Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
Câu 1. (3,5 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các tỉnh biên giới nước ta giáp với Trung Quốc (theo thứ tự từ đông sang tây).
b) Xác định các đảo và quần đảo: Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2015-2016 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề (Đề có 05 câu trong 01 trang) Câu 1. (3,5 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên các tỉnh biên giới nước ta giáp với Trung Quốc (theo thứ tự từ đông sang tây). b) Xác định các đảo và quần đảo: Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta? Câu 2. (3,5 điểm) a) Dựa vào bảng số liệu sau về nhiệt độ của một số địa điểm ở nước ta, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc - nam. Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm ( 0C ) Nhiệt độ tháng 7, nóng nhất ( 0C ) Nhiệt độ tháng 1, lạnh nhất ( 0C ) Hà Nội 23,9 29,2 17,2 Huế 25,2 29,3 20,5 TP Hồ Chí Minh 27,6 29,7 26,0 b) Kể tên các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất làm cho khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh rõ rệt? Câu 3. (4,5 điểm) : Dựa vào kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm ba nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, phân bố và giá trị sử dụng. b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên đất có hiệu quả. Câu 4. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn 33 triệu ha) b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó. c. Nhận xét và giải thích xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam. Câu 5. (3,5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết dân cư Châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? ------------------------HẾT----------------------- Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong phòng thi. UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SAT HSG LỚP 8 Năm học: 2015- 2016 MÔN: ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Nội dung chính Điểm 1 (3,5đ) a) Kể tên các tỉnh biên giới nước ta giáp với Trung Quốc: (3,0đ) Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. 1,5 b) Xác định các đảo và quần đảo: (2,0đ) - Đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang. - Đảo Cát Bà - Tp Hải Phòng. - Quần đảo Hoàng Sa - Tp Đà Nẵng. - Quần đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (3,5đ) a) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc - nam: - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo chiều từ bắc vào nam (DC) - Tháng có nhiệt độ nóng nhất (tháng 7) nhiệt độ ít chênh lệch giữa các địa điểm. - Tháng có nhiệt độ lạnh nhất (Tháng 1) càng vào phía nam nhiệt độ càng tăng nhanh (DC) - Biên độ nhiệt năm càng vào phía nam càng giảm dần (DC). 0,5 0,5 0,5 0,5 b) Kể tên các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới - Kể tên: Gió mùa đông bắc, độ cao địa hình, hướng núi, vị trí gần chí tuyến bắc . - Nhân tố quan trọng nhất là gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ mùa đông ở miền Bắc hạ thấp ... 0,75 0,75 3 (4,5đ) a) Đặc điểm ba nhóm đất chính: (3,25đ) - Đất feralit: + Hình thành trên miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. + Đặc tính là chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có mầu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm, các hợp chất này thường tích tụ hoặc kết vón, hoặc thành dạng đá ong. + Phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và hình thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc. - Đất mùn núi cao: + Hình thành ở các vùng núi cao, chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. + Đất mùn hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới núi cao. Lớp đất mỏng. + Chủ yếu là đất rừng cần được bảo vệ. - Đất phù sa: + Tập trung ở các vùng đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. + Nhìn chung đất rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, tơi xốp, ít chua, giàu mùn. + Thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 b. Để bảo vệ và khai thác tài nguyên đất có hiệu quả: (1.25 điểm) - Đất đai là tài nguyên quí giá cần được bảo vệ. - Cần phải sử dụng đất hợp lí, chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển 0,5 0,75 4 (5,0đ) a) Tính tỉ lệ che phủ rừng: Tỉ lệ che phủ rừng Việt Nam (đơn vị: %) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 43,3 26,1 35,8 1,0 b) Vẽ biểu đồ: (2,5đ) - Vẽ biểu đồ cột. - Yêu cầu: đúng, khoa học, ghi đầy đủ tên biểu đồ, năm 2.0 c) Nhận xét và giải thích: (2,5đ) - Diện tích rừng từ năm 1943 đến năm 2001 có sự biến động: + Từ năm 1943 đến năm 1993: giảm nhanh (5,7 triệu ha, 17,2%). Do chiến tranh hủy diệt, khai thác quá mức phục hồi, đốt rừng làm nương rẫy, quản lí bảo vệ kém... + Từ năm 1993 đến năm 2001: diện tích rừng tăng (3,2 triệu ha, 9,7%). Do các chương trình đầu tư về trồng rừng PAM, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA... - Mặc dù từ năm 1993 đến năm 2001 diện tích rừng tăng nhưng chưa bằng diện tích rừng năm 1943. 0,25 0,75 0,75 0,25 5 (3,5) Dân cư Châu Á thuộc những chủng tộc... (3,5đ) - Dân cư Châu Á thuộc ba chủng tộc gồm: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it. - Sự phân bố: + Chủng tộc: Môn-gô-lô-it sống ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á. + Chủng tộc: Ơ-rô-pê-ô-it sống ở Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á. + Chủng tộc: Ô-xtra-lô-it sống rải rác ở Nam Á và Đông Nam Á. - Ngày nay các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người thuộc các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia. Họ chung sống bên nhau và cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước. 0,75 0,5 0,5 0,5 1,25 Lưu ý: Nếu học sinh trả lời theo cách khác mà đúng vẫn cho điểm, nhưng không vượt quá điểm tối đa của mỗi ý, mỗi câu tương ứng. ------------------------ Hết--------------------------
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_ho.doc