Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 10 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 3 (1,0 điểm)
Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta? Cho biết những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa đến kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường?
Câu 4 (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành."
b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 5 câu, 01 trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu 1 (2,0 điểm) a. Tỉ lệ bản đồ thể hiện điều gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 1: 3.000.000? b. Khoảng cách từ Hải Dương đến Trường Sa là 1500 km. Trên một bản đồ Việt Nam đo được khoảng cách giữa hai địa điểm này là 7,5 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu? Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, em hãy : a. Trình bày đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên. b. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Câu 3 (1,0 điểm) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta? Cho biết những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa đến kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường? Câu 4 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành." b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. Câu 5 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng (đơn vị %) Năm Tiêu chí 1995 1998 2000 2002 Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2 Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1 Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2 a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng. b. Rút ra nhận xét và giải thích. ------------- Hết------------- Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................................... Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ...................................................... PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: ĐỊA LÝ (Hướng dẫn chấm gồm ........ câu, ........ trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu Nội dung Điểm TP 1 (2đ) a- Tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực tế mặt đất. - Ý nghĩa: Tỉ lệ 1:3.000.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng 3.000.000 cm hay 30 km trên thực tế. b. Tính khoảng cách Đổi 1500 km = 150 000 000 cm Từ đề bài ta có mối tương quan giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách thực tế là 7,5 : 150.000.000 Trên bản đồ tỉ lệ số tử số bao giờ cũng bằng 1 nên mẫu số là: ( 1 x 150.000.000) : 7,5 = 20.000.000. Vậy tỉ lệ bản đồ đó là 1: 20.000.000. 0,5 0,5 1,0 2 (2đ) a. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên: - Vị trí nội chí tuyến. Trong vùng hoạt động điển hình của gió mùa Châu Á. - Tiếp giáp với biển Đông, có đường bờ biển dài 3260 km, có chủ quyền vùng biển khoảng 1 triệu Km2. - Vị trí nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật, các vành đai sinh khoáng... b. Thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay: * Thuận lợi. - Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề, nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đất liền, biển... - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới... * Khó khăn. - Thiên tai: bão, lụt, cháy rừng, hạn hán... - Vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biển, vùng trời, hải đảo... gặp nhiều khó khăn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1đ) - Đặc điểm đô thị hóa: + Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng + Quá trình đô thị hóa ngày càng cao: mở rộng quy mô thành phố, lan tỏa lối sống đô thị + Tốc độ đô thị hóa còn thấp, phần lớn là đô thị có quy mô vừa và nhỏ - Ảnh hưởng tiêu cực: +Đối với kinh tế- xã hội: khó khăn lớn trong đáp ứng cơ sở hạ tâng, tỉ lệ thất nghiệp tăng, sức ép về nhà ở.. + Môi trường: ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 4 (3đ) a. Chứng minh: "Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành." - Khoáng sản: phong phú, gồm: + Nhiên liệu: Than (Quảng Ninh, ...), dầu khí ( thềm lục địa phía Nam) => Là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng, hóa chất. 0,25 + Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Hà Tĩnh, ...), Mangan (Cao Bằng,...), Crôm (Thanh Hóa, ...),... => Phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu. 0,25 + Phi kim loại: Apatit (Lào Cai), Pirit, Photphorít, ... => Phát triển công nghiệp hóa chất . 0,25 + Vật liệu xây dựng: Đá vôi (miền núi phía Bắc,...), sét, cao lanh, ... => Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. 0,25 - Thủy năng của sông suối: Nhiều sông có giá trị thủy điện như: Sông Đà, sông Chảy, sông Đồng Nai, sông Xê xan, ... => Phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện) 0,25 - Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển tạo thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. => Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. 0,25 b. Trình bày và giải thích tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. * Trình bày: - Là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp (năm 2007 chiếm 11,1%). 0,25 - Giá trị sản lượng từ năm 2000 đến năm 2007: + Than: Tăng nhanh và liên tục, tăng từ 11, 6 triệu tấn lên 42,5 triệu tấn (tăng 30,9 triệu tấn hoặc tăng 3,7 lần) 0,25 + Dầu thô: Biến động (từ năm 2000 đến năm 2005 tăng 2,2 triệu tấn; từ năm 2005 đến năm 2007 giảm 2,6 triệu tấn). Hoặc từ 2000-2007 giảm 0,4 triệu tấn. 0,25 + Điện: tăng nhanh và liên tục: từ 26,7 tỉ kWh lên 64,1 tỉ kWh (tăng 37,4 tỉ kWh, hoặc tăng 2,4 lần) 0,25 * Giải thích: - Công nghiệp năng lượng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, luôn được đầu tư phát triển đi trước một bước phục vụ sự nhiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Sản lượng than tăng do trữ lượng lớn, đẩy mạnh khai thác, nhu cầu thị trường cao,... - Sản lượng dầu biến động do sự biến động của thị trường. - Sản lượng điện tăng do có nhiều tiềm năng để phát triển, nhiều nhà máy điện được xây dựng, nhu cầu thị trường lớn, ... 0,5 5 (2đ) a. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường chính xác, có tên biểu đồ, chú thích (Thiếu tên, thiếu chú thích, khoảng cách năm không đúng tỉ lệ. Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm) 1.0 b. Nhận xét, giải thích * Nhận xét :Từ năm 1995 đến 2002: - Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng (CM = SL) - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số (dân số gấp 1,082 lần, sản lượng lương thực gấp 1,311 lần, bình quân lương thực theo đầu người gấp 1,212 lần) * Giải thích : - Do đẩy mạnh thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, chọn giống, có thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý tăng vụ, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính (đặc biệt là cây ngô đông) => sản lượng lương thực tăng nhanh - Do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình => dân số tăng chậm - Do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm => bình quân lương thực theo đầu người tăng 0.25 0.25 0.25 0.25 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ---- Hết ----
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_ngay_11_1_2016_na.doc