Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lí
II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời
a/. Vai trò giao thông vận tải :
- Giao thông vận tải là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao thông vận tải nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải tạo mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Là điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
- Là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội một nước.
b/. Thông tin liên lạc:
- Vận chuyển các thông tin nhanh chóng, kịp thời.
- Thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng trong nước và trên thế giới.
- Trong đời sống hiện đại không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống, xem là thước đo của nền văn minh.
- Thúc đẩy quá trình tổ chức hóa.
Trả lời : Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của dân cư, cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cần chú ý : - Xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội ; - Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ; - Nâng cao dân trí và năng lực phát triển ; - Bảo vệ môi trường. Câu 6 : Hãy nêu tình hình thu nhập bình quân đầu người của nước ta? Trả lời : - Thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn còn thấp so với nhiếu nước trong khu vực và thế giới. Vd: Năm 2004 thu nhập bình quân 484.400đ / người / tháng. - Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất Vd : Năm 2004 nhóm thu nhập cao gấp hơn 8,3 lần nhóm thu nhập thấp. - Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa giữa các vùng lảnh thổ. Vd : Vùng thu nhập cao nhất là ĐNB và thấp nhất là Tây Bắc. - Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hóa nông thôn và thành thị. BÀI 25: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HÓA VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐÂU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG I KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nhận biết và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. - Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. - Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu. - So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. II CÂU HỎI ÔN LUYỆN 1. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột đơn, đứng: thực hiện đầy đủ, chính xác các nguyên tắc khi vẽ biểu đồ hình cột. 2. So sánh và nhận xét: - Giai đoạn 1999 – 2004 bình quân thu nhập đầu người theo các vùng đều tăng, trong đó vùng tăng cao nhất là Đông Nam Bộ. - Bình quân thu nhập theo đầu người giữa các vùng không đều: + Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng cao hơn trung bình cả nước. + Các vùng còn lại thấp hơn trung bình cả nước - Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng có bình quân thu nhập cao do có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các vùng còn lại có bình quân thu nhập theo đầu người thấp do trình độ phát triển kinh tế còn chậm, có nhiều khó khăn. BÀI 26 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I KIẾN THỨC CƠ BẢN - Hiểu được tầm quan trọng hàng đầu của tăng trưởng GDP trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta. - Trình bày được những thành tựu to lớn về tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta. II CÂU HỎI ÔN LUYỆN : Câu 1: Tại sao có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế nước ta? Trả lời: Tốc độ phát triển GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta là do: - Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ: năm 2005 chỉ đạt 53,1 tỉ USD, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 58 trên thế giới. - GDP bình quân trên đầu người chỉ đạt 639,1 USD, đứng thứ 7 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 146 trên thế giới. Vì vậy, tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo . . . Câu 2: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (đơn vị: %) Năm 1990 1992 1994 1995 1997 2002 2005 Tốc độ tăng trưởng GDP 5,1 8,7 8,8 9,5 8,2 7,1 8,4 Hãy vẽ biểu đồ, nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm và nêu những han chế. Trả lời: - Vẽ biểu đồ hình cột: điền đầy đủ, chính xác, đẹp, chú ý khoảng cách năm. - Nhận xét: + Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tương đối cao, trung bình trên 7% / năm. Tăng trưởng cao nhất vào năm 1995, thấp nhất năm 1990. + Giai đoạn 1990 – 1995 tốc độ tăng trưởng GDP nước ta nhanh. Giai đoạn 1995 – 1997 tăng trưởng GDP giảm do ảnh hưởng tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng lên và đạt mức trên 8%. - Hạn chế: + Tăng trưởng chủ yếu diễn ra theo chiều rộng, chậm chuyển biến về chất lượng. + Chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. + Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu. BÀI 27 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (tt) I KIẾN THỨC CƠ BẢN - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới. II CÂU HỎI ÔN LUYỆN Câu 1: Điền các nội dung thích hợp vào bảng dưới đây: Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch Ngành kinh tế Thành phần kinh tế Lãnh thổ kinh tế Trả lời: Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch Ngành kinh tế - Ngành kinh tế: + Giảm tỉ trọng khu vực I. + Tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III có tăng nhưng không ổn định. - Nội bộ khu vực ngành kinh tế: + Khu vực I: Tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt. + Khu vực II: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. + Khu vực III: Du lịch phát triển mạnh, nhiều dịch vụ mới ra đời: Viễn thông, chuyển giao công nghệ . . . Thành phần kinh tế - Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế. - Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân, tập thể và cá thể giảm. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng. Lãnh thổ kinh tế - Nông nghiệp: Hình thành nhiều vùng chuyên canh: Cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp . . . - Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. - Cả nước có 3 vùng kinh tế trọng điểm: Phía Bắc, Miền Trung, phía Nam. Câu 2: Bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.(đơn vị: %) Cơ cấu GDP 1990 1991 1995 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 21,0 Công nghiệp – xây dựng 22,7 23,8 28,8 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 38,0 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b/ Nhận xét và rút ra kết luận gì? Trả lời: a/ Vẽ biểu đồ miền (chú ý khoảng cách năm) b/ Nhận xét: - Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1990 – 2005 có sự thay đổi theo hướng sau: + Tỉ trọng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm 17,7%. + Tỉ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng tăng 18,3%. + Ngành Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhưng không ổn định, cao nhất vào năm 1995 (44,0%), thấp nhất năm 1991 (35,7%). - Chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng còn chậm. Câu 3: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản (theo giá so sánh năm 1994) (đơn vị: tỉ đồng) Năm 1995 2005 Nông nghiệp 82037,1 137112,0 Lâm nghiệp 5033,7 6315,6 Thủy sản 13523,9 38726,9 Tổng 100864,7 182154,5 a/ Tính tỉ trọng từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản. b/ Vẽ biểu đồ và nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm - thủy sản. Trả lời: a/ Tính tỉ trọng từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản: (đơn vị: %) Năm 1995 2005 Nông nghiệp 81,6 75,3 Lâm nghiệp 5,0 3,5 Thủy sản 13,4 21,2 Tổng 100,0 100,0 b/ Vẽ biểu đồ và nhận xét: - Vẽ biểu đồ: biểu đồ hình tròn, chú ý bán kính hình tròn năm 2005 lớn hơn năm 1995. - Nhận xét: + Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản có sự thay đổi theo hướng: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm nghiệp. (dẫn chứng số liệu) + Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phù hợp với thực tế đất nước. + Tuy nhiên, sự chuyển dịch trên diễn ra còn chậm, tỉ trọng ngành nông nghiệp còn cao (75,3%) trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản. BÀI 28 VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT I KIẾN THỨC CƠ BẢN - Hiểu được đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, nhưng có hạn, do đó phải biết khai thác hợp lí, chăm sóc, cải tạo và bảo vệ vốn đất. - Biết được hiện trạng vốn đất và các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng lãnh thổ nước ta. II CÂU HỎI ÔN LUYỆN : Câu 1: Tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Trả lời: Sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề quan trọng vì: - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu: + Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên có thể khôi phục được. + Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, ¼ là đồng bằng, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tài nguyên đất dễ bị thoái hóa. + Bình quân đất trên đầu người của nước ta thấp: 0,4 ha / người bằng 1/6 bình quân của thế giới. - Đất đai là tư liệu sản xuất: + Là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp. + là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế, các cơ sở văn hóa, quân sự. . - Hiện trạng tài nguyên đất nước ta: + Đất nông nghiệp chiếm 28,4% tổng diện tích đất và khả năng mở rộng rất thấp. + Đất lâm nghiệp chiếm 43,6% tổng diện tích đất, ít so với ¾ diện tích nước ta là đồi núi. + Đất chuyên dùng và đất thổ cư chiếm 6,0% tổng diện tích đất, khả năng tăng nhanh do sức ép dân số và quá trình công nghiệp hoá, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực. + Đất chưa sử dụng chiếm 22% tổng diện tích đất, còn khá cao nên việc phủ xanh đất trống đồi trọc là việc làm cấp bách hiện nay. Câu 2: Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất của cả nước, năm 2005 Loại đất Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng số 33121,2 Đất nông nghiệp 9412,2 Đất lâm nghiệp 14437,3 Đất chuyên dùng 1401,0 Đất ở 602,7 Đất chưa sử dụng 7268,0 a/ Tính cơ cấu sử dụng các loại đất nước ta. b/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng đất nước ta và nhận xét. Trả lời: a/ Tính cơ cấu sử dụng đất của nước ta: Loại đất Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng số 33121,2 100,0 Đất nông nghiệp 9412,2 28,4 Đất lâm nghiệp 14437,3 43,5 Đất chuyên dùng 1401,0 4,2 Đất ở 602,7 1,8 Đất khác (chủ yếu là đất chưa sử dụng) 7268,0 22,0 b/ Vẽ biểu đồ và nhận xét: - Vẽ biểu đồ hình tròn. - Nhận xét: Trong tổng diện tích đất nước ta, đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất (43,6%), đất ở chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,8%). Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (22%). BÀI 29 ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA I- KIẾN THỨC CƠ BẢN : - Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. - Nhận xét được đặc điểm nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa. - Nắm được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. II CÂU HỎI ÔN LUYỆN : Câu 1: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời: a/ Thuận lợi: - Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quang năm. - Có thể áp dụng các phương pháp canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ . . - Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là lúa nước và cây công nghiệp. - Tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng. b/ Khó khăn: - Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Thiên tai thường xuyên xãy ra. - Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp. Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa. Trả lời: Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa - Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều lao động. - Năng suất thấp. - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chủ yếu. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng. - Nền sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc. - Năng suất cao. - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông – công nghiệp. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận. Câu 3: Cho bảng số liệu: Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính. (đơn vị: %) Năm Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Hộ khác 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,0 10,0 14,8 4,2 Hãy nhận xét cơ cấu hoạt hoạt động kinh tế ở nông thôn nước ta. Trả lời: - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Các hộ họat động trong khu vực phi nông nghiệp còn thấp. - Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng trong ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và hộ khác. (dẫn chứng). - Sự chuyển dịch trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính còn chậm, tỉ trọng hộ trong ngành nông – lâm - thủy sản còn quá lớn (71,0%). Câu 4: Cho bảng số liệu dưới đây: Các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006 Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Tổng số 113730 14054 54425 Trang trại trồng cây hàng năm 32611 1509 24425 Trang trại trồng cây lâu năm 18206 8188 175 Trang trại chăn nuôi 16708 3003 1937 Trang trại nuôi trồng thủy sản 34202 747 25147 Trang trại thuộc các loại khác 12003 607 2741 a/ Hãy phân tích bảng số liệu để thấy đặc điểm cơ cấu trang trại của cà nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. b/ Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: a/ Phân tích bảng số liệu: (đơn vị: %) Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Tổng số 100,0 100,0 100,0 Trang trại trồng cây hàng năm 28,7 10,7 44,9 Trang trại trồng cây lâu năm 16,0 58,3 0,3 Trang trại chăn nuôi 14,7 21,4 3,6 Trang trại nuôi trồng thủy sản 30,1 5,3 46,2 Trang trại thuộc các loại khác 10,5 4,3 5,0 - Trên cả nước trang trại nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm có tỉ lệ lớn (30,1% và 28,7%). - Những trang trại sản xuất cho sản phẩm có thời gian ngắn chiếm tỉ lệ lớn. - Các trang trại ở các vùng khác nhau do có những điều kiện khác nhau. b/ Nhận xét và giải thích sự phát triển các trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long: - Đông Nam Bộ: + Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ lớn (58,3%), đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng đầu cả nước. + Trang trại trồng cây hàng năm và chăn nuôi chiếm tỉ lệ khá lớn vì ở đây có nhiều đồng cỏ và đứng đầu cả nước về cây công nghiệp hàng năm như: lạc, thuốc lá, đậu tương . . . - Đồng bằng sông Cửu Long: + Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ lớn (46,2%), đây làvùng có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. + Trang trại trồng cây hàng năm lớn (44,9%), do đây là vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. BÀI 30 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I- KIẾN THỨC CƠ BẢN - Biết được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi) - Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu. II- CÂU HỎI ÔN LUYỆN : Câu 1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị: %) Ngành trồng trọt 1990 2005 Cây lương thực 67,1 59,2 Cây rau đậu 7,0 8,3 Cây công nghiệp 13,5 23,7 Cây ăn quả 10,1 7,3 Cây khác 2,3 1,5 Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch của ngành này. Trả lời: - Vẽ biểu đồ hình tròn: đúng nguyên tắc, điền đầy đủ số liệu, chú thích, tên, chú ý bán kinh hình tròn năm 2005 lớn hơn năm 1990. - Nhận xét: + Cơ cấu: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm gần 2/3 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cây công nghiệp ngày càng có vai trò lớn trong giá trị sản lượng nông nghiệp. + Xu hướng chuyển dịch: Những cây có tỉ trọng tăng là cây công nghiệp, rau đậu, trong cây công nghiệp tăng nhanh nhất. Những cây có tỉ trọng giảm là cây lương thực, cây ăn quả và cây khác, trong cây lương thực giảm nhiều nhất. Sự chuyển dịch này theo hướng tích cực, góp phần chuyển nền nông nghiệp nước ta sang hướng sản xuất hàng hóa. Câu 2: Vì sao nói việc đẩy mạnh sản suất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Trả lời: - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn. + Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Đất Feralít ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. + Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm. + Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường còn rất lớn. + Được Đảng và nhà nước quan tâm. - Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. + Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. + Góp phần giả quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động. + Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở những vùng còn nhiều khó khăn. Câu 3: Cho bảng số liệu: Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua các năm Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 8,4 12,3 92,0 218,0 802,5 752,1 Khối lượng xuất khẩu 4,0 9,2 89,6 248,1 733,9 912,7 Hãy phân tích sự phát triển sản lượng và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005. Trả lời: - Từ năm 1980 đến năm 2005, sản lượng cà phê tăng 89,5 lần. Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng cà phê tăng nhanh nhất, do việc mở rộng diện tích cà phê và do yếu tố thị trường. - Từ năm 1980 đến năm 2005, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng 228,2 lần. Các năm 1995, 2002, 2005 khối lượng cà phê xuất khẩu cao hơn sản lượng cà phê do cà phê tồn kho từ những năm trước, nhưng chủ yếu là do tác động xuất cà phê của Lào. Bài 31 THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT Câu 1:Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( theo giá so sánh năm 1994) (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 1995 2000 2005 49604,0 66183,4 90858,2 107897,6 33289,6 42110,4 55163,1 63852,5 3477,0 4983,6 6332,4 8928,2 6692,3 12149,4 21782,0 25585,7 5028,5 5577,6 5150,9 7942,7 1716,6 1362,4 1474,8 1588,5 a/ Hãy tính tổng độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng ( lấy năm 1990= 100%) b/ Dựa vào bảng số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục toạ độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng. c/ Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới. Trả lời a/Xử lí số liệu ( lấy năm 1990= 100%) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 1995 2000 2005 100 133,4 183,2 217,5 100 126,5 165,7 191,8 100 143,3 182,1 256,8 100 181,5 325,5 382,3 100 110,9 121,4 158,0 100 122,0 132,1 142,3 b/ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn Lưu ý: khoảng cách giữa các năm, chiều cao của trục, lựa chọn các ký hiệu thể hiện, chú giải, tên biểu đồ. c/ Nhận xét: + Sản xuất nông nghiệp có xu hướng đa dạng hoá + Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng liên tục qua các năm (1990_2005) trong đó đặc biệt là cây công nghiệp và rau đậu ( dẫn chứng) + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới. Bài 32 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Biết được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷa sản Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN Câu 1:Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta? Trả lời a/ Thuận lợi: -Tự nhiên: + Có bờ biển dài 3260 Km vùng đặc quyền kinh tế rộng ( hơn 1triệu Km2) +Nguồn lợi hải sản khá phong phú ( tổng trữ lượng khoảng 3,9_4,0 triệu tấn) + Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Hải Phòng-Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa- quần đảo Trường Sa. +Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn ( à thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước lợ) + Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng vùng đồng
File đính kèm:
- ON THI TOT NGIEP MON DIA.doc