệu" để tạo nên tác phẩm văn học. Để sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị, nhà văn không chỉ có tài năng mà còn phải bám sát vào hiện thực đời sống, có những rung cảm mãnh liệt trước con người và cuộc đời
- Một tác phẩm có giá trị khi nó có khả năng truyền cảm, khơi gợi trong lòng người đọc những tình cảm đẹp, những tư tưởng, hành động đúng đắn
- Chỉ có những tác phẩm văn học phản ánh chân thực, cụ thể hiện thực đời sống và những vấn đề con người bằng hình thức nghệ thuật phù hợp mới có những tác động tích cực đối với cuộc đời
2. Chứng minh qua bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
* Ý 1: Hiện thực cuộc sống làng chài nơi vùng mỏ Hồng Gai- Quảng Ninh và không khí lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Miền Bắc là mạch nguồn cảm hứng cho bài thơ (0,75đ)
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1958- khi ấy đất nước hòa bình ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn, nhà thơ có phong trào đi thực tế để tìm nguồn cảm hứng sáng tác và Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Hồng Gai- Quảng Ninh. Từ đó ông có cảm hứng viết nên bài thơ
* Ý 2: Bài thơ « Đoàn thuyền đánh cá » đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc bởi hai nguồn cảm hứng : Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động.
a) Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (1,5đ)
- Cảnh hoàng hôn đẹp tựa một bức sơn mài lộng lấy (phân tích dẫn chứng)
- Cảnh đêm trăng trên biển 
+ Không gian biển đêm hiện lên rộng lớn, bao la, khoáng đạt và đầy chất thơ. Hình ảnh " trăng " , "sao " soi chiếu xuống mặt nước lung linh khiến cảnh càng trở nên thi vị (phân tích dẫn chứng )
+ Biển giàu có, hào phóng ban tặng cho bao loài cá tôm (phân tích)
+ Thiên nhiên không đơn thuần là bối cảnh diễn ra hoạt động lao động mà còn trực tiếp tham gia cùng con người trong hành trình đánh bắt cá gian khổ chẳng khác nào một người bạn (phân tích: Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao... lên )
- Cảnh bình minh trên biển huy hoàng, rực rỡ, tràn đầy ánh sáng và ăm ắp niềm vui (phân tích) 
=> Khắc họa thiên nhiên rộng lớn, phóng khoáng mà ấm áp biết bao, bài thơ từ đó đã truyền đến cho người đọc tình yêu, niềm tự hào về cảnh sắc và sự giàu có thiên nhiên đất nước. 
=>Khác với thơ Huy Cận trước cách mạng, ở đây thiên nhiên vũ trụ không đối lập với con người, không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng nâng cao làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hòa, đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên.
b) Bài thơ là một bài ca lao động hào hùng và tráng lệ (1,5 đ)
- Vẻ đẹp con người lao động với tư thế của người làm chủ biển trời quê hương, họ mang vẻ đẹp hiên ngang, tầm vóc vũ trụ lớn lao.
(phân tích: + Thuyền ta lái gió với buồm trăng...
 + Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời...)
- Vẻ đẹp lao động khỏe khoắn, thái độ lao động nhiệt tình hăm hở (phân tích một loạt các dẫn chứng thể hiện vẻ đẹp ấy: Ra đậu vây giăng ; Ta kéo nặng)
- Vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống (âm thanh tiếng hát của lao động xuyên suốt bài thơ )
=>Bài thơ là tiếng hát ngợi ca con người giữa bài ca cuộc đời.
=> Hòa cùng với những tác phẩm viết về lao động như truyện ngắn « Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông... thì “Đoàn thuyền đánh cá” truyền đến cho ta niềm tin yêu cuộc đời, tin yêu con người
* Đánh giá khái quát (0,75đ)
- Bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình; sự quan sát tinh tế kết hợp với khả năng liên tưởng phong phú, giọng điệu thơ phơi phới... là những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ này.
- Cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa quyện với cảm hứng ngợi ca lao động và cuộc sống mới tạo mạch nguồn phơi phới lạc quan, tràn đầy hi vọng và hứa hẹn. Bắt rễ từ cuộc đời, bài thơ đã tạo được sự sống cho tâm hồn người đọc: niềm tin yêu cuộc đời, yêu đất nước...
C. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến
- Khẳng định lại giá trị của văn bản
* Mức tối đa:(6,0 điểm) Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 5 -> 5,75: Bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
- Điểm 4 -> 4,75: Đảm bảo khá tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, còn mắc một số lỗi về dùng từ, câu, chính tả.
- Điểm 3 -> 3,75: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
- Điểm 2 -> 2,75: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả...
- Điểm 0,25 -> 1,75: Trình bày quá sơ sài, không đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá
* Mức không đạt:
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
0,25 đ
5,5 đ
(0,25 đ)
*Chú ý: Nếu học sinh có những ý sáng tạo so với đáp án thì sẽ cho điểm khuyến khích (tùy theo mức độ) nhưng điểm của bài làm không vượt quá tổng điểm của câu hỏi này

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_ngay_thi_25_12_2.docx
Bài giảng liên quan